Thuốc Trị Sán Chó Ở Người, Tại Phòng Khám Ký Sinh Trùng
- 10/09/2019 - 10:09:19 AM
- 3506
Câu hỏi: về thuốc trị sán chó. Cách đây 10 ngày em đi xét nghiệm máu tổng quát trong kết quả có ghi là toxocara pos 1.35 OD và in đậm mầu đen. Khi về nhà mở ra xem và tìm hiểu trên mạng em mới biết là mình bị nhiễm sán chó. Xin bác sĩ cho biết em phải dùng thuốc gì để trị bệnh sán chó. Hiện tại em thấy mệt mỏi hay quên làm việc mất tập trung. Em cám ơn bác sĩ. H.TH.H
Chào bạn qua câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời bạn về thuốc điều trị sán chó như sau:
Bệnh sán chó là gì?
Sán chó là bệnh ký sinh trùng do giun tròn ký sinh trong chủ yếu trong ruột chó và mèo, khi phân chó và mèo phát tán ra môi trường, gây ô nhiễm cho nguồn nước, đất, vật dụng đồ chơi và thực phẩm từ đó lây nhiễm cho con người. Do tỷ lệ 80% lây nhiễm từ chó nên gọi là bệnh sán chó.
Khó khăn trong chẩn đoán bệnh sán chó hiện nay là gì?
Bệnh giun sán lâu nay bị lãng quên, và ngay cả các thầy thuốc cũng ít quan tâm tới để chẩn đoán điều trị cho bệnh nhân. Phần lớn bệnh nhân chỉ phát hiện tình cờ qua xét nghiệm tình cờ. Phần lớn là tự mua thuốc để trị mà không được theo dõi quản lý quá trình trị bệnh với bác sĩ có kinh nghiệm. Việc nhẫm lẫn thuốc trong điều trị bênh sán chó rất dễ xảy ra. Khi tự ý sử dụng thuốc có thể bị sai liều lượng, thậm chí thuốc còn gây nhiễm độc cho gan và thận.
Quá trình lây nhiễm bệnh sán chó Toxocara tribenhgiunsan.com.vn
Chỉ sử dụng thuốc trị sán chó khi chắc chắn nhiễm bệnh
Lời khuyên của chúng tôi là: Chỉ sử dụng thuốc trị sán chó khi có đủ cơ sở chẩn đoán chắc chắn nhiễm bệnh sán chó. Vì đôi khi có ca bệnh dương tính giả hoặc âm tính giả, gây khó khăn cho việc chữa trị. Để có một chẩn đoán đúng, sử dụng thuốc đúng và đủ liệu trình, trước khi trị bệnh sán chó người bệnh nên gặp bác sỹ chuyên khoa có kinh nghiệm, cơ sở y tế có phòng xét nghiệm chuyên khoa ký sinh trùng, để khám, xét nghiệm và điều trị bệnh sán chó.
Như chúng tôi đã trao đổi ở trên, sử dụng thuốc trị sán chó khi đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán vì hiện nay tỷ lệ dương tính giả do phản ứng chéo cao cho nên khi xét nghiệm ngoài dương tính như bạn chưa chắc đã bị bệnh sán chó. Việc đầu tiên bạn cần làm là mang kết quả xét nghiệm tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chữa trị bệnh sán chó đúng liệu trình.
Triệu chứng của bệnh sán chó là gì?
Triệu chứng của bệnh sán chó không điển hình, một số trường hợp ngứa da mày đay, nổi mụn trên da, cảm giác nhột nhột dưới da, da sạm, đau bụng thoáng qua, sưng môi, mờ mắt một bên, đau đầu, làm việc mất tập trung, hay quên.
Đôi khi có biểu hiện mờ mắt giảm thị lực một bên khi ấu trùng di chuyển đến mắt. Đau tức ngực cũng có thể gặp khi ấu trùng di chuyển đến gan, tim và phổi. Cũng ghi nhận trường hợp ấu trùng di chuyển đến thận gây đau bụng lâm râm vùng mạng sườn.
Nhiễm sán chó gây tổn thương não trên phim MRI
Bệnh sán chó có trị khỏi hoàn toàn không?
Bệnh sán chó điều trị khỏi hoàn toàn nếu bệnh nhân được sử dụng thuốc đúng, đủ liều, đủ thời gian. Điều trị bệnh sán chó đúng thuốc đúng liệu trị sẽ khỏi bệnh sau 1 đến 3 tháng, mỗi tháng uồn thuốc từ 7 ngày đến 15 ngày.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị sán chó là gì?
Khi bác sĩ quyết định cho bệnh nhân sử dụng thuốc trị bệnh sán có cần lưu ý những nội dung sau:
Cần phối hợp thuốc các thuốc trị sán chó để tăng tác dụng hiệp đồng.
Biết chắc chắn rằng tình trạng gan thận của bệnh nhân tốt
Bổ sung thuốc gan, thuốc dị ứng, thuốc giảm đau khi bệnh nhân có ngứa da dị ứng, đau đầu.
Quản lý ca bệnh hẹn ngày tái khám xét nghiệm lại, giải thích rõ tình trạng bệnh, sự phối hợp thuốc để bệnh nhân yên tâm. Tái khám khi nào? Xét nghiệm lại khi nào? khi tới xét nghiệm lại thì xét nghiệm những gì? tại sao phải xét nghiệm lại? Một số chỉ số trong máu tăng như tốc độ lắng máu, bạch cầu toan tính, yếu tố viêm CRP thường tăng trong bệnh sán chó. Do đó bác sĩ chuyên khoa sẽ phân tích các xét nghiệm đó để hỗ trợ chẩn đoán, khi có đủ cơ sở chẩn đoán nhiễm bệnh sán chó rồi mới sử dụng thuốc trị sán chó.
Tổn thương da ở những bệnh nhân xét nghiệm máu nhiễm sán chó
Khi điều trị bệnh sán chó bác sĩ chuyên khoa cần giải thích rõ lần xét nghiệm này mức độ kháng thể sán chó tăng giảm như thế nào so với lần xét nghiệm trước, tại sao tăng, tại sao giảm? Khỏi bệnh hoàn toàn khi nào? Giúp bệnh nhân yên tâm. Sau khi sử dụng thuốc trị sán chó khỏi bệnh, bệnh nhân phải biết được các giải pháp phòng bệnh cho bản thân và gia đình.
Trên đây là những thông tin về bệnh sán chó và thuốc trị nhiễm bệnh sán chó, xin chia sẻ với bạn để sớm chữa trị khỏi bệnh. Mọi băn khoăn thắc mắc, cần hỗ trợ về khám, xét nghiệm và điều trị sán chó, mời bạn tới phòng khám chuyên khoa về ký sinh trùng để được tư vấn khám và điều trị.
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI
CHUYÊN VỀ NGỨA DA VÀ GIUN SÁN
Mẩn ngứa da, dị ứng, mề đay do giun sán
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS Tư Vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 20h. Nghỉ ngày CN
- Có thể bạn quan tâm
- Bị Mẩn Ngứa Do Nhiễm Sán Chó Trong Máu, Người Phụ Nữ Đầu Hàng Vì Trị Nhiều Lần Không Khỏi
853
- Điều Trị Bệnh Sán Chó Có Khỏi Bệnh Ngứa Da Không?
3675
- Địa Chỉ Điều Trị Bệnh Giun Sán Chó Uy Tín Tại Hà Nội
18959
- Điều Trị Bệnh Giun Đũa Chó Có Khỏi Bệnh Ngứa Da Không?
19798
- Dấu hiệu bệnh giun sán chó ở người và cách phát hiện
5811
- Bệnh Sán Chó Những Điều Cần Biết Về Bệnh Sán Chó
4686
- Thời Gian Trị Bệnh Giun Sán Chó Mèo Bao Lâu?
1009
- Cách triệu chứng gợi ý dấu hiệu của bệnh sán chó ở người
79089
- Bệnh Sán Chó Có Mang Thai Được Không?
7340
- Dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó Toxocara ở người
17143