Nghiên Cứu Chỉ Số Xét Nghiệm Máu Bệnh Giun Đũa Chó Mèo Toxocara
- 26/09/2019 - 11:03:49 AM
- 10187
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HÓA, HUYẾT HỌC
TRÊN NHỮNG BỆNH NHÂN NHIỄM ẤU TRÙNG TOXOCARA SPP
Tóm tắt đề tài nghiên cứu bệnh giun đũa chó/mèo
Đặt vấn đề: Đứng trước tình hình ký sinh trùng từ động vật lây sang người như Toxocara spp. ngày càng được xã hội quan tâm, nhất là hiện nay chưa có một “tiêu chuẩn vàng” trong việc chẩn đoán bệnh này, từ đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá được phần nào mối liên quan giữa yếu tố cận lâm sàng với những bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng đường ruột mà ở đây là giun đũa chó/mèo Toxocara spp.
Kết quả đề tài nghiên cứu bệnh giun đũa chó/mèo:
Kết quả 21% các trường hợp có huyết thanh dương tính với Toxocara sp có tăng số lượng bạch cầu trong máu, 30% các trường hợp nhiễm Toxocara sp có tăng số lượng bạch cầu ái toan trong máu. Những trường hợp nhiễm Toxocara sp có AST, ALT cao hơn là trường hợp không nhiễm và những thay đổi về chỉ số huyết học và sinh hóa không khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các hiệu giá kháng thể.
Kết luận nghiên cứu đề tài bệnh giun đũa chó/mèo
Số lượng bạch cầu, bạch cầu ái toan, ALT và AST được sử dụng để củng cố thêm cho chẩn đoán
nhiễm Toxocara spp ngoài hiệu giá kháng thể của ELISA.
Từ khóa: Giun đũa chó/mèo, bạch cầu ái toan, ALT, AST.
Đặt vấn đề đề tài nghiên cứu bệnh giun đũa chó/mèo
Với điều kiện khí hậu ở vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam thì các bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là ký sinh trùng ký sinh và gây bệnh ở hệ tiêu hóa lưu hành khá phổ biến ở khu nhiệt đới và cận nhiệt đới, đồng thời được xem là bệnh thường gặp tại những nước đang phát triển hoặc kém phát triển.
Các bệnh từ động vật lây sang người (zoonosis) ngày càng được chú trọng do con đường phát triển trong người thường đi vào ngõ cụt nên khó chẩn đoán bằng các kỹ thuật thường quy như xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng, mà phải nhờ đến các kỹ thuật miễn dịch
Các kỹ thuật này ngày càng hoàn thiện nên phát hiện bệnh nhiều hơn. Trong các bệnh trên có bệnh do ấu trùng giun đũa chó, mèo mà bệnh cảnh lâm sàng ở người nhiều khi không có triệu chứng rõ ràng và không xét nghiệm tìm ký sinh trùng trong phân được.
Theo điều tra khảo sát tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó Toxocara ở xã Thạnh Tân, thị xã Tây Ninh năm 2009 cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính với Toxocara canis là 20,6%, điều tra tại 2 xã Chư Pả và H‘ Bông, tỉnh Gia Lai cho thấy tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo là 50% (Nguyễn Thị Khả Ái và cs., 2009; Phan Anh Tuấn và cs., 2006)
Để đánh giá được phần nào mối liên quan giữa yếu tố cận lâm sàng với những bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng đường ruột mà ở đây là giun đũa chó/mèo Toxocara sp, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá một số chỉ số sinh hóa, huyết học trên những bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo Toxocara spp”.
Đối tượng nghiên cứu đề tài bệnh giun đũa chó/mèo
Bệnh nhân có độ tuổi từ 18 tuổi trở lênđược xác định là nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo Toxocara spp bằng phương pháp chẩn đoán huyết thanh miễn dịch ELISA
Cỡ mẫu: 200 mẫu (gồm 100 bệnh nhân có huyết thanh được xác định là dương tính với ấu trùng giun đũa chó/mèo Toxocara spp và 100 bệnh nhân có huyết thanh âm tính với ấu trùng giun đũa chó/mèo Toxocara spp).
Phương pháp thu thập mẫu đề tài nghiên cứu bệnh giun đũa chó/mèo
Huyết thanh: Lấy 1ml máu tĩnh mạch cho vào tube nắp đỏ, quay ly tâm ở tốc độ 3500 vòng/ phút trong 10 phút. Hút dịch nổi ở trên thu được huyết thanh. Huyết thanh sau khi được ly tâm cho vào tube eppendorf và được bảo quản ở 0°C trong 48 giờ. Tiến hành phương pháp chẩn đoán huyết thanh miễn dịch ELISA trong 1 – 48 giờ sau khi tách huyết thanh.
Phương pháp phân tích đề tài nghiên cứu bệnh giun đũa chó/mèo
Xét nghiệm công thức máu (bằng máy huyết học 18 thông số Celltac α, Nihon Koden + soi lam): Số lượng bạch cầu bình thường: 4,0 – 9,0 × 103 /µl máu. Xác định tỷ lệ bạch cầu ái toan (Eosinophil) bằng cách lấy máu giọt mỏng, nhuộm giêm sa, soi lam và tính theo công thức: % Eosinophil = (Số Eosinophil đếm được/100 bạch cầu) × 100%
Sau khi đếm tỷ lệ bạch cầu ái toan trên giọt máu mỏng được nhuộm Giemsa, sau đó quy ra số lượng tuyệt đối dựa vào số lượng bạch cầu. Tỷ lệ bạch cầu ái toan bình thường: 1–4 %,
Số lượng bạch cầu ái toan bình thường: 40 – 350/ µl máu. Các mức độ tăng bạch cầu ái toan: nhẹ (350 – 1500/µl máu), trung bình (> 1500 – 5000/µl máu), cao (> 5000/µl máu) (Franklin và cs., 1998)
Xét nghiệm sinh hóa máu (bằng máy sinh hóa tự động A15 của Biosystem)
- Giá trị AST bình thường: 0 – 40 U/L
- Giá trị ALT bình thường: 0 – 41 U/L
Xét nghiệm Toxocara sp bằng kỹ thuật ELISA gián tiếp. Sử dụng bộ kit 96 giếng chẩn đoán Toxocara spp của Cty Việt Sinh.
Quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu bệnh giun đũa chó/mèo
- Kháng nguyên đã được gắn sẵn vào giếng.
- Rửa 5 lần bằng dung dịch rửa.
- Thêm kháng thể (trong huyết thanh bệnh nhân).
- Ủ ở 45ºC trong 30 phút, rửa 5 lần dung dịch rửa.
- Bổ sung thêm kháng kháng thể có gắn enzyme.
- Ủ ở 45ºC trong 30 phút, rửa 5 lần dung dịch rửa.
- Thêm cơ chất tạo màu.
- Cho chất ngừng phản ứng.
- Đọc kết quả sau 5- 30 phút.
Kết luận nội dung nghiên cứu:
Đọc kết quả bằng cách quan sát màu của giếng bệnh nhân so với màu của giếng chứng âm và chứng dương.
- Âm tính: Màu giếng bệnh nhân bằng màu chứng âm.
- Dương tính: Nếu màu giếng bệnh nhân bằng màu chứng dương
Ghi hiệu giá kháng thể là 1/3200, nếu nhạt hơn màu chứng dương, ghi hiệu giá kháng thể là 1/1600, nếu nhạt hơn nữa ghi hiệu giá kháng thể là 1/800.
Xử lý số liệu đề tài
- Sau khi thu thập số liệu, tất cả các số liệu hợp lệ sẽ được thống kê phân tích để đánh giá.
- Các phép thống kê mô tả sẽ được dùng để tính các yêu cầu của đề tài.
- Nhập số liệu bằng Epi Data và xử lý số liệu bằng phần mềm STATA 10.0.
Kết quả nghiên cứu như sau:
Mối liên quan giữa các chỉ số huyết học với tình trạng nhiễm Toxocara spp.
Số lượng bạch cầu ở bệnh nhân nhiễm Toxocara spp
Số lượng bạch cầu ở những bệnh nhân nhiễm Toxocara spp (N= 100).
Bệnh nhân nhiễm Toxocara spp Tần suất Tỷ lệ (%)
Có số lượng bạch cầu ở mức bình thường 79 79
Có số lượng bạch cầu tăng 21 21
Nhận xét: trong 100 bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo Toxocara spp có 21 trường hợp bệnh nhân có số lượng bạch cầu tăng (mức tăng cao nhất là 16.800/µl), 79 trường hợp còn lại bạch cầu ở mức bình thường.
Số lượng bạch cầu ái toan ở bệnh nhân nhiễm Toxocara spp. Số lượng bạch cầu ái toan ở bệnh nhân nhiễm Toxocara spp (N=100). Bệnh nhân nhiễm Toxocara spp Tần suất Tỷ lệ (%). Có số lượng bạch cầu ái toan ở mức bình thường 70 70%. Có số lượng bạch cầu ái toan tăng 30 30%. Mức tăng bạch cầu ái toan trên những bệnh nhân nhiễm Toxocara spp. Bệnh nhân nhiễm Toxocara spp có số lượng bạch cầu ái toan tăng.
Tần suất Tỷ lệ (%)
Có số lượng bạch cầu ái toan tăng nhẹ (350 – 1500/µl) 29 96,67
Có số lượng bạch cầu ái toan tăng trung bình (>1500 - 5000/µl) 1 3,33
Có số lượng bạch cầu ái toan tăng cao (>5000/µl) 0 0
Nhận xét: trong 100 bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo Toxocara spp có 68 trường hợp còn lại bạch cầu ái toan ở mức bình thường,
Trong 30 trường hợp bệnh nhân có số lượng bạch cầu ái toan tăng thì 29 trường hợp là tăng ở mức nhẹ. Có 1 trường hợp mức tăng cao nhất là 2030/ µl nhưng cũng chỉ ở mức tăng trung bình. Mối liên quan giữa các số lượng bạch cầu, bạch cầu ái toan với tình trạng nhiễm Toxocara spp của bệnh nhân
Mối liên quan giữa số lượng bạch cầu, bạch cầu ái toan với tình trạng nhiễm Toxocara spp của bệnh nhân. Số lượng bạch cầu (×103 /µl). Số lượng bạch cầu ái toan (×103 /µl)
Bệnh nhân nhiễm Toxocara spp. 7,67 ± 2,44 3,15± 3,94
Bệnh nhân không nhiễm nhiễm Toxocara spp. 7,04 ± 1,49 1,37± 2,08 P 0,0015 0.0000
Nhận xét nội dung nghiên cứu: số lượng bạch cầu và bạch cầu ái toan của những bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo và
những bệnh nhân không nhiễm có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê học (P< 0,05). Số lượng bạch cầu và bạch cầu ái toan tăng ở những bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo. Mối liên quan giữa bạch cầu ái toan và hiệu giá kháng thể của những bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo Toxocara spp.
Hiệu giá kháng thể trên những bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo Toxocara spp
(N=100). Mức hiệu giá kháng thể Tần suất. Tỷ lệ 1/800 07 07 % - 1/1600 24 24% - 1/3200 69 69%
Nhận xét: kết quả cho thấy bệnh nhân nhiễm
ấu trùng giun đũa chó, mèo hiệu giá 1/800, 1/1600, 1/3200 lần lượt chiếm tỷ lệ là 7%, 24% và 69%. Điều này cho ta thấy đa số bệnh nhân bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó, mèo ở mức hiệu giá kháng thể là 1/3200.
Mối liên quan giữa số lượng bạch cầu, bạch cầu ái toan Eosinophil và hiệu giá kháng thể của những bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo Toxocara spp.
Hiệu giá kháng thể Số lượng bạch cầu (×103/µl) Số lượng bạch cầu ái toan (×103 / µl) 1/800 6,70 ±1,80 0,18±0,11 - 1/1600 7,40 ±2,40 - 0,36± 0,45 - 1/3200 7,80 ±2,50 0,30± 0,25. P 0.4512 0.3731
Nhận xét: cho thấy số lượng bạch cầu và bạch cầu ái toan ở những bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo ở những hiệu giá kháng thể 1/800, 1/1600 và 1/3200 không có sự khác biệt về mặt thống kê học (P>0,05). Mối liên quan giữa các chỉ số sinh hóa với tình trạng nhiễm Toxocara spp.
Mối liên quan giữa các chỉ số sinh hóa (AST, ALT) với tình trạng nhiễm Toxocara spp. của bệnh nhân.
AST (U/L) ALT (U/L).
Bệnh nhân nhiễm Toxocara spp 25.31±10,88 24.84± 15,91. Bệnh nhân không nhiễm Toxocara spp 20.95± 6,69 20.34± 9,61 - P 0,0004 0,0082
Nhận xét: kết quả cho ta thấy chỉ số AST, ALT của những bệnh nhân nhiễm bệnh giun đũa chó mèo và những bệnh nhân không nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê học (P<0,05). Chỉ số AST, ALT tăng ở những bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo. Điều này có thể giải thích được là ấu trùng giun đũa chó mèo di chuyển đến gan và gây ra các tổn thương về gan dẫn đến việc men gan tăng.
Bàn luận đề tài nghiên cứu bệnh giun đũa chó/mèo
Giới hạn của nghiên cứu này: đây là nghiên cứu cắt ngang, chưa theo dõi được diễn tiến các chỉ số bạch cầu, bạch cầu ái toan, AST và ALT cũng như hiệu giá kháng thể một thời gian sau khi bệnh nhân được điều trị. Số lượng bệnh nhân dương tính với ELISA Toxocara spp còn ít nên có thể các kết quả chưa phản ánh đúng bệnh cảnh lâm sàng của bệnh do Toxocara spp. Triệu chứng lâm sàng của bệnh do Toxocara không đặc hiệu cho bệnh.
Chẩn đoán xác định thường phải dựa vào test ELISA, nhưng test ELISA thực hiện một lần không cho biết là đã mắc hay đang mắc vì test ELISA sử dụng là phương pháp gián tiếp xác định kháng nguyên mà cơ thể bị nhiễm thông qua kháng thể IgG.
Do đó phải dựa vào các chỉ số huyết học, sinh hoá khác như số lượng bạch cầu nói chung và nhất là bạch cầu ái toan vì thường nhiễm ký sinh trùng có sự gia tăng bạch cầu ái toan tăng số lượng bạch cầu trong máu và 30% có
tăng bạch cầu ái toan.Ngoài ra những trường hợp nhiễm Toxocara spp có men gan ALT và AST cao hơn những trường hợp không nhiễm. Do trong chu kỳ phát triển của ấu trùng Toxocara có giai đoạn ấu trùng chưa trưởng thành di chuyển đến các mô do đó nó có thể lâm sàng kinh điển là “hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng” (VLM) và tuỳ thuộc vào số lượng ấu trùng, trong hội chứng VLM người bệnh có thể bị sốt, ho, khò khè, đau bụng, gan to…
Như vậy số lượng bạch cầu, bạch cầu ái toan, ALT và AST có thể củng cố thêm cho chẩn đoán nhiễm Toxocara spp ngoài hiệu giá kháng thể của ELISA.
Kết luận đề tài nghiên cứu bệnh giun đũa chó/mèo
Các trường hợp nhiễm Toxocara spp có 21% tăng số lượng bạch cầu và có 30% tăng số lượng bạch cầu ái toan trong máu. Những trường hợp nhiễm Toxocara spp có ALT và AST cao hơn bình thường. Những thay đổi về huyết học và sinh hoá trên không khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các hiệu giá kháng thể Toxocara spp.
Kiến nghị đề tài nghiên cứu bệnh giun đũa chó/mèo
Tiếp tục nghiên cứu với số lượng cỡ mẫu lớn hơn. Tuy số lượng bạch cầu và bạch cầu ái toan cũng có giá trị trong chẩn đoán giun đũa chó/mèo nhưng không nên tin tưởng vào duy chỉ xét nghiệm bạch cầu ái toan mà đề ra quyết định bệnh. Bởi lẽ chỉ số bạch cầu ái toan tăng cao không chỉ do một nguyên nhân mà có thể cùng lúc đa yếu tố và đa bệnh lý tác động. Để chẩn đoán chính xác bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo cần phải phối hợp tiêu chuẩn lâm sàng và cận lâm sàng.
Theo Tạp Chí Y học
Tags: Bệnh sán chó, Triệu chứng sán chó, Xét nghiệm sán chó, Giun đũa chó Toxocara