sán chó, bệnh sán chó, dấu hiệu bị sán chó, dấu hiệu bệnh sán chó, sán dây, giun lươn, Toxocara, Toxoplasma

Ký sinh trùng, xét nghiệm ký sinh trùng, trị bệnh sán chó, bệnh giun đũa chó toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bệnh ký sinh trùng mèo toxoplasma gondii, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay

thời gian điều trị, dấu hiệu bệnh, các dấu hiệu, biểu hiện

Cung cấp thông tin miễn phí về bệnh giun sán, giới thiệu nơi xét nghiệm, khám và điều trị bệnh giun sán trong máu, và các bệnh dị ứng ngứa khác, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay, trị bệnh sán chó, bệnh toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bác sĩ chuyên ngành ký sinh trùng với nhiều năm kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân tại TP HCM và các tỉnh phía nam.

Bệnh Sán Chó Có Nguy Hiểm Không Trị Bệnh Sán Chó Bao Lâu

  • 30/08/2019 - 02:17:52 PM
  • 5416

Tôi Xét Nghiệm Máu Bị Nhiễm Bệnh Sán Chó Chỉ Số Toxocara 1.34OD. Xin Bác Sỹ Cho Biết Bệnh Sán Chó Có Trị Dứt Hoàn Toàn Không? Thời Gian Trị Bệnh Sán Chó Bao Lâu. Tôi Nghe Nói Sán Chó Có Thể Lên Não Và Gây Tử Vong Nên Tôi Rất Hoang Mang Lo Lắng. Mong Bác Sỹ Giúp Đỡ.

Hình ảnh ấu trùng giun đũa chó (Sán chó) làm tổ trong não

Thông tin chung về bệnh sán chó Toxocara 

Bệnh giun đũa chó Toxocara hay còn gọi là bệnh sán chó do loài giun tròn ký sinh trong đường ruột của chó (toxocara canis) và mèo (toxocara cati). Được gọi là bệnh giun đũa chó hay bệnh sán chó.

Triệu chứng của bệnh sán chó là gì?

Những dấu hiệu và triệu chứng nhiễm bệnh sán chó là gì?

Các triệu chứng nhiễm bệnh sán chó ở mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào vị trí ấu trùng di chuyển và mức độ nghiệm trọng của bệnh.

Biểu hiện ở da: ngứa da, nổi mề đay, dị ứng da ngứa

Bệnh sán chó ở mắt: gây giảm thị lực, mờ mắt một hoặc hai bên

Bệnh sán chó ở nội tạng: mệt mỏi, kém ăn, làm việc mất tập trung, hay cáu gắt, đau đầu, liệt, ở não gây u não, nặng có thể dẫn tới tử vong

Nguyên nhân nhiễm bệnh sán chó là gì?

Nguyên nhân nào gây nhiễm bệnh sán chó

Nhiễm bệnh sán chó chủ yếu do

Thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh

Do môi trường ô nhiễm ấu trùng trong đất, trong không khí

Ấu trùng giun đũa chó (sán chó) ký sinh trong ruột chó và mèo là ký chủ chính. Sau khi chó, mèo phóng uế ra môi trường, phân của chúng có thể chứa ấu trùng và phát tán ra môi trường. Từ môi trường con người có thể lây nhiễm ấu trùng qua da do tiếp xúc với đất, qua niêm mạc mắt do bụi mang ấu trùng, qua ăn uống do sử dụng nguồn nước ô nhiễm, thực phẩm tái, rau sống…

Qua đó lý giải tại sao nhiều người không nuôi chó mèo những vẫn bị nhiễm bệnh sán chó.

 

Nhiễm bệnh giun đũa chó (sán chó) lâu ngày có thể gây bệnh chàm

Phương pháp chẩn đoán bệnh sán chó

Những phương pháp nào giúp chẩn đoán bệnh sán chó

Để chẩn đoán nhiễm bệnh sán chó, trước hết bác sĩ sẽ khám lâm sàng, nghe tim phổi, khám mắt, tìm dấu hiệu bất thường trên da…

Bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng cũng hỏi bạn về thói quen sinh hoạt, về dịch tễ môi trường sống để đánh giá yếu tố nguy cơ cho bạn. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán có nhiễm bệnh sán chó hay không. Các xét nghiệm bao gồm công thức máu, công thức bạch cầu, tốc độ máu lắng, CRP.

Huyết thanh chẩn đoán bệnh sán chó sử dụng phương pháp ELISA cho độ nhạy và độ đặc hiệu cao giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh sán chó trong máu một cách an toàn, hiệu quả, tương đối chính xác. Phương pháp này còn được áp dụng để chẩn đoán bệnh giun đầu gai, giun lươn, sán lá  gan lớn, ấu trùng sán gạo heo nhiễm ở trong máu.

Nên điều trị bệnh sán chó ở đâu?

Phương pháp điều trị bệnh sán, trị bệnh sán chó ở đâu, bao lâu dứt bệnh?

Sau khi có kết quả xét nghiệm, nếu nhiễm bệnh sán chó, bác sĩ sẽ kê toa về nhà điều trị mà không cần nằm viện.

Bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng sẽ điều trị bệnh sán chó bằng việc phối hợp các thuốc để nhanh chóng tiêu diệt con ấu trùng sán chó trong máu, hoặc trong mô. Sau khi ấu trùng chết cơ thể sẽ tự đào thải chúng ra ngoài, bạn sẽ không nhìn thấy ấu trùng vì cơ chế đào thải ấu trùng không ra ngoài theo phân mà theo cơ chế đại thực bào cơ thể tự dọn dẹp.

Bạn nên điều trị bệnh sán chó tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng vì ở đó bạn sẽ được khám, chẩn đoán và điều trị bác sĩ chuyên ngành.

Thời gian sử dụng thuốc trị sán chó từ một đến ba liệu trình, mỗi liễu trình từ 7 đến 15 ngày. Bác sĩ sẽ hẹn ngày tái khám, thông thường từ 1 đến 3 tháng sẽ dứt bệnh, một số trường hợp kèm theo ngứa da nổi mề đay dị ứng, sau khi trị bệnh giun sán cũng dứt bệnh ngứa.

U trong phổi ở bệnh nhân 45 tuổi xét nghiệm máu nhiễm giun đũa chó (sán chó) kèm theo bạch cầu toan tính tăng trên 30%

Nhiễm bệnh sán chó có nguy hiểm không?

Phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh sán chó không nguy hiểm nếu phát hiện sớm, điều trị sớm. Những trường họp nhiễm bệnh sán chó lâu ngày không được điều trị có thể gây các biến chứng nguy hiểm sau:

Nhiễm sán chó thể ấu trùng di chuyển nội tạng, thường gặp ở người lớn

Thể thần kinh cơ: Nhức đầu, sưng đau cơ, yếu nửa người, liệt, co giật, chóng mặt, động kinh, viêm não – màng não.

Thể ngoài da : Nổi cục u dưới da, nổi mề đay, sưng phù một vùng da.

Thể hô hấp : Tràn dịch màng phổi, ho kéo dài. Lâu ngày không được điều trị tạo u trong phổi và có thể gây ung thư phổi

Nhiễm sán chó thể ấu trùng di chuyển đến mắt, thường gặp ở trẻ em

Viêm màng bồ đào, bệnh thường biểu hiện trên lâm sàng với 3 hình ảnh : viêm mủ nội nhãn nội sinh, u hạt cực sau vùng hoàng điểm hoặc giữa gai thị - hoàng điểm và u hạt ở võng mạc.

Phải nghĩ đến nhiễm bệnh sán chó ngay ở một trẻ viêm màng bồ đào một mắt, với hình ảnh đáy mắt có ổ tổn thương ở hoàng điểm hoặc ở võng mạc chu biên. Vì hầu hết các trường hợp có biểu hiện là mờ mắt, không đau, không viêm đỏ, nên khó phát hiện sớm.

Nhiều trường hợp nhiễm sán chó trong mắt gây viêm sung huyết đỏ thường kèm ngứa, thường được bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán chung chung là viêm kết mạc dị ứng.

Bệnh sán chó dự phòng như thế nào?

Những việc nên làm để dự phòng bệnh sán chó ở trẻ em

Không cho trẻ nghịch đất, ăn đất, mút tay. Nếu không thể, chỉ nên cho trẻ chơi ở những nơi không có chó mèo lui tới. Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay trước khi ăn.

Những việc nên làm để dự phòng nhiễm bệnh sán chó ở người lớn

Ăn chín uống sôi, không nên ăn thịt cá tái sống hay tái các món lòng heo, gà, thỏ, cừu…

Rửa rau sạch dưới vòi nước để loại bỏ ấu trùng sán chó có thể dính trên lá rau

Mang bao tay và dụng cụ bảo hộ khi tiếp xúc với đất

Với những người nuôi chó sau khi chó phóng uế ra môi trường cần dọn phân chó, không để phân cho vương vãi ra môi trường.

Những việc nên làm để dự phòng bệnh sán chó đối với trẻ em và người lớn

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với chó mèo, đặc biệt chó mèo là con vật cưng. Nếu không thể, nên xổ giun định kỳ cho chó mèo.

Nuôi chó mèo không nên thả rông để làm giảm bớt ô nhiễm môi trường giảm tình trạng nhiễm bệnh sán chó ở cộng đồng. 

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI

CHUYÊN VỀ NGỨA DA VÀ GIUN SÁN

Mẩn ngứa da, dị ứng, mề đay do giun sán

ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội

 BS Tư Vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318

Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 20h. Nghỉ ngày CN

 

 

Giới thiệu

PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA CHUYÊN KHOA NỘI KÝ SINH TRÙNG CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN

ĐC: 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội ĐT: 0985294298 - Tổng đài: 02473001318

Sở Kế Hoạch Đầu Tư: 0312466011-001/SKHĐT-HNO

Mở cửa từ thứ 2 đến thứ 7,  từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều

Bài Viết Của Chúng Tôi Mang Tính Chất Tham Khảo, Không Thay Thế Cho Việc Chẩn Đoán Và Điều Trị.

 

 

2022 Copyright © Bản quyền thuộc PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI. Designed by Nina Co., Ltd
Mạng xã hội:
Liên kết 4Liên kết 3FBYoutube
Back to Top
Zalo
Zalo