Triệu chứng nhiễm giun tóc thường gặp ở trẻ em
- 17/11/2020 - 03:09:02 PM
- 2939
Giun tóc được Linnaeus mô tả đầu tiên vào năm 1771. Trên thế giới, giun tóc trưởng thành còn được mô tả giống như một chiếc roi da dùng để đánh ngựa da phần đầu nhỏ, dài chứa thực quản giống roi da, trong khi đó phần đuôi phình to chứa cơ quan sinh dục và ruột giống như chỗ tay cầm roi. Nhiễm giun tóc phổ biến nhất ở các nước khí hậu nóng ẩm và điều kiện vệ sinh kém.
Phương thức nhiễm giun tóc
Nhiễm giun tóc phổ biến khắp nơi trên thế giới, chủ yếu các nước nhiệt đới. Một số nước nhiệt đới có tỉ lệ nhiễm giun tóc có thể 80%. Ở Việt Nam, tỉ lệ nhiễm giun tóc miền Bắc 52% cao hơn nhiều ở miền Nam 3-5%.
Tỉ lệ nhiễm giun tóc ở trẻ em cao hơn nhiều so với người lớn, tình trạng nhiễm nặng thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ do thói quen chơi nghịch đất bị nhiễm. Theo nghiên cứu của tỉnh Thừa Thiên Huế điều tra tình hình nhiễm giun ở trẻ em lứa tuổi học sinh mẫu giáo năm 2008 ở 5 trường mẫu giáo miền núi, nông thôn cho tỷ lệ nhiễm giun chung chiếm 35.22%, trong đó nhiễm giun đũa chiếm 16.98%, nhiễm giun tóc chiếm 10.06% và giun móc chiếm 15.09%.
Phương thức lây nhiễm trực tiếp là do nuốt trứng có ấu trùng đưa vào miệng bằng tay bẩn hay có trong thức ăn, nước uống bị nhiễm.
Trứng giun tóc khi ra bên ngoài môi trường, cần những điều kiện thích hợp để có thể phát triển tiếp: mưa nhiều, độ ẩm cao, nhiều bóng râm. Trứng giun tóc có đề kháng với ngoại cảnh tốt. Tuy nhiên, sự đề kháng với điều kiện thời tiết khô, nóng hay lạnh kém hơn giun đũa. Do sinh thái giống giun đũa nên bệnh nhân nhiễm giun tóc thường kết hợp nhiễm giun đũa.
Triệu chứng lâm sàng
Nhiễm giun tóc nhẹ (<20 giun trưởng thành) thường không có biểu hiện lâm sàng, và thường chỉ được phát hiện khi xét nghiệm phân thường quy.
Nhiễm giun tóc nặng (> 200 giun trưởng thành), mạn tình thường giun sẽ lan tràn từ manh tràng đến đại tràng và có các biểu hiện sau:
Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn ói hoặc tiêu chảy,...
Hội chứng lỵ: đi cầu nhiều lần trong một ngày, phân nhầy, đàm, máu, đau bụng. Do sự kích thích của nhu động ruột, tiêu chảy nhiều lần và bệnh nhân phải rặn khi đi tiêu nên có thể gây nên biến chứng sa trực tràng với niêm mạc trực tràng có thể bị lộn ra ngoài và nhiều giun tóc bám trên niêm mạc.
Thiếu máu: thường gây thiếu máu nhược sắc và thiếu máu nặng cũng có thể xảy ra hemoglobin < 6g/dl. Bệnh nhân bị mất máu khoảng 0.005 ml mỗi ngày. Thiếu mau có thể gây ra bởi tiêu thụ máu nhiều trong tình trạng nhiễm giun tóc nặng hay tổn thương đại tràng gây chảy máu (hội chứng lỵ). Nhiễm giun tóc thường đi kèm theo với tình trạng suy dinh dưỡng, nhiễm kết hợp giun móc hay amip Entamoeba histolytica nên đánh giá tình trạng thiếu máu do giun tóc đôi khi khó khăn.
Hệ tâm thần vận động chậm phát triển, sụt cân.
- Có thể bạn quan tâm
- Dấu Hiệu Ngứa Da, Dị Ứng, Mề Đay Do Nhiễm Giun Đũa Chó Mèo
4022
- Triệu Chứng Giun Sán Chó Mèo
7318
- Dấu Hiệu Nào Cảnh Báo Mắt Bị Mờ Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán?
757
- Điều Trị Bệnh Hôi Miệng Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán
734
- Các triệu chứng nhiễm giun sán cần biết
3432
- Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh sán lá gan lớn gây ra
5380
- Các triệu chứng lâm sàng khi nhiễm Toxoplasma
2413
- Phác đồ điều trị bệnh sán chó nhanh tại phòng khám ký sinh trùng
22971
- Cách phòng bệnh giun sán cho trẻ em hiệu quả
2135
- Bệnh giun kim: Những điều cần biết về bệnh giun kim
11057