Điều Trị Mẩn Ngứa Da Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Mèo Toxoplasma Gondii
- 13/09/2019 - 09:56:32 AM
- 4776
Xét nghiệm máu là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán bệnh ký sinh trùng mèo, nên 6 tháng đến 1 năm 1 lần, những trường hợp hay ăn rau sống, thịt tái sống, hoặc tiếp xúc với mèo sẽ có nguy cơ cao hơn. Tất cả các trường hợp mẩn ngứa da dị ứng khám trị bệnh da liễu không bớt...
Báo cáo ca bệnh mẩn ngứa da do ký sinh trùng mèo Toxoplasma Gondii
Bệnh nhân Đ.V. Ngân ngụ ở Long Khánh, Đồng Nai tới phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga trong tình trạng: ngứa da dị ứng toàn thân, tập trung nhiều ngứa ở các ngón tay, kẽ ngón tay và lòng bàn tay ngoài ra thể trạng bệnh nhân khỏe mạnh không có bệnh lý khác kèm theo. Bệnh nhân đã điều trị da liễu 2 tháng mà không bớt bệnh. Sau khi được người quen giới thiệu bệnh nhân tới để khám và được chỉ định làm xét nghiệm kiểm tra giun sán ký sinh trùng thì cho kết quả bệnh nhân có nhiễm ký sinh trùng mèo ( Toxoplasma Gondii ).
Sau 1 tháng trị ký sinh trùng mèo cải thiện tình trạng mẩn ngứa da
Trải qua 1 đợt điều trị phối hợp điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng sau 1 tháng tái khám bệnh nhân hết ngứa toàn thân chỉ còn ngứa ít ở ngón tay, bệnh nhân rất vui mừng vì đã bớt được bệnh.
Mẩn ngứa da không tìm được nguyên nhân gây tốn kém
Trường hợp anh Đ.V Ngân từ đó cho thấy hiện nay tình trạng nhiễm giun sán ký sinh trùng ở người bệnh rất nhiều tuy nhiên lại không được để ý tới dẫn tới bỏ sót nguyên nhân, điều trị sai hướng thời gian dài không bớt bệnh tốn kém cả về thời gian và tiền bạc.
Mẩn ngứa da do ký sinh trùng mèo có nguy hiểm không?
Ký sinh trùng trên mèo khi xâm nhập vào cơ thể người là ở dạng ấu trùng, ký sinh trùng trên mèo chủ yếu nằm trong ruột mèo. Vật chủ chính là mèo ( mèo nhà, mèo hoang…). Mèo nhiễm bệnh khi phân bị phát tán ra bên ngoài, trong phân có hàng triệu kén hợp tử, kén hợp tử sẽ có mặt ở môi trường và có lẫn trong nước, trong rau thậm chí đã tìm thấy trong thịt tái sống như thịt cừu, thịt heo… Do vậy tất cả mọi người đều có nguy cơ nhiễm bệnh mặc dù không tiếp xúc trực tiếp với mèo.
Một số hình thái tổn tương mẩn ngứa da do nhiễm ký sinh trùng mèo Toxplasma gondi
Biểu hiện của mẩn ngứa da do ký sinh trùng mèo là gì?
Biểu hiện triệu chứng bệnh khi nhiễm ký sinh trùng trên mèo cũng rất đa dạng và phong phú, phần lớn có nhiều trường hợp không biểu hiện bệnh mà chỉ vô tình phát hiện ra khi người bệnh lo lắng muốn đi kiểm tra do gia đình có nuôi mèo do vậy rất nhiều trường hợp bỏ sót không điều trị dẫn tới biến chứng nặng.
Khoảng 20% số người mắc bệnh có biểu hiện triệu chứng tuy nhiên đây là bệnh nặng đe dọa đến tính mạng đặc biệt là ở những người suy giảm miễn dịch. Nếu nhiễm Toxoplasma từ khi còn trong bụng mẹ thì có thể bị từ nhẹ tới nặng, có trường hợp phát bệnh ngay trong tháng đầu tiên khi mới sinh ra nhưng cũng có trường hợp bệnh phát ra bất cứ thời điểm nào sau này.
Một số triệu chứng bệnh thường gặp: ngứa da dị ứng, nổi hạch cổ, sốt nhẹ, mệt mỏi đau nhức cơ thể,… có trường hợp biểu hiện lên mắt là bị viêm màng mạc - võng mạc.
Điều trị mẩn ngứa da do ký sinh trùng mèo như thế nào?
Điều trị Toxoplasma Gondii hiện này thì có pyrimethamine là thuốc có tác dụng điều trị cao nhất. Khi sử dụng pyrimethamine thì phối hợp thêm acid folinic để tủy xương không bị ức chế. Pyrimethamine được dùng phối hợp với một thuốc thứ hai (sulfadiazine, clindamycin). Phối hợp thuốc có hiệu quả nhất là pyrimethamine cộng với sulfadiazine hay trisulfapyrimidine (như sulfamerazine + sulfamethazine + sulfapyrazine).
Ký sinh trùng mèo làm tổ trong não gây u não tribenhgiunsan.com.vn
Nên xét nghiệm ký sinh trùng mèo khi nào?
Xét nghiệm máu là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán bệnh ký sinh trùng mèo, nên 6 tháng đến 1 năm 1 lần, những trường hợp hay ăn rau sống, thịt tái sống, hoặc tiếp xúc với mèo sẽ có nguy cơ cao hơn. Tất cả các trường hợp mẩn ngứa da dị ứng khám trị bệnh da liễu không bớt, chưa tìm được nguyên nhân ngứa, nên xét nghiệm bệnh ký sinh trùng mèo và các bệnh giun sán trong máu gây ngứa khác.
Phương pháp phòng bệnh ký sinh trùng mèo
Hiện này phòng bệnh này rất là quan trọng đặc biết là ở phụ nữ có thai và người bị suy giảm miễn dịch nhưng không nhiễm Toxoplasma:
Không ăn thịt nấu tái, sữa chưa được tiệt trùng, trứng sống.
Rửa tay sau khi làm vườn, sau khi tiếp xúc với thịt sống rau sống bằng xà phòng, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc trực tiếp với mèo hay chất thải của mèo.
Rửa kỹ trái cây và rau sống, ngâm nước muối pha loãng ít nhất 30 phút
Tránh tiếp xúc với mèo và phân mèo
Để phòng ngừa bệnh Toxoplasma bẩm sinh, phụ nữ mang thai hoặc chuẩn bị mang thai cần xét nghiệm máu sàng lọc bệnh Toxoplasma
Tránh truyền máu từ người cho có huyết thanh dương tính sang người có huyết thanh âm tính và bị suy giảm miễn dịch.
Như vậy ở trường hợp của anh Ngân đã rất may mắn phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh nhiễm ký sinh trùng trên mèo Toxoplasma Gondii nâng cao chất lượng cuộc sống, không còn ngứa da dị ứng khó chịu nữa.
- Có thể bạn quan tâm
- Nghiên Cứu Chỉ Số Xét Nghiệm Máu Bệnh Giun Đũa Chó Mèo Toxocara
10027
- Bệnh giun toxocara: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống
4025