Điều Trị Bệnh Giun Đũa Chó Có Khỏi Bệnh Ngứa Da Không?
- 12/05/2020 - 10:57:56 AM
- 20067
Câu hỏi: Em bị mẩn ngứa da khắp người khoảng 2 tuần nay. Bác sĩ cho em hỏi có phải nhiễm bệnh sán chó thường gây ngứa da không? Cảm giác châm chích rần rần dưới da có phải do sán chó không? Dấu hiệu của bệnh sán chó thường gặp là gì? Phát hiện bệnh sán chó bằng cách nào? Chữa trị ở đâu, thời gian bao lâu? Em cảm ơn bác sĩ. Ng. H. Nhung
Chào bạn Nhung, qua câu hỏi của bạn chúng tôi trả lời bạn như sau:
Thông tin chung về bệnh sán chó
Bệnh giun đũa chó/mèo Toxocara spp lây nhiễm cho người là dạng ấu trùng ký sinh ở chó và mèo nhiễm ấu trùng phát tán ra môi trường. Người bị nhiễm do vô tình nuốt phải trứng sán chó chứa ấu trùng có trong thực phẩm và nguồn nược. Tỷ lệ nhiễm bệnh từ chó hơn ở mèo và các động vật khác nên thường gọi là bệnh sán chó.
Các dấu hiệu bệnh sán chó là gì?
Những dấu hiệu bệnh sán chó thường có các đặc điểm sau:
Dấu hiệu bệnh sán chó Toxocara thường gặp là mẩn ngứa da dị ứng giống như bệnh da liễu, tùy cơ địa của từng người mà có các tổn thương ở da nặng nhẹ khác nhau.
Đau nhức đầu có tính chất kéo dài và không rõ căn nguyên. Có thể đau nửa đầu hoặc là vùng đỉnh đầu, vùng trán, thái dương, có khi đau khắp đầu, cũng là dấu hiệu bệnh sán chó thường gặp.
Nhiễm sán chó gây đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu. Nhiễm sán chó có thể gây sốt có thể sốt nhẹ, khàn giọng hoặc thở khò khè dạng suyễn. Đau nhức cơ thể, đau mỏi khắp người, cảm giác tê bì tay chân.
Ngoài ra các dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó có thể kèm theo như đau tức vụng mạng sườn phải, gan to, siêu âm có u gan, ổ viêm trong gan, viêm phổi, tổn thương mắt, giảm hoặc mất thị lực. Nhiễm sán chó thể ấu trùng trùng di chuyển dưới có thể gây cảm giác châm chích rần rần dưới da.
Sán chó không chỉ gặp ở nông thôn mà ngay ở thành phố cũng rất nhiều trường hợp nhiễm bệnh. Phần lớn những trường hợp nhiễm bệnh sán chó thường không được chẩn đoán sớm là do các dấu hiệu của bệnh sán chó giống với các bệnh lý khác nên dễ chủ quan bỏ sót.
Trường hợp của bạn bị mẩn ngứa da khắp người khoảng hai tuần nay, có thể bạn chưa cần thiết phải xét nghiệm giun sán. Hãy tập trung chữa trị theo hướng dị ứng thông thường thay vì xét nghiệm máu gây tốn kém lãng phí, khuyên bạn nên sử dụng thuốc chống dị ứng mua tại địa phương hoặc chỉ cần thay loại sữa tắm bạn đang dùng là có thể hết ngứa.
Nên xét nghiệm bệnh giun sán khi ngứa kéo dài trên 6 tuần và đã nhiều lần uống thuốc dị ứng hoặc chữa trị da liễu nhưng không hiệu quả.
Một số hình thái mẩn ngứa da do nhiễm bệnh sán chó Toxocara
Thời gian điều trị nhiễm bệnh sán chó
Bệnh sán chó Toxocara nếu được phát hiện sớm và chữa trị sớm sẽ khỏi bệnh nhanh chóng và các dấu hiệu bệnh sán chó gây ra sẽ được cải thiện sau 5 đến 7 ngày sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng. Tuy nhiên nếu để tình trạng nhiễm bệnh lâu ngày các dấu hiệu của bệnh sán chó có thể trở nặng sẽ khó khăn cho việc điều trị nội khoa và có nguy cơ tổn thương nội tạng cần tới phẫu thuật.
Phát hiện sớm dấu hiệu bệnh sán chó qua xét nghiệm máu và các dấu hiệu triệu chứng lâm sàng để điều trị sớm khi chưa có biến chứng có thể chấm dứt tình trạng mẩn ngứa sau khi điều trị một đợt ngắn ngày. Trường hợp nhiễm ấu trùng số lượng nhiều có tổn thương nội tạng cần thời gian điều trị từ hai đến ba đợt, mỗi đợt sử dụng thuốc từ 5 đến 15 ngày và giảm liều sau khi bệnh đã thuyên giảm.
Điều trị bệnh sán chó giúp cải thiện tình trạng mẩn ngứa
Chẩn đoán bệnh sán chó Toxocara bằng cách nào?
Xét nghiệm máu bằng phương pháp miễn dịch ELISA OD tìm kháng thể Anti-Toxocara spp IgG trong máu là phương pháp chẩn đoán bệnh giun sán nói chung và bệnh sán chó Toxocara nói riêng có độ nhạy độ đặc hiệu cao, phương pháp này thường được triển khai tại các phòng khám chuyên khoa về bệnh giun sán giúp chẩn đoán sớm bệnh sán chó Toxocara và có thể phát hiện ngay cả khi chưa xuất hiện dấu hiệu bệnh giun sán chó trên lâm sàng.
Khám thực thể lâm sàng và khai thác các yếu tố nguy cơ nơi người bệnh sinh sống như: điều kiện môi trường, thói quen nuôi chó thả rông có hay không để đánh giá yếu tố dịch tễ là một kênh quan trọng bổ sung cho chẩn đoán.
Phân tích các chỉ số như yếu tố viêm, yếu tố dị ứng, tỷ lệ bạch cầu toan tính để đánh giá tình trạng mức độ bệnh, bệnh nhiễm trước đây nhưng đã ổn định hay bệnh đang tiến triển. Ngoài ra có thể chụp MRI sọ não, siêu âm gan khi cần thiết.
Tại sao nhiễm bệnh sán chó thường gây ngứa da?
Sau khi nhiễm vào cơ thể con người, ấu trùng sán chó Toxocara sẽ di chuyển theo hệ tuần hoàn khắp cơ thể có thể mất vài tuần, vài tháng hay nhiều năm mới xuất hiện các dấu hiệu bệnh sán chó ở người. Quá trình di chuyển trong dòng máu, ấu trùng sán chó Toxocara tiết ra độc tố gây nên các triệu chứng mẩn ngứa da dị ứng giống như bệnh da liễu.
Biểu hiện ở da khi nhiễm bệnh sán chó là ngứa nhiều lần, từng cơn hoặc ngứa liên tục, kéo dài, có trường hợp thì nổi mề đay mẩn đỏ nhưng không ngứa… các dấu hiệu bệnh sán chó ở người thường tái đi tái lại, khi uống thuốc dị ứng thì bớt ngứa nhưng sau khi hết tác dụng của thuốc thì ngứa xuất hiện trở lại. Các dấu hiệu bệnh sán chó thường được cải thiện rõ sau khi sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng.
Quá trình ấu trùng sán chó Toxocara xâm nhập vào cơ thể
Sán chó Toxocara nhiễm bệnh cho người có nguy hiểm không?
Nhiễm bệnh sán chó chó thể gây tử vong nhưng tỷ lệ thấp. Nếu xuất hiện các dấu hiệu triệu chứng như mệt mỏi, mẩn ngứa kéo dài tái đi tái lại uống thuốc ngứa không cải thiện thì nên quan tâm đến chữa trị triệt để ấu trùng trong máu để phòng những nguy hiểm tiềm tàng..., khi số lượng ấu trùng trong cơ thể cao sẽ có nguy cơ ấu trùng trú ngụ ở gan, phổi, hệ thần kinh, mắt và não. Nặng có thể gây áp xe gan, u gan, hoại tử gan, viêm não tổn thương thần kinh trung ương.
Dấu hiệu bệnh sán chó tổn thương mắt gây giảm thị lực 1 bên hoặc 2 bên mắt, đôi khi có thể lác lé mắt, mây. Có trường hợp nặng có thể có thể dẫn tới bệnh nặng về mắt.
Nhiễm bệnh sán chó Toxocara thể ấu trùng di chuyển nội tạng, có thể có các dấu hiệu tổn thương thần kinh trung ương khi ấu trùng di chuyển đến não thường gọi là bệnh sán não gây ra các biến chứng nguy hiểm tiềm tàng.
Trường hợp của bạn có cảm giác châm chích ngứa rần rần trên da là một trong những hội chứng của nhiễm bệnh giun sán cần được thăm khám kỹ lưỡng rồi chứa trị.
Để thăm khám và chữa tri triệt để bệnh giun sán bạn có thể tới phòng khám ký sinh trùng hoặc liên hệ Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng Ánh Nga tại Hà Nội, để được hỗ trợ xét nghiệm và chữa trị dứt điểm bệnh sán chó Toxocara. Ánh Nga là phòng khám chuyên về bệnh giun sán, do các bác sĩ trong ngành ký sinh trùng thành lập. Đáp ứng nhu cầu khám, xét nghiệm và điều trị bệnh giun sán, các bệnh mẩn ngứa da, nổi mề đay, dị ứng do giun sán.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi, chúc bạn sớm khỏe.
Bác Sĩ. Trần Nam Hải
Phòng khám Ký sinh trùng Ánh Nga
- Có thể bạn quan tâm
- Bị Mẩn Ngứa Do Nhiễm Sán Chó Trong Máu, Người Phụ Nữ Đầu Hàng Vì Trị Nhiều Lần Không Khỏi
2638
- Điều Trị Bệnh Sán Chó Có Khỏi Bệnh Ngứa Da Không?
4438
- Địa Chỉ Điều Trị Bệnh Giun Sán Chó Uy Tín Tại Hà Nội
25044
- Dấu hiệu bệnh giun sán chó ở người và cách phát hiện
6130
- Bệnh Sán Chó Những Điều Cần Biết Về Bệnh Sán Chó
4859
- Thời Gian Trị Bệnh Giun Sán Chó Mèo Bao Lâu?
1219
- Cách triệu chứng gợi ý dấu hiệu của bệnh sán chó ở người
79785
- Bệnh Sán Chó Có Mang Thai Được Không?
7513
- Dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó Toxocara ở người
17334
- Điều trị bệnh sán chó ở bệnh viện nào
142666