Bệnh sán chó: những điều cần biết về bệnh sán chó
- 03/02/2020 - 04:16:35 PM
- 1771
Bệnh sán chó Toxocara ở người là gì?
Bệnh ấu trùng giun đũa chó toxocara hay còn gọi là bệnh sán chó do loài giun tròn ký sinh ở người thường được tìm thấy trong ruột của chó (Toxocara canis) và mèo (T. cati). Do tỷ lệ nhiễm cao do lây nhiễm từ chó nên thường gọi là bệnh sán chó.
Sán chó sau khi nhiễm sẽ vào máu có thể gây nên các phản ứng dị ứng
Ai là người có nguy cơ nhiễm bệnh sán chó?
Bất cứ ai cũng có thể bị lây nhiễm bệnh sán chó Toxocara. Nguy cơ cao là trẻ nhỏ và những người nuôi chó hoặc mèo.
Những người thường ăn rau sống, thịt động vật tái sống, người làm vườn, người chơi thể thao tiếp xúc với đất, cát nhiễm ấu trùng Toxocara đều có nguy cơ nhiễm bệnh sán chó.
Ước tính có khoảng 20% dân số Việt Nam có kháng thể dương tính đối với Toxocara, có nghĩa là hàng chục triệu người Việt Nam có thể đã tiếp xúc hoặc đang nhiễm bệnh sán chó Toxocara. Ở nước Anh con số này xấp xỉ 10 %, ước tính ở Mỹ là 14% dân số
Quá trình lây nhiễm sán chó từ động vật sang người
Sán chó lây nhiễm qua đường nào?
Sán chó Toxocara lây nhiễm cho con người qua đường tiêu hóa, qua da và qua niêm mạc. Phân của chó, mèo khi bị nhiễm ấu trùng sán chó Toxocara sẽ phát tán ra môi trường, bạn và người thân có thể bị nhiễm sán chó do vô tình nuốt phải ấu trùng qua ăn uống, qua da khi chơi thể thao, qua kẽ ngón chân bị trầy xước khi đi trên cát không mang dép hoặc làm vườn tiếp xúc với đất cát nhiễm ấu trùng từ phân chó, mèo
Dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó Toxocara là gì?
Ấu trùng sán chó Toxocara khi nhiễm vào cơ thể sẽ đi vào máu chu du khắp cơ thể, gây bệnh đến gan, tim, phổi, mắt, não,…Thời gian để phát bệnh và dấu hiệu triệu chứng ở mỗi người là khác nhau. Do đó dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó không dễ dàng đối với những trường hợp mới nhiễm. Một số trường hợp nhiễm sán chó lâu ngày có thể có một hoặc các biểu hiện sau:
Ảnh hưởng của bệnh sán chó đến da: gây mẩn ngứa da, nổi mề đay dị ứng giống bệnh da liễu.
Ảnh hưởng của bệnh sán chó mắt: gây giảm thị lực mắt, mắt nhìn mờ một hoặc hai bên
Ảnh hưởng của bệnh sán chó đến cơ quan nội tạng: gây mệt mỏi, kém ăn, thay đổi tính tình hay cáu gắt, đau đầu, hay quên, liệt, thậm chí dẫn tới tử vong
Chẩn đoán sớm bệnh sán chó Toxocara bằng cách nào?
Xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh sán chó Toxocara định kỳ mỗi 6 tháng đến 1 năm một lần cho cả người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. Nên làm xét nghiệm miễn dịch OD loại trừ phản ứng chéo, dương tính giả. Hoặc xét nghiệm ngay khi bị ngứa da điều trị da liễu không hiệu quả
Cần lưu ý gì khi điều trị bệnh sán chó Toxocara?
Bệnh sán chó Toxocara hiện nay điều khỏi hoàn toàn nếu người bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị đúng tuyến với bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm trong lĩnh vực ký sinh trùng giun sán.
Nguyên tắc điều trị bệnh sán chó là dựa vào tình trạng bệnh để điều chỉnh thuốc phù hợp, cần phối hợp một số thuốc chuyên khoa để tăng tác dụng hiệp đồng, giúp tăng khả năng hấp thu thuốc vào ấu trùng qua đó sẽ tiêu diệt được chúng, áp dụng cho những trường hợp ấu trùng di chuyển nội tạng có biểu hiện phản ứng viêm hoặc dị ứng.
Những lưu ý đối với người bệnh là nên tuân thủ liệu trình điều trị, kiêng cữ bia rược, cà phê, thuốc lá trong thời gian chữa trị
Đối với bác sĩ cần khai thác kỹ tiền sử bệnh nhân và yếu tố dịch tễ, hiểu rõ được những chống chỉ định khi dùng một số thuốc chuyên khoa khi điều trị bệnh sán chó Toxocara cho người bệnh
Đối với những bệnh nhân có tiền sử viêm gan mạn, phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần cân nhắc kỹ trước khi điều trị. Nếu thật cần thiết thì nên có những liệu trình điều trị riêng.
Bệnh sán chó Toxocara điều trị bao lâu, khi nào tái khám xét nghiệm lại?
Bệnh sán chó Toxocara điều trị từ 1 đến 3 lần, mỗi lần uống thuốc từ 7 đến 15 ngày. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ hẹn tái khám nghiệm lại sau 1,2,3 tháng. Không nên sử dụng thuốc quá ngắn hoặc quá dài, nên hẹn ngày tái khám xét nghiệm lại cụ thể để người nắm được và thực hiện.
Khi kê toa điều trị cho người bệnh nhiễm sán chó Toxocara, bác sĩ nên giải thích rõ tình trạng, mức độ bệnh, bệnh có trị khỏi hay không, thời gian điều trị bao lâu, khi nào xét nghiệm lại để bệnh nhân yên tâm.
Cách phòng bệnh sán chó Toxocara như thế nào?
Nên tẩy giun định kỳ cho chó, mèo và vật nuôi, xử lý phân của chó, mèo và vật nuôi chôn vùi hoặc cho vào thùng rác để đúng nơi quy định
Nên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng trước khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc với chó, mèo hoặc vật nuôi
Hướng dẫn trẻ về tầm quan trọng trong việc rửa tay để ngăn ngừa nhiễm bệnh giun sán và các bệnh dịch khác
Không nên cho trẻ em chơi trong những khu vực được bị dính phân hoặc lông vật nuôi chó, mèo
Vệ sinh, làm sạch khu vực chó, mèo, vật nuôi sinh sống ít nhất một tuần một lần
Liên hệ điều trị bệnh sán chó tại Phòng khám chuyên khoa Nội ký sinh trùng Ánh Nga, địa chỉ số 74 Trần Tuấn Khải, phường 5, quận 5, TP. HCM. Hoặc số liên hệ bác sĩ Đặng Nga điện thoai: 0947232062 để được tư vấn.
- Có thể bạn quan tâm
- Dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó Toxocara ở người15387
- Cách triệu chứng gợi ý dấu hiệu của bệnh sán chó ở người73493
- Dấu hiệu bệnh sán chó: Những điều cần biết17967
- Dấu hiệu bệnh giun sán chó ở người và cách phát hiện4483
- Cách Trị Bệnh Sán Chó Tại Nhà | Nhanh Không Cần Nằm Viện80239
- Điều Trị Bệnh Sán Chó Có Tốn Nhiều Tiền Không9505
- Điều trị bệnh sán chó ở đâu: Thời gian trị bệnh sán chó bao lâu7741
- 12 Điều Nên Biết Về Bệnh Sán Chó Ở Người | Bác Sĩ Tư Vấn11213
- Cách Phát Hiện Bệnh Sán Chó | Bác Sĩ Giun Sán4582
- Bệnh sán chó: tẩy giun định kỳ đầy đủ tại sao vẫn nhiễm bệnh sán chó11172