sán chó, bệnh sán chó, dấu hiệu bị sán chó, dấu hiệu bệnh sán chó, sán dây, giun lươn, Toxocara, Toxoplasma

Ký sinh trùng, xét nghiệm ký sinh trùng, trị bệnh sán chó, bệnh giun đũa chó toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bệnh ký sinh trùng mèo toxoplasma gondii, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay

thời gian điều trị, dấu hiệu bệnh, các dấu hiệu, biểu hiện

Cung cấp thông tin miễn phí về bệnh giun sán, giới thiệu nơi xét nghiệm, khám và điều trị bệnh giun sán trong máu, và các bệnh dị ứng ngứa khác, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay, trị bệnh sán chó, bệnh toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bác sĩ chuyên ngành ký sinh trùng với nhiều năm kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân tại TP HCM và các tỉnh phía nam.

Một số nguy cơ gây tắc ruột do nhiễm giun đũa

  • 11/01/2021 - 03:18:13 PM
  • 2506

Giun sán là những loại ký sinh trùng có thể sống kí sinh trong cơ thể con người, chúng gây ra tình trạng bệnh lí như hen suyễn, bệnh về đường tiêu hóa, ngoài ra còn gây biến chứng rất nguy hiểm như tắc ruột do giun, giun chui ống mật...và đe dọa tính mạng nếu không khắc phục sớm. Một trong những trường hợp thường gặp nhất là tắt ruột do giun đũa gây ra.

Tắc ruột là một trong những chuyển động bên trong ống tiêu hóa bị suy giảm, làm tắc nghẽn thức ăn. Ngoài ra đây cũng là một cấp cứu ngoại khoa, chỉ xếp thứ hai sau viêm ruột thừa, có nhiều nguyên nhân gây tắc ruột tuy nhiên trong đó có một nguyên nhân thường hay gặp ở người bệnh đó là tắc ruột do giun nói chung và giun đũa nói riêng.

Nguyên nhân gây ra tắc ruột do giun là do các loại ký sinh trùng này thường thì sẽ không bị lây từ người sang người. Nhưng chúng lại lây lan khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với nước, thức ăn, lối sống vệ sinh bẩn hoặc sống trong một môi trường bị ô nhiễm nặng.

Hình ảnh lấy giun đũa ra từ ruột người

Nguy cơ mắc bệnh giun đũa

Hiện nay, những bệnh liên quan về giun đa số thường gặp là gặp ở trẻ em vì chúng đang trong độ tuổi chơi đùa, dễ bị lấm bẩn làm cho giun dễ ký sinh vào người.

Thời tiết khí hậu ẩm như ở nước ta thì giun dễ dàng sinh sống và phát triển nhanh và sẽ khiến con người ta mắc phải.

Dấu hiệu nhận biết tắc ruột do giun đũa

Khi bị tắc ruột do giun, người bệnh sẽ có triệu chứng đau bụng đầu tiên, cơn đau quặn thắt, và tăng dần dần, ngoài ra bụng bệnh nhân còn có thể bị đầy hơi khó chịu.

Tắc ruột do giun làm cho người bệnh trong tình trạng kiệt sức và mệt mỏi triền miên.

Có triệu chứng nôn mữa hoặc nôn ra giun.

Tình trạng sụt cân không rõ nguyên nhân thường gặp nhất, khi bị nhiễm giun chất dinh dưỡng bạn sẽ nhận được ít hơn vì giun đã lấy đi một phần dinh dưỡng đó

Khi khám sẽ nhìn thấy thành bụng căng tức, vùng bụng sẽ bị kích thích phúc mạc, nhu động ruột giảm.

Rối loạn tiêu hóa, người bệnh sẽ bị tình trạng tiêu chảy, hoặc táo bón.

Bệnh để lâu không được chữa trị người bệnh sẽ bị rối loạn nước điện giải và vô niệu, ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm đến tính mạng. Nếu để tình trạng kéo dài lâu ngày sẽ có các biểu hiện phức tạp như, lồng ruột, xoắn ruột, chảy máu, dẫn đến việc hoại tử ruột. Khi đó bệnh nhân sẽ phải cắt bỏ đi đoạn ruột bị hoại tử đó.

Chẩn đoán tắc ruột do giun đũa

Để chẩn đoán được bệnh sẽ thực hiện bằng phương pháp quan sát trứng giun bằng cách kiểm tra trực tiếp phân. Những con giun cái trưởng thành cũng có thể được tìm thấy trong phân khi bệnh nhân đi đại tiện. Ngoài ra, trường hợp ở nam giới, không tìm thấy trứng trong phân, nhưng tìm thấy được các bằng chứng khác về việc nhiễm ký sinh trùng trong ruột trên phim Xquang.

Đối với trường hợp khi giun chui vào trong các khoảng trống trong cơ thể, các cơ quan ống dẫn và trong các khoang của cơ thể, chúng di chuyển vào ống mật, khoang mũi, tai, và một số bộ phận khác sẽ gây ra khó khăn cho việc chẩn đoán. Đối với việc giun xâm nhập vào dạ dày và di chuyển ra bên ngoài ruột thì chúng có thể được giải quyết bằng thuốc và có thể là phẫu thuật.

Với số lượng giun quá lớn trong ruột gây xoắn ruột, tắc ruột, cũng có thể sẽ được chỉ định phẫu thuật nếu cần thiết.

Chụp X-quang hoặccộng hưởng từ, cắt lớp sẽ cho thấy được mức nước và hình ảnh giun trong các quai giãn ruột.

Siêu âm bụng cũng cho thấy kết quả quai ruột giãn, thành giày hơn và cho thấy được số lượng giun gây tắc ruột.

Ngoài ra chúng ta có thể xét nghiệm công thức máu để kiểm tra lượng bạch cầu tăng trong cơ thể. Tỷ lệ bạch cầu axit Eosinophil tăng thường nghĩ ngay đến việc bị nhiễm ký sinh trùng.

Giới thiệu

PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA CHUYÊN KHOA NỘI KÝ SINH TRÙNG CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN

ĐC: 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội ĐT: 0985294298 - Tổng đài: 02473001318

Sở Kế Hoạch Đầu Tư: 0312466011-001/SKHĐT-HNO

Mở cửa từ thứ 2 đến thứ 7,  từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều

Bài Viết Của Chúng Tôi Mang Tính Chất Tham Khảo, Không Thay Thế Cho Việc Chẩn Đoán Và Điều Trị.

 

 

2022 Copyright © Bản quyền thuộc PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI. Designed by Nina Co., Ltd
Mạng xã hội:
Liên kết 4Liên kết 3FBYoutube
Back to Top
Zalo
Zalo