Làm cách nào để phòng bệnh giun móc
- 22/10/2020 - 03:02:15 PM
- 3475
Làm cách nào để phòng bệnh giun móc
Bệnh giun móc là nguyên nhân chính gây nên thiếu máu mạn tính. Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe con người, cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cũng như triệu chứng và cách phòng chống.
Bệnh giun móc là gì?
Bệnh do giun móc (Ancylostoma duodenale) và giun mỏ (Necator americanus), đều thuộc họ Ancylostomidae kí sinh trên cơ thể người. Hai loại giun này gần giống nhau về đặc điểm sinh học, chẩn đoán - điều trị, và phương pháp phòng bệnh, nên bệnh do chúng gây ra gọi chung là bệnh giun móc (hoặc giun mỏ).
Khi kí sinh tại tá tràng, giun móc hút khoảng 0,2 - 0,34 ml máu/ngày, gây viêm tá tràng, tiết ra chất chống đông, chất ức chế sản sinh hồng cầu dẫn đến mất máu mạn tính.

Triệu chứng mắc bệnh giun móc?
Bệnh nhân không có biểu hiện đặc hiệu, thỉnh thoảng đau vùng thượng vị và các triệu chứng của thiếu máu như da xanh, niêm mạc nhợt nhạt. Đau bất kì lúc nào, đau nhiều hơn khi đói, ăn uống kém, đầy bụng khó tiêu,... Ngoài ra khi ấu trùng giun qua da gây viêm da với biểu hiện ngứa, có các nốt đỏ kéo dài 1 - 2 ngày. Để xác định có mắc bệnh hay không, bệnh nhân nên tới thăm khám ở các cơ sở y tế và làm xét nghiệm tìm trứng hay ấu trùng giun.
Nguyên nhân và cách phòng bệnh giun móc?
Ở phân người nhiễm bệnh có trứng giun, trong môi trường đất trứng sẽ phát triển thành ấu trùng.
Bệnh giun móc lây truyền qua ấu trùng giun. Ấu trùng giun móc có thể trực tiếp đi vào cơ thể người qua da, niêm mạc, hoặc đi vào cơ thể khi ăn, uống nước có nhiễm ấu trùng, bệnh không lây trực tiếp từ người sang người.
Làm gì để phòng chống bệnh giun móc?
Tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức, vệ sinh môi trường nhà ở, bảo vệ môi trường không nhiễm phân.
Giữ vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, ăn chín, uống nước đun sôi để nguội.
Không dùng phân tươi để bón rau quả.
Mang đồ bảo hộ lao động khi tiếp xúc trực tiếp với đất.
Lao động ở vùng hầm mỏ, tiến hành khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm ít nhất 1 lần/năm.
Tẩy giun định kì 6 tháng 1 lần.
Ngay khi có những triệu chứng nghi nhiễm giun móc, hãy đến gặp bác sĩ để tư vấn điều trị kịp thời và hiệu quả nhất.
- Có thể bạn quan tâm
- Cách Nhận Biết Bệnh Giun Sán Ở Trẻ Em1968
- Hen Suyễn Và Mối Liên Quan Đến Bệnh Giun Sán942
- Đau Bụng Do Giun Sán, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chữa Trị19816
- Các triệu chứng nhiễm giun sán cần biết2701
- Một số nguy cơ gây tắc ruột do nhiễm giun đũa2242
- Triệu chứng nhiễm giun tóc thường gặp ở trẻ em2167
- Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh sán lá gan lớn gây ra3953
- Các triệu chứng bệnh do giun móc chó mèo2611
- Các triệu chứng lâm sàng khi nhiễm Toxoplasma1600
- Phác đồ điều trị bệnh sán chó nhanh tại phòng khám ký sinh trùng21690