Toxoplasma gondii: Bệnh ký sinh trùng mèo ở người
- 17/01/2020 - 03:07:01 PM
- 3325
Đây là một bài báo tổng hợp các nghiên cứu về các đợt dịch ký sinh trùng mèo đã được báo cáo từ năm 1967 trở đi. Mục tiêu là để tìm xem có sự thay đổi nào trong con đường truyền bệnh, cũng như nguồn bệnh và phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng mèo trên toàn thế giới.
Con đường lây truyền và nguồn lây của ký sinh trùng mèo trong các đợt dịch ở người (phần 1)
Nguồn: Lược dịch từ Báo Emerging Infectious Diseases của CDC (Centers for Disease Control and Prevention) số 12 tháng 12/2019. “Patterns of Transmission and Sources of Infection in Outbreaks of Human Toxoplasmosis” Các tác giả: Fernanda Pinto-Ferreira , Eloiza Teles Caldart, Aline Kuhn Sbruzzi Pasquali, Regina Mitsuka-Breganó, Roberta Lemos Freire, and Italmar Teodorico Navarro
Bài có thêm một vài ý kiến cá nhân của người dịch.
Đây là một bài báo tổng hợp các nghiên cứu về các đợt dịch ký sinh trùng mèo đã được báo cáo từ năm 1967 trở đi. Mục tiêu là để tìm xem có sự thay đổi nào trong con đường truyền bệnh, cũng như nguồn bệnh ký sinh trùng mèo trên toàn thế giới.
Ký sinh trùng mèo là một bệnh từ động vật lây sang người, gây ra bởi Toxoplasma Gondii, một loại ký sinh nội bào bắt buộc, tồn tại trên toàn thế giới, có thể lây nhiễm cho động vật hữu nhũ và chim. Tất cả động vật máu nóng đều có thể là kí chủ trung gian. Tuy nhiên, chỉ họ nhà mèo là kí chủ chính duy nhất và cũng là kí chủ duy nhất có khả năng thải trứng nang làm ô nhiễm môi trường.
Sảy thai, thai lưu, dị tật bẩm sinh là biến chứng thường gặp khi thai phụ nhiễm bệnh ký sinh trùng mèo
Trứng nang và nang là hai dạng lây nhiễm chính ký sinh trùng mèo (Toxoplasma gondii) sang người. Trước năm 1990 nang ký sinh trùng tồn tại trong thịt là con đường truyền bệnh chính sang người của loại ký sinh này. Thịt bò có thể là nguyên nhân gây 3 đợt dịch bệnh, một đợt ở Mỹ có 5 bệnh nhân, hai đợt ở Brazil lần lượt có 6 và 99 bệnh nhân. Tuy nhiên, trâu bò ít có khả năng tạo thành kén ký sinh trùng trong thịt, nên bò ít có giá trị dịch tễ.
Thói quen ăn uống là con đường lây nhiễm chính của ký sinh trùng
Thói quen ăn uống là con đường lây nhiễm chính của ký sinh trùng mèo, đặc biệt là ăn thịt sống hoặc thịt không nấu chín kĩ. Một số dân tộc có những món ăn truyền thống là thịt sống, ví dụ như món kibbe làm từ thịt cừu sống ở Trung Đông. Món này là nguyên nhân của 5 đợt dịch từ năm 1975 đến 2006, 2 đợt ở Brazil, ở Anh, Mỹ, Úc mỗi nước có 1 đợt.
Nang ký sinh trùng mèo nhạy cảm với nhiệt độ, do đó thịt chín ít có khả năng gây nhiễm bệnh cho người. Vào năm 1990, chính quyền Brazil tổ chức chiến dịch phòng chống lây nhiễm ký sinh trùng, ấu trùng sán gạo heo, và sán dải. Ăn thịt sống và thịt tái bị lên án, do đó làm giảm tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng mèo do ăn thịt.
Thoa trùng Toxoplasma gondii có thể tạo nang trong não gây biến chứng nguy hiểm
Ngành công nghiệp chăn nuôi đã được cải tiến đáng kể trong những năm gần đây, góp phần giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh từ động vật, giúp cho thịt an toàn hơn. Ngoài ra, các nhà sản xuất và chế biến thực phẩm hoàn thiện công nghệ đông lạnh, thường thịt sẽ được đông lạnh ở nhiệt độ −10°C trong 3 ngày hoặc −20°C trong 2 ngày, với nhiệt độ này sẽ làm bất hoạt đáng kể nang ký sinh trùng mèo trong thịt.
Ăn thịt rừng tăng nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng, và là nguyên nhân tạo nên những đợt dịch lẻ tẻ trên toàn thế giới trong thời gian gần đây. Thú rừng sống trong tự nhiên, thịt thú rừng lại không được kiểm dịch chứa nhiều nguy cơ cho sức khỏe chứ không chỉ là nguồn lây nhiễm ký sinh trùng. Ký sinh trùng mèo có thể lây nhiễm tất cả các động vật máu nóng, do đó nhiều loại thịt rừng là món ngon trên bàn tiệc như heo rừng, nai rừng, dúi … đều có thể mang nang ký sinh trùng mèo.
Nang trong vòng họng ở bệnh nhân nam 51 tuổi xét nghiệm máu nhiễm Toxoplasma gondii
Toxoplasma gondii không điển hình ở thú rừng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những chủng Toxoplasma gondii không điển hình ở thú rừng có thể gây bệnh rất nặng ngay cả ở người có miễn dịch bình thường, nặng hơn nhiều so với bệnh Toxoplasma điển hình (tức là chủng Toxoplasma ký sinh trên gia súc và vật nuôi trong nhà). Nguyên nhân là do người ít tiếp xúc với chủng Toxoplasma của thú rừng nên chưa tạo được miễn dịch. Vào năm 2009, Pino và cộng sự đã báo cáo một ca quân nhân nhiễm ký sinh trùng ở tim do uống nước lã khi ông này đi thi hành công vụ trong rừng.
Ngoài ra, Carma và cộng sự cũng từng báo cáo 16 ca nhiễm Toxoplasma nặng ở Guiana. Tất cả bệnh nhân nói trên đều có hệ miễn dịch hoàn toàn bình thường. 87,5% trường hợp có tổn thương ở phổi. ký sinh trùng Toxoplasma gondii phân lập được từ 3 người cho thấy là chủng không điển hình. 31,25% trường hợp có dùng thịt rừng.
Toxoplasma gondii có thể lây nhiễm từ sữa tươi
Nhiễm ký sinh trùng từ sữa gây ra 3 đợt dịch từ 1975-1988, chủ yếu do uống sữa dê tươi. Dê có thể bài tiết thể hoạt động của ký sinh trùng mèo trong sữa. Thể hoạt động của ký sinh trùng mèo không bị bất hoạt trong quá trình lên men sữa để làm thành phô mai. Những biện pháp thanh trùng sữa có thể làm giảm nguy cơ nhiễm ký sinh trùng mèo cho người. Các phương pháp thanh trùng sữa như phương pháp Pasteur, phương pháp diệt Brucella và phương pháp diệt vi khuẩn lao cũng có tác dụng ngăn chặn lây nhiễm ký sinh trùng mèo. Từ những năm 1900 trở đi, nhờ các phương pháp trên mà không xảy ra các đợt dịch từ sữa nữa.
Tags: Bệnh sán chó, Triệu chứng sán chó, Xét nghiệm sán chó, Giun đũa chó Toxocara
- Có thể bạn quan tâm
- Đại Cương Về Động Vật Chân Khớp Y Học
10915
- Viêm da do sán máng Schistosome
2305
- Triệu chứng lâm sàng bệnh ghẻ Sarcoptes Scabiei
3393
- Những dấu hiệu mắc phải bệnh ký sinh trùng Toxoplasma
2373
- Triệu chứng ngứa mu bàn chân do nhiễm ký sinh trùng
7289
- Thường xuyên bị chóng mặt là bệnh gì?
2912
- Tại sao lại nhiễm bệnh giun móc
2875
- Bệnh giun tóc
2516
- Bệnh giun đũa: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
6509
- Phân vùng dịch tễ sốt rét và thực hành tại Việt Nam
5458