Các triệu chứng nhiễm giun sán cần biết
- 28/01/2021 - 02:25:33 PM
- 3431
Bệnh trạng của nhiễm giun sán liên quan trực tiếp đến số lượng giun. Những người bị nhiễm giun với số lượng ít (vài con giun) thường sẽ không bị nhiễm trùng. Số lượng giun ít thường không gây ra triệu chứng đáng kể. Khi giun tồn tại ở trong cơ thể với số lượng nhiều, chúng sẽ gây ra một loạt những triệu chứng bao gồm như: tiêu chảy, đau bụng, suy dinh dưỡng, suy nhược, giảm phát triển về thể chất. Số lượng giun nhiều quá mức có thể gây ra triệu chứng tắc ruột, cần được chỉ định làm phẫu thuật ngay.
Các con đường nhiễm bệnh giun sán
Giun sán lây truyền qua tiếp trực tiếp xúc đất, qua việc nuốt trứng giun, và qua tiếp xúc phân của người bị nhiễm giun. Giun trưởng thành sống ký sinh trong ruột người và đẻ ra hàng ngàn quả trứng mỗi ngày. Ở những khu vực, những vùng có vệ sinh kém, những quả trứng này khiến cho ô nhiễm đất. Điều này có thể xảy ra theo nhiều nguyên nhân khác nhau:
Trứng bám dính vào rau không được nấu chín kỹ, rửa hoặc gọt vỏ; qua đường miệng rồi vào cơ thể rồi phát triển thành giun.
Trứng được đưa vào cơ thể theo đường miệng từ nguồn nước bị ô nhiễm có chứa trứng giun.
Trứng được đưa vào cơ thể qua việc chơi đất bị ô nhiễm và sau đó đưa tay vào miệng mà không được rửa sạch.
Ngoài ra, trứng giun nở trong đất, giải phóng ra ấu trùng trưởng thành thành một dạng có thể chủ động xâm nhập vào da. Người ta bị nhiễm giun chủ yếu qua việc da tiếp xúc với đất, cụ thể là việc đi chân trần trên vùng đất bị ô nhiễm.
Bệnh về giun sán không có lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác, hoặc là nhiễm giun từ phân tươi, vì trứng giun trong phân cần khoảng 3 tuần để trưởng thành trong đất trước khi có khả năng lây nhiễm. Vì những con giun này sẽ không nhân lên trong vật chủ của con người, nên việc tái nhiễm chỉ xảy ra do tiếp xúc với các giai đoạn lây nhiễm trong môi trường bên ngoài.
Đối tượng cần được kiểm soát việc nhiễm giun sán
Kiểm soát nhiễm giun sán là việc kiểm soát tỷ lệ mắc bệnh thông qua việc điều trị giun định kỳ cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao, đặc biệt là những người sống trong vùng lưu hành của bệnh. Những người có nguy cơ nhiễm giun cao là:
Trẻ em ở độ tuổi mầm non, nhà trẻ.
Trẻ em ở độ tuổi đi học (đặc biệt là lứa tuổi tiểu học).
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (bao gồm cả phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú).
Người làm việc trong một số ngành nghề mà có nguy cơ cao như thợ hái chè hoặc thợ mỏ, làm vườn,...
- Có thể bạn quan tâm
- Dấu Hiệu Ngứa Da, Dị Ứng, Mề Đay Do Nhiễm Giun Đũa Chó Mèo
4021
- Triệu Chứng Giun Sán Chó Mèo
7317
- Dấu Hiệu Nào Cảnh Báo Mắt Bị Mờ Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán?
756
- Điều Trị Bệnh Hôi Miệng Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán
733
- Triệu chứng nhiễm giun tóc thường gặp ở trẻ em
2939
- Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh sán lá gan lớn gây ra
5380
- Các triệu chứng lâm sàng khi nhiễm Toxoplasma
2413
- Phác đồ điều trị bệnh sán chó nhanh tại phòng khám ký sinh trùng
22971
- Cách phòng bệnh giun sán cho trẻ em hiệu quả
2134
- Bệnh giun kim: Những điều cần biết về bệnh giun kim
11057