sán chó, bệnh sán chó, dấu hiệu bị sán chó, dấu hiệu bệnh sán chó, sán dây, giun lươn, Toxocara, Toxoplasma

Ký sinh trùng, xét nghiệm ký sinh trùng, trị bệnh sán chó, bệnh giun đũa chó toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bệnh ký sinh trùng mèo toxoplasma gondii, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay

thời gian điều trị, dấu hiệu bệnh, các dấu hiệu, biểu hiện

Cung cấp thông tin miễn phí về bệnh giun sán, giới thiệu nơi xét nghiệm, khám và điều trị bệnh giun sán trong máu, và các bệnh dị ứng ngứa khác, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay, trị bệnh sán chó, bệnh toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bác sĩ chuyên ngành ký sinh trùng với nhiều năm kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân tại TP HCM và các tỉnh phía nam.

Đại Cương Về Động Vật Chân Khớp Y Học

  • 03/10/2022 - 09:45:22 AM
  • 10415

Động vật chân khớp (động vật chân đốt, tiết túc) là động vật không xương sống, cơ thể có nhiều đốt là khớp thuộc ngành động vật chân khớp Arthropoda (tiếng Hy Lạp: árthron là khớp, pdós là chân). Ngành động vật chân khớp chiếm khoảng 2/3 số lượng các loài động vật trên trái đất. Động vật chân khớp có thể sống tự do hoặc ký sinh trên các loài động vật trên cạn, dưới nước, các loài thực vật. Trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên khoa có thể phân chia các khoa động vật chân khớp nông nghiệp, động vật chân khớp thú y, động vật chân khớp y học… nhưng sự phân chia này chỉ tương đối vì có một số động vật chân khớp nông nghiệp hoặc thú ý gây tác hại đến sức khỏe con người.

1. ĐỊNH NGHĨA

Động vật khớp đến sức khỏe con người. Định nghĩa này bao gồm các mối liên hệ của động vật chân khớp ký sinh trên người, động vật chân khớp ký sinh trên thú gây tác hại đến sức khỏe của người.

Nghiên cứu động vật chân khớp y học cần phải kết hợp với nhiều ngành chuyên khoa khác như sinh thái, khí tượng – thủy văn, địa lý, hóa học, thống kê, dịch tễ, vệ sinh y học, sinh học, thú y, nông nghiệp, động vật học,v.v…

Trong ngành động vật chân khớp có năm lớp liên quan đến y học là lớp Côn trùng (Insecta), lớp Nhện (Arachnida), lớp Đa túc (Myriapoda), lớp Giáp xác (Crustacea), lớp Miệng móc (Pentastomida). Trong năm lớp kể trên, lớp Côn  trùng và lớp Nhện đóng vai trò quan trọng trong y học.

Lớp Côn trùng (Insecta) chiếm đến ¾ số lượng trong ngành động chân khớp. Côn trùng y học (Medical Entomology) nghiên cứu các côn trùng có liên quan đến sức khỏe con người bao gồm cả côn trùng của động vật gây hại cho người.

Lớp Nhện (Arachnida) trong y học thường liên quan đến thú y và một ít ký sinh trên người như ve, mạt, cái ghẻ (Acarina) và các loài sống tự do nhưng gây hại cho người như bọ cạp (Scorpionida), nhện độc (Araneida).

Lớp Giáp xác (Crustascea) liên quan trong y học có Cyclops spp., cua, tôm là ký sinh chủ trung gian của giun, sán.

Lớp Đa túc (Myriapoda) đại diện rết, cuốn chiếu gây độc khi vô tình tấn công người.

Lớp Giun lưỡi hau Miệng móc (Pentastomida) động vật chân khớp nội ký sinh trong các phủ tạng của thú. Người tình cơ bị nhiễm các loài Linguatula serrate, Armillifer armillatus.

2. CƠ THỂ HỌC

Động vật chân khớp có xương sống và cơ thể có nhiều đốt nối với nhau bằng những khớp. Cơ thể của động vật chân khớp đối xứng hai bên trục giữa thân và được bao bọc bởi một lớp vỏ có thành phần cấu tạo chủ yếu bằng chitin kết hợp với protein cứng. Lớp vỏ này cứng nhưng tại những khớp của cơ thể, lớp vỏ có cấu tạo màng mỏng. Lớp màng mỏng này được xếp lại khi các khớp không dùng đến và sẽ dãn ra khi động vật chân khớp chuyển động để đi, nhảy, bay, chuyển động bộ phận miệng, cơ quan sinh dục và làm cho cơ thể to hơn sau khi ăn. Lớp vỏ có vai trò che cở cho cơ thể, bao bọc các cơ quan bên trong, chống sự mất nước của cơ thể như chức năng của da. Lớp vỏ còn có chức năng của bộ xương giúp chống đỡ, dựng hình cơ thể và là nơi bám của các cơ vận động ở bên trong nên còn được gọi là bộ xương ngoài (Exoskeletons).

Lớp vỏ cấu tạo bởi chitin và protein cứng nên hạn chế sự tăng trưởng kích thước của động vật chân khớp, do đó động vật chân khớp phải thay thế lớp vỏ cũ bằng sự lột xác. Sự lột xác chỉ xảy ra trong các giai đoạn tiền trưởng thành (ấu trùng, nhộng) của động vật chân khớp mà thôi, khi đã thành con trưởng thành thì không còn lột xác nữa. trong khoảng thời gian lột xác để tăng trưởng kích thước hoặc chuyển đổi giai đoạn phát triển là khoảng thời gian nguy hiểm nhất cho động vật chân khớp vì ở thời gian này động vật chân khớp không có khả năng tự vệ, dễ bị kẻ thù tấn công tiêu diệt.

Cơ thể học lớp côn trùng

Cơ thể động vật chân khớp thuộc lớp côn trùn chia làm ba phần rõ rệt: đầu, ngực, bụng.

Thành phần bên ngoài

  • Đầu : Mang mắt kép và/hoặc mắt đơn, ăng-ten, bộ phận miệng.
  • Mắt : Có loài chỉ có mắt kép như muỗi hoặc chỉ có mắt đơn như bọ chét nhưng vài loài có cả mắt kép lẫn mắt đơn như ruồi nhà. Mắt kép thường có cấu trúc hình cầu, xếp lại giống tổ ong, cấu tạo bởi nhiều mắt nhỏ hay đơn vị mắt (ommatidie). Mỗi đơn vị mắt có chức năng của một con mắt hoàn chỉnh và khi kết hợp lại giúp cho côn trùng có khả năng thấy với một góc rộng và rỏ nét hơn như ở ong, ruồi, muỗi… Mắt đơn (ocelli) của côn trùng cũng có chức năng để nhìn nhưng rất giới hạn.
  • Ăng-ten: Thường được gọi là râu. Ăng-ten thường có một đôi, có chức năng định hướng, bắt mùi.v.v… Trong một số trường hợp, hình dạng của ăng-ten, có lông tơ nhiều hay ít, dài hay ngắn (số lượng đốt), được dùng trong định danh và phân biệt con đực, cái.
  • Bộ phận miệng : Bao gồm các thành phần như : một hàm trên, một hàm dưới, hai môi trên, hai môi dưới, xúc biện hàm trên, xúc biện hàm dưới (xúc biện ó chức năng như cơ quan xúc giác). Số lượng, hình dạng, cấu trúc của các thành phần này thay đổi tùy theo loài côn trùng cũng như tùy theo giống đực, cái. Có bốn kiểu bộ phận miệng chính : kiểu nghiền (gián, dế), kiểu liếm (bướm), kiểu hút (ruồi nhà), kiểu chích (các loài hút máu).
  • Ngực : gồm có ba đốt: Ngực trước, ngực giữa và ngực sau. Ngực mang chân và cánh.
  • Cánh : Thường là hai đôi canh, một đôi  ở đốt ngực giữa và một đôi ở đốt ngực sau. Côn trùng thuộc bộ Hai cánh Diptera, chỉ có hai cánh nên cánh được mang ở đốt ngực giữa, cánh sau bị thoái biến thành cánh chùy (Halter) ở đốt ngực sau, có chức năng cân bằng cho côn trùng khi bay. Khi sự vận động của cánh sẽ teo lại khó nhìn thấy. Một số trường hợp, do tiến hóa thích nghi cuộc sống nên cánh biến mất chỉ còn lại vết tích như trường hợp rệp giường (Cimex spp.) hoặc vài loài không có cánh như bọ chét, chí. Số lượng, hình dạng, cấu trúc, cánh xếp đặt khi đậu nghỉ.v.v… của ánh là đặc điểm phân loại côn trùng.
  • Chân : có ba đôi chân được mang bởi ba đốt ngực tương ứng : chân trước, chân giữa và chân sau. Mỗi chân có sáu đốt: hang, chuyển, đùi, cẳng, bàn, đốt. Tận cùng của đốt vuốt.
  • Bụng : Gồm nhiều đốt, số lượng thay đổi tùy theo loài. Bụng chứa các cơ quan nội tạng bên trong. Một số trường hợp, các đốt bụng cuối biến thành cơ quan sinh dục ngoài hoặc kim tiên nọc độc.

Cơ quan bên trong

  • Ống tiêu hóa gồm ba phần : Ruột trước (miệng, hầu, thực quản, diều, tiền phòng), ruột giữa (dạ dày), ruột sau (ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn). Các thành phần của ruột trước và ruột sau co thể không đầy đủ trong vài loại côn trùng.
  • Hệ tuần hoàn của côn trùng là hệ thống hở, trong đó có chất dịch tuần hoàn (hemolymph) có ở khắp trong xoang cơ thể, chân… Tim của côn trùng thật sự là các buồng, phân bố tại mỗi đốt bụng, có van bơm dịch tuần hoàn nối tiếp nhau hình thành mạch máu chính nằm dọc theo lung của côn trùng. Máu của côn trùng không có hồng cầu, không có hemoglobin nên máu không vận chuyển oxy mà đóng vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng là chính.
  • Hệ thần kinh gồm “não” ở đầu, gần thực quản và hai sợi thần kinh ở mặt bụng. Trên sợi thần kinh, tại mỗi đốt của cơ thể có một hạch thần kinh.
  • Hệ hô hấp gồm hệ thống khí quản là những ống dẫn khí xoắn như lò xo, miệng ống mở ra tại bên hông của các đốt thành lỗ thở. Lỗ thở của côn trùng ngoài vai trò trao đổi khí với môi trường nó còn có vai trò điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể.
  • Hệ bài tiết gồm nhiều ống Malpighi có đầu tự do bị bịt kít còn đầu kia nối thẳng vào ống tiêu hóa ở đoạn tiếp giáp của dạ dày và ruột non. Ống Malpighi sẽ hấp thu các chất thải và đổ vào ống tiêu hóa thải ra ngoài.
  • Cơ quan sinh dục :
  • Cơ quan sinh dục cái : Gồm hai buồng trứng là nơi hình thành trứng. Trứng được đưa ra ống dẫn trứng đến âm đạo và thụ tinh với tinh trùng tại đây. Tinh trùng từ con đực được tiếp nhận và tích trữ ở túi chứa tinh, khi trứng đã hình thành và đưa đến âm đạo, tinh trùng sẽ được túi chứa tinh co bóp để tống tinh trùng đến âm đạo thụ tinh cho trứng. Vài loài có tuyến phụ tiết chất dính để gắn trứng lại thành chum hay gắn trên một giá đỡ nào đó như trứng của chí, rận được gắn dính trên tóc, lông.
  • Cơ quan sinh dục đực : gồm hai tinh hoàn riêng biệt, bên trong có các ống tinh sinh tinh trùng. Tinh trùng theo các ống dẫn tinh đến ống phóng tinh, tại đây có tuyến phụ tiết tinh dịch vào ống dẫn tinh và tinh trùng cùng với tinh dịch được tống ra qua cơ quan giao hợp đực.

Cơ thể học lớp nhện

Lớp nhện có cơ thể không phân chia đầu, ngực, bụng rõ rệt như lớp côn trùng. Một số loài có phần đầu-ngực (cephalothorax, prosoma) là một khối phân biệt rõ với phần bụng (opisthosoma) như bọ cạp, nhện. Các loài như ve, mạt thì không có phân chia đầu, ngực, bụng mà cơ thể là một khối hình túi (idiosoma) với bộ phận miệng gắn vào bờ của thân giống như đầu gọi là đầu giả (gnathostoma capitulum).

Con trưởng thành của lớp nhện có bốn đôi chân gồm sáu đốt, không có cánh, không có ăng-ten, có hoặc không có mắt đơn, không có mắt kép. Bộ phận miệng gồm kìm (chelicere) dùng để soi thủng, xé rách da ký chủ; xúc biện (pedipalp) có vai trò cảm giác và hạ khẩu (hypostome) có tác dụng như một cái neo cắm vào mô ký chủ như ở ve, mạt.

Các cơ quan bên trong như bộ máy tiêu hóa gồm nhiều túi tỏa ra ở ruột giữ chiếm các xoang trong cơ thể, hệ hô hấp gồm các khí quản và hệ bài tiết do ống Malpighi đảm nhiệm giống như của lớp côn trùng.

3. SINH HỌC

Khảo sát các đặc điểm sinh học của động vật chân khớp (các đặc điểm về dinh dưỡng, sinh sản, vòng đời, sự phát triển của các giai đoạn tăng trưởng) từ đó nghiên cứu các biện pháp tác động bất lợi vào đặc điểm sinh học của chúng để góp phần vào việc đấu tranh phòng ngừa các tác hại từ động vật chân khớp.

Sinh sản

Đa số động vật chân khớp có con đực và cái riêng biệt/con cái sau khi giao hợp với con đực sẽ tìm nơi đẻ trứng, riêng trường hợp ruồi Sarcophaga spp. đẻ ấu trùng và ruồi tsé- tsé (Glossina spp.) đẻ ra nhộng và đặc biệt bò cạp (lớp Nhện) lạ đẻ con. Một số trường hợp, như muỗi, con cái chỉ giao hợp với con đực một lần trong đời, tinh trùng được tích trữ trong túi chứa tinh của con cái và sẽ được sử dụng dần mỗi khi con cái cần phát triển và đẻ trứng.

Dinh dưỡng

Sự dinh dưỡng của động vật chân khớp khác nhau tùy theo loài, tuy nhiên hầu hết chỉ con cái mới cần tìm thức ăn để nuôi dưỡng và phát triển trứng. Có loài sử dụng các chất hữu cơ, chất bị phân hủy để sống như ruồi thật sự (Muscidae); có loài ăn thịt các sinh vật khác như nhện, bọ cạp; có loài hút máu như muỗi, chí, bọ chét, ve… Sự dinh dưỡng của các giai đoạn tiền trưởng thành cũng khác nhau tùy loài và tùy theo cách biến thái của chúng. Các loài có biến thái hoàn toàn thì cách dinh dưỡng của các giai đoạn tiền trưởng thành cũng khác với các dinh dưỡng của con trưởng thành thí dụ ở muỗi (Culicidae) trưởng thành thì hút máu nhưng giai đoạn ấu trùng (lăng quăng, bọ gậy) thì ăn các vi sinh vật trong nước. Trong khi đó, các loài như chí, rận, ve, cả con trưởng thành lần các giai đoạn tiền trưởng thành đều hút máu để phát triển.

Chu trình phát triển (Vòng đời)

Động vật chân khớp thực hiện chu trình phát triển qua bốn hình thái: trứng, ấu trùng, nhộng, trưởng thành.

Trứng của động vật chân khớp được đẻ riêng rẽ từng cái và rời rạc nhau như trứng ruồi, trứng muỗi Aedes spp. hoặc kết dính với nhau thành chum như trứng muỗi Culex spp. Một số trường hợp, trứng được kết dính trên một giá đỡ nào đó như trứng chí, rận được dính trên lông, tóc; trứng muỗi Mansonia spp. được gắn vào mặt tiếp xúc dưới nước của các lá cây thủy sinh (bèo cái, bèo tai chuột…) hay trứng gián được đẻ kết dính trong một cái bọc và gắn trên vách gỗ. Dù với hình thức nào, khi đẻ trứng, động vật chân khớp luôn luôn tìm nơi thích hợp cho trứng phát triển và nơi đó có đủ chất dinh dưỡng để ấu trùng nở ra là đã có sẵn thức ăn hoặc dễ dàng tím thức ăn gần đó.

Giai đoạn ấu trùng là giai đoạn din động và tìm thức ăn, do đó môi trường sinh dưỡng rất quan trọng. Ấu trùng phải lột xác nhiều lần để tăng trưởng kích thước và chuyển hóa sang giai đoạn nhộng. Ấu trùng có thể sống tự do trên mặt đất hoặc dưới nước như ấu trùng ruồi nhà, ấu trùng muỗi nhưng cũng có loài bắt buộc phải sống trên cơ thể ký chủ như ấu trùng ve, chí. Ấu trùng ở giai đoạn cuối, khi bắt đầu chuyển hóa qua giai đoạn nhộng thường bất động để hóa nhộng.

Giai đoạn nhộng của động vật chân khớp là giai đoạn chuyển biến tích cực và kỳ diệu, nhất là của các loài có biến thái hoàn toàn. Trong thời gian này, bên trong cơ thể của nhộng có sự chuyển biến rất lớn lao hình thành nên con trưởng thành có hình dạng và thậm chí cánh sinh dưỡng hoàn toàn khác hẳn với giai đoạn ấu trùng hay nhộng trước đó và giai đoạn này cũng là giai đoạn nguy nhất của động vật chân khớp vì nó không có khả năng tự vệ, dễ bị kẻ thù tấn công cũng như dễ bị hủy diệt bởi môi trường. Nhộnlà giai đoạn không ăn, có thể bất động (ruồi, bọ chét) hoặc di động ít (muỗi) trong khi đó, nhộng của các loài biến thái hoàn toàn có tác dụng như sau :

  • Nhộng di động : Nhộng của muỗi (Culicinae) có thể di động, bơi lội trong nước.
  • Nhộng bất động : dạng kén như nhộng ruồi thật sự,  bọ chét…

Con trưởng thành được thoát ra khỏi xác nhộng thường do vết nứt có sẵn ở mặt lung đốt ngực (muỗi) hay từ vòng nứt quanh kén (ruồi). Con trưởng thành sau khi thoát ra khỏi nhộng, cơ thể chưa cứng cáp, phải đứng yên vài giờ cho cơ thể tăng phồng không khí, cánh khô (nếu loài có cánh) mới bắt đầu cuộc sống. Con đực và con cái sẽ tìm nhau theo hướng động dương của pheromone sinh dục. Sau khi giao cấu với con đực, con cái đi tìm thức ăn để phát triển trứng và đẻ trứng một thời gian sau. Ở các loài hút máu, thường còn cái hút máu nhiều hơn con đực hoặc chỉ có con cái mới hút máu như loài muỗi ((Culicidae).

Hiện tượng lột xác xảy ra ở các giai đoạn tiền trưởng thành để tăng trưởng kích thước và chuyển đổi hình thái từ ấu trùng qua nhộng, từ nhộng qua con trưởng thành. Sự lột xác được điều khiển bởi hormone lột xác. Khi cơ thể đã trưởng thành, đạt được mức phát triển hoàn chỉnh thì sự lột xác không xảy ra nữa.

Từ sự thay đổi hình thái của các giai đoạn ấu trùng, nhộng và trưởng thành qua các lần lột xác, người ta xếp chu trình phát triển của động vật chân khớp thành hai dạng biến thái chính như sau :

  • Biến thái không hoàn toàn : Trong loại biến thái này, các giai đoạn tiền trưởng thành và trưởng thành có hình thể giốn g nhau, chỉ khác về kích thước, độ dài cánh (ở loài có cánh), cơ quan sinh dục ở con trưởng thành.
  • Biến thái hoàn toàn : Hình thể của các giai đoạn tiền trưởng thành hoàn toàn khác với con trưởng thành.  Hiện tượng này chỉ xảy ra trong lớp côn trùng.

4. VAI TRÒ TRONG Y HỌC

 

 

Động vật chân khớp gây bệnh : Do động vật chân khớp ký sinh trên cơ thể người hoặc khi tấn công người hoặc do vô tình người tiếp xúc mà bị tổn thương do chính động vật chân khớp đó gây nên.

Ký sinh : Động vật chân khớp ký sinh trên cơ thể người bắt buộc như cái ghẻ Sarcoptes scabiei, bọ chét cát Tunga penetrans hoặc một số khác do vô tình người nhiễm các động vật chân khớp từ thú và ký sinh trên người trong giai đoạn nào đó như giòi ruồi, giun lưỡi Linguatula serrate.

Gây độc : Thường xảy ra đối với các loài động vật chân khớp sống tự do như ong, bọ cạp, rết, nhện, kiến, sâu ban đêm… khi tấn công đã tiêm nọc độc vào cơ thể người hoặc do người vô tình ăn phải loài có độc. Một vài loài, tùy theo số lượng nọc độc xâm nhập vào cơ thể và nhất là ở trẻ em, có thể gây tử vong.

Gây dị ứng, gây ngứa: Thường do tiếp xúc với động vật chân khớp, có thể có các biểu hiện phù, viêm, ngứa ngoài da, niêm mạc. Một số trường hợp do hít phải các loài động vật chân khớp bé nhỏ hoặc lông, vảy của chúng mà bị dị ứng đường hô hấp gây nên hen suyễn.

Chiếm đoạt máu : Một số loài động vật chân khớp hút máu ký chủ để sống. Khi tấn công cùng lúc với số lượng lớn và thường xuyên chúng có thể gây nên tổn hại to lớn, nhất là trong thú y sẽ đưa đến giảm năng suất thú nuôi.

Chúng sợ hãi động vật chân khớp : Chủ yếu do tâm lý sợ bị hại vì đã bị tấn công trước đó hay nhìn thấy người khác bị hại. Cũng có thể nghe vì lời hù dọa mà sợ hoặc đơn giản chỉ nhìn thấy hình thù của động vật chân khớp mà sinh ra sợ chúng.

Động vật chân khớp truyền bệnh : Động vật chân khớp mang trong mình các loại mầm bệnh như virus, vi trùng, ký sinh trùng và khi tiếp xúc với người đã truyền các mầm bệnh ấy cho người.

Truyền bệnh thụ động :  Người vô tình nhiễm phải mầm bệnh do động vật chân khớp mang đến chứ động vật chân khớp không chủ động tìm người để truyền bệnh.

  • Vận chuyển mầm bệnh : Động vật chân khớp mang mầm bệnh và phát tán mầm bệnh từ nơi này đến nơi khác như ruồi nhà, gián…
  • Ký chủ trung gian : Các loài động vật chân khớp như cua, Cyclops, bọ chét chó Ctenocephalides canis.. chứa trong cơ thể giai đoạn ấu trùng của ký sinh trùng như sán lá phổi, giun chỉ, sán dải chó và người vô tình, ngẫu nhiên ăn, nuối phải các động vật chân khớp có ký sinh trùng mà mắc bệnh.

Truyền bệnh tích cực : Do tập tính dinh dưỡng phải hút máu để sống và đẻ trứng nên các loài động vật chân khớp này phải chủ động tìm người hoặc thú  để hút máu, qua đó truyền các mầm bệnh khi hút máu. Động vật chân khớp truyền bệnh tích cực được gọi là vectơ truyền bệnh. Vai trò vectơ truyền bệnh là vai trò quan trọng nhất trong y học cũng như thú y của động vật chân khớp.

  • Định nghĩa vectơ truyền bệnh “là động vật chân khớp hút máu, bảo đảm sự truyền sinh học hay cơ học tích cực các tác nhân gây bệnh từ động vật này sang động vật khác” (F.Rodhain và C.Perez, 1985).
  • Động vật chân khớp được coi là vectơ truyền bệnh cho người phải có các điều kiện sau :
  • Nhiễm mầm bệnh : Động vật chân khớp nhiễm mầm bệnh khi hút máu người hoặc thú đang mang mầm bệnh. Mầm bệnh có thể có trong máu và da.
  • Mầm bệnh phát triển, tăng sinh được trong cơ thể động vật chân khớp: Trong đường ruột của động vật chân khớp sẽ hình thành nên một lớp màng chitin hóa để bảo vệ lớp niêm mạc ruột không tiếp xúc với máu được hút vào vì những chất thoái hóa của máu có độc tính với động vật chân khớp, màng này gọi là màng bao dinh dưỡng (membrane péritrophique). Mầm bệnh theo máu vào phải thoát qua lớp màng này mới tiếp tục tăng sinh và phát triển được. Chức năng của màng bao dinh dưỡng có phần giống như hàng rào bảo vệ bậc một cho động vật chân khớp. Sau khi thoát qua khỏi màng bao dinh dưỡng, mầm bệnh còn phải thoát qua nhiều hàng rào bảo vệ khác tùy theo cách phát triển của mầm bệnh trong cơ thể động vật chân khớp như vách dạ dày, màng hệ tuần hoàn, tuyến nước bọt.v.v… để cuối cùng đến được cơ quan có thể truyền mầm bệnh khi hút máu. Sự tăng sinh, phát triển của mầm bệnh trong cơ thể động vật chân khớp có thể theo ba cách :
    • Tăng sinh số lượng : Các loại vi trùng, virus, rickettsia nhân lên và phân tán khắp cơ thể động vật chân khớp.
    • Chuyển đổi giai đoạn phát triển nhưng không tăng số lượng. Trường hợp phôi giun chỉ chuyển qua giai đoạn ấu trùng nhưng không tăng số lượng.
    • Tăng sinh và chuyển đổi giai đoạn phát triển : Trường hợp ký sinh trùng sốt rét, Trypanosoma spp., Leishmania spp.
  • Có mầm bệnh ở giai đoạn gây nhiễm trong cơ quan truyền bệnh của động vật chân khớp: Sau khi tăng sinh và phát triển trong cơ thể động vật chân khớp, mầm bệnh phải có mặt tại nơi có thể truyền bệnh cho người như tuyến nước bọt, dịch hang (coxa), hệ tuần hoàn.v.v…
  • Động vật chân khớp là vectơ luôn luôn nhiễm mầm bệnh khi hút máu nhưng khi truyền mầm bệnh thì có nhiều cách khác nhau:
  • Truyền qua nước bọt : Nước bọt của động vật chân khớp có tác dụng gây tê tại nơi chích, chống đông máu và truyền mầm bệnh. Các loại mầm bệnh phát triển và hiện diện ở tuyến nước bọt của động vật chân khớp sẽ được truyền  theo phương cách này như virus Dengue, virus viêm màng não Nhật Bản, ký sinh trùng sốt rét…
  • Truyền do ựa mửa: Trường hợp tắc nghẽn tiền phòng ở bọ chét.
  • Phóng thích mầm bệnh trên da: Trường hợp ấu trùng giun chỉ được phóng thích trên da ký chủ từ vòi muỗi hay Simulium spp…
  • Truyền qua phân : Mầm bệnh được thải theo phân và xâm nhập vào ký chủ qua vết chích, vết trầy xước trên da.
  • Truyền qua dịch hang (coxa): Trong trường hợp của ve mềm (Argasidae), mầm bệnh có trong dịch hang được tiết ra trên da ký chủ khi ve hút máu, mầm bệnh sẽ xâm nhập qua vết chích hay vết trầy xước.
  • Do sự nghiền nát cơ thể động vật chân khớp: Mầm bệnh chỉ lưu thông trong hệ tuần hoàn của động vật chân khớp, không thoát ra bất cứ cơ quan nào khác được. Khi cơ thể của chúng bị nghiền nát, mầm bệnh mới theo dịch tuần hoàn thoát ra ngoài và xâm nhập vào ký chủ qua vết chích, vết trầy xước trên da ký chủ.

Ngoài các tác hại về y học kể trên, một số động vật chân khớp cũng có lợi trong y học như sự hiện diện của hệ động vật chân khớp tử thi giúp định hướng cho sự điều tra án mạng, pháp y. Một số loài động vật chân khớp cũng được dùng trong dược khoa để điều chế dược phẩm hoặc trong một số toa thuốc y học dân tộc; động vật chân khớp còn được dùng làm thực phẩm ở một số quốc gia. Một số loài động vật chân khớp được coi là có lợi cho ngành nông nghiệp nhưng khi tiếp xúc với người thì gây tổn thương cho người. Do đó, nghiên cứu động vật chân khớp giữa các ngành khoa học có liên quan với nhau cần có sự hợp tác, thông tin chặt chẽ để cùng phối hợp dự báo, phòng ngừa, kiểm soát được bệnh tật do động vật chân khớp gây ra cho người và thú nuôi đồng thời cũng bảo đảm được ích lợi của chúng trong nuôi trồng nông ngư nghiệp.

5. PHÒNG CHỐNG ĐỘNG VẬT CHÂN KHỚP Y HỌC

Các biện pháp áp dụng để phòng chống động vật chân khớp hiện nay với mục đích kiểm soát mật độ của chúng dưới ngưỡng có thể gây thành dịch. Các phương pháp có hiệu quả tốt sau khi đã nghiên cứu kỹ các đặc điểm sinh học, sinh thái, khả năng truyền bệnh của loài vectơ đó. Các biện pháp được nghiên cứu và áp dụng hiện nay chủ yếu trong các nguyên tắc chính như sau :

Biện pháp môi sinh : Áp dụng các phương pháp dân gian lẫn khoa học với mục đích làm thay đổi bất lợi môi trường sinh sống của động vật chân khớp có hại và duy trì sự bất lợi đó.

Biện pháp hóa học : Sử dụng các loại hóa chất để diệt, xua động vật chân khớp để giảm mật độ trong trường hợp có dịch hoặc phòng chống chúng tấn công người.

Biện pháp sinh học : Bao gồm sử dụng kẻ thù tự nhiên hoặc gây bệnh để hạn chế tăng mật độ của chúng.

Biện pháp di truyền : Mục đích làm vô sinh hay làm cho các giai đoạn sau sinh không thể phát triển được bằng các kỹ thuật biến đổi cấu trúc di truyền.

 

Phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga

 

 

Giới thiệu

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA 

Khám Xét Nghiệm Và Điều Trị Bệnh Giun Sán, Ngứa Da, Nổi Mề Đay, Dị Ứng Do Nhiễm Ấu Trùng Giun Sán Trong Máu

Cơ Sở 1: Số 74-76 Trần Tuấn Khải, Phường 5, Quận 5, TP. HCM

Cơ Sở 2: Số 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT: 02838302345 - Tổng đài: 02473001318      

* Lưu ý: Hiệu quả điều trị có thể thay đổi phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh và cơ địa của mỗi người

 

Bản quyền thuộc PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA (*) Bài viết của chúng tôi mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh vì các triệu chứng của bệnh giun sán trong cơ thể có thể tương đồng với một số bệnh lý ở da, toàn thân và thần kinh khác do đó nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa trước khi tiến hành chữa trị.. Designed by Nina Co., Ltd
Mạng xã hội:
Liên kết 4Liên kết 3FBYoutube
Cơ Sở 1
Cơ Sở 2
Back to Top
Zalo
Zalo