sán chó, bệnh sán chó, dấu hiệu bị sán chó, dấu hiệu bệnh sán chó, sán dây, giun lươn, Toxocara, Toxoplasma

Ký sinh trùng, xét nghiệm ký sinh trùng, trị bệnh sán chó, bệnh giun đũa chó toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bệnh ký sinh trùng mèo toxoplasma gondii, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay

thời gian điều trị, dấu hiệu bệnh, các dấu hiệu, biểu hiện

Cung cấp thông tin miễn phí về bệnh giun sán, giới thiệu nơi xét nghiệm, khám và điều trị bệnh giun sán trong máu, và các bệnh dị ứng ngứa khác, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay, trị bệnh sán chó, bệnh toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bác sĩ chuyên ngành ký sinh trùng với nhiều năm kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân tại TP HCM và các tỉnh phía nam.

Viêm Da Cơ Địa: Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Điều Trị

  • 08/10/2019 - 10:14:52 AM
  • 5382

Để xác định nguyên nhân cần phải xét nghiệm máu, các kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch có thể xác định nguyên nhân gây viêm da cơ địa. Do đó, người bệnh thường được khuyến cáo nên nên xét nghiệm tìm nguyên nếu trị da liễu thất bại.

>> Xét nghiệm bệnh ký sinh trùng ở đâu, bao lâu có kết quả?

>> Dấu hiệu nào nhận biết bệnh mề đay do nhiễm giun sán?

Viêm Da Cơ Địa: Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Điều Trị

Thông Tinh Chung Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa: Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Điều Trị Viêm Da Cơ Địa

1. Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa?

Viêm da cơ địa ảnh hưởng đến bất kỳ vùng da nào nhưng thường gặp là vùng bàn tay và những nếp gấp (gấp khoeo chân, gấp khuỷu tay...) với triệu chứng rầm rộ từng đợt rồi thuyên giảm và sau  thời gian nhất định sẽ lặp lại. Do đó viêm da cơ địa gây nên những khó khăn nhất định trong sinh hoạt hàng ngày, làm người bệnh mệt mỏi và khó chịu.

Viêm da cơ địa thường tiến triển thành từng đợt, trong đợt cấp tính, người bệnh thấy một số vùng da nổi mẩn đỏ và ngứa, mức độ ngứa đôi khi rất nguy hiểm, thường là vào ban đêm làm cho người bệnh mất ngủ. Viêm da cơ địa lâu ngày vùng da sẽ chuyển sang màu nâu, xám, hoặc để lại các mảng dày da do chà xát lâu ngày.

Gãi ngứa lâu ngày khiến da tổn thương ảnh hưởng đến thẩm mỹ

2. Ảnh hưởng của viêm da cơ địa đối với cơ thể như thể nào?

Viêm da cơ địa ngứa gãy lâu ngày, da rất dễ bị trầy xước, vết gãy có thể bị nhiễm trùng, sưng viêm, tiết mủ trắng đục, mùi hôi, biểu hiện ngứa lâu ngày và việc chà xát kéo dài sẽ làm da dày lên, khiến da thô và ráp ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.

3. Những nguyên nhân nào thường gây viêm da cơ địa?

Viêm da cơ địa là một bệnh dị ứng, miễn dịch có tính chất gia đình, căn nguyên của viêm da cơ địa cho tới nay vẫn chưa thật rõ ràng, một số giả thiết cho rằng do da quá khô và dễ bị kích thích, kèm với đó là các rối loạn trong hệ thống miễn dịch.

Một số nguyên nhân được cho là làm tăng nguy cơ viêm da cơ địa như là môi trường ô nhiễm, dị ứng thức ăn, bụi mạt nhà, phấn hoa, bụi cỏ hóa chất…Khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng giun sán có thể là mối liên hệ làm tăng nguy ngứa da dị ứng những dị nguyên vừa nêu.

4. Làm sao để xác định nguyên nhân gây viêm da cơ địa?

Để xác định nguyên nhân cần phải xét nghiệm máu, các kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch có thể xác định nguyên nhân gây viêm da cơ địa. Do đó, người bệnh thường được khuyến cáo nên nên xét nghiệm tìm nguyên nếu điều trị da liễu thất bại.

Viêm da cơ địa do nhiễm ký sinh trùng giun sán tribenhgiunsan.com.vn

5. Viêm da cơ địa nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa thể nhẹ thường không gây biến chứng nguy hiểm, nếu người bệnh bị viêm da cơ địa ngứa toàn thân, gãi lâu ngày, da bị tổn thương, lở loét và vết nứt da bị truyền nhiễm bởi chủng vi sinh vật thường trú trên da hay cả vi khuẩn ngoại lai. Đôi khi móng tay dài hoặc tay nhiễm vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng da, nặng có thể nhiễm trùng huyết.

Trường hợp bị bội nhiễm thêm virus gây hội chứng Kaposi-juliusberg (hay eczema herpeticum) tương đối nặng với biểu hiện sốt, mệt mỏi, nổi mụn nước trên da, gây tổn thương nội tạng... tỉ lệ tử vong trong khoảng 1-9%, ngoài ra, do bệnh lý mãn tính kéo dài nhiều năm, ví như điều trị sai, lạm dụng các thuốc bôi hoặc uống với Corticoid sẽ gây ra biến chứng đỏ da toàn thân. Toàn thân người bệnh đỏ, sốt từng đợt, rét run, ngứa thường xuyên...

Viêm da cơ địa ở vùng da xung quanh mắt làm cho người bệnh khó chịu, ngứa, da vùng mắt, gây mắt thâm do gãi nhiều ảnh hưởng tới thẩm mỹ, những biến chứng ở mắt bao gồm chảy nước mắt, viêm mí mắt và viêm kết mạc, khi có những biểu hiện trên về mắt, cần đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt hoặc khám và điều trị bệnh ký sinh trùng vì ấu trùng sán chó thường gây ngứa và di chuyển đến mắt

6. Cần làm gì khi bị viêm da cơ địa?

Khi có những biểu hiện như trên nên khám và điều trị bác sĩ da liễu, nếu điều trị bác sĩ da liễu không hiệu quả nên khám và xét nghiệm tìm nguyên nhân viêm da cơ địa trong đó các nguyên nhân như bệnh giun sán trong máu, dị ứng dị nguyên môi trường, mạt bụi…

7. Phương pháp điều trị viêm da cơ địa như thế nào?

7.1. Điều trị nguyên nhân

Chữa trị viêm da cơ địa tốt nhất là xét nghiệm tìm được nguyên nhân cụ thể rồi mới sử dụng thuốc. Hoặc biết cánh để mà kiêng cữ cách ly với dị nguyên đã biết trước. Viêm da cơ địa do nhiễm ký sinh trùng giun sán, thường sau khi điều trị giun sán sẽ hết ngứa. Tại sao lại như vậy là bởi vì khi nhiễm giun sán một số loại ấu trùng như giun đũa chó, giun lươn, giun đầu gai, sán chó đi vào máu và tiết ra chất độc gây dị ứng ngứa cho cơ thể. Khi trị bệnh giun sán tức là trị nguyên nhân gây viêm da dị ứng.

Viêm da cơ địa do nhiễm sán chó Toxocara trước điều trị

7.2. Điều trị triệu chứng

Trường hợp chưa có điều kiện để xét nghiệm thì điều trị triệu chứng viêm da cơ địa để giảm viêm, giảm ngứa và ngăn chặn những cơn bùng phát Viêm Da Cơ Địa: Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Điều Trị

Các thuốc điều trị triệu chứng thường được sử dụng là : Kem chống ngứa: sử dụng bôi vào vùng da mẩn ngứa, thuốc kháng histamine uống, có tác dụng chống ngứa 24 giờ thường gây buồn ngủ, nên sử dụng vào buổi tối.

Kem dưỡng ẩm kèm chống ngứa: giảm triệu chứng khó chịu. Ngoài những cơn ngứa cấp tính, cần thường xuyên dưỡng ẩm da, mềm da khi thời tiết lạnh và khô, hạn chế để da nứt nẻ sẽ khiến cho dễ gây ngứa.

Kem kháng viêm: có tác dụng giảm viêm tại chỗ, giảm triệu chứng ngứa, da bớt mẩn đỏ, sưng, ngứa. Nên tránh bôi kem kháng viêm khi đã bớt ngứa và tăng cường các liệu pháp tự chăm sóc khác như dưỡng da, làm mềm da cũng giúp kiểm soát viêm da cơ địa mức độ nhẹ thay vì dùng thuốc.

Sử dụng kháng sinh: Trong trường hợp bị nhiễm trùng da thì việc điều trị cần bổ sung thêm kháng sinh từ 5 đến 7 ngày để điều trị nhiễm trùng và vệ sinh, rửa vết thương hở, thấm dịch, người bệnh cần đắp gạc, vệ sinh và thay băng mỗi ngày để tránh bội nhiễm

Trường hợp dị ứng với mạt bụi : vệ sinh nhà cửa, giặt giũ chăn, gối, nệm, thảm và màn cửa thường xuyên, giảm thiểu khói thuốc lá và môi trường bụi bặm. Mở cửa phòng để thông gió và cho ánh nắng vào phòng cũng có tác dụng để dự phòng bệnh viêm da cơ địa do mạt bụi phòng

Không nên tắm quá lâu; mỗi lần tắm, giới hạn trong 15 - 20 phút và nên dùng nước ấm hơn thay vì nước nóng khiến da bị giãn mạch tăng nguy cơ dị ứng ngứa.

Sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng để điều trị bệnh ngứa do giun sán, các dấu hiệu bệnh sẽ thuyên giảm, đặc biệt là dấu hiệu bệnh sán chó, tuy có nặng nề hơn các bệnh giun sán khác nhưng điều trị sau 5 đến 7 ngày bằng thuốc diệt ký sinh trùng tình trạng ngứa da do sán chó được cải thiện đáng kể.

Sau điều trị viêm da cơ địa do sán chó Toxocara bằng thuốc diệt ký sinh trùng 1 tháng

8. Xét nghiệm nguyên nhân viêm da cơ địa dị ứng và giun sán ở đâu?

Bệnh viêm da cơ địa có môi liên hệ với một số bệnh dị ứng khác kèm theo. Khi bị nhiễm giun sán trong máu sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết, và dị ứng môi trường. Vì vậy những trường hợp bị viêm da dị ứng ngứa nên xét nghiệm máu để trị bệnh giun sán nếu có. Xét nghiệm máu cũng biết các dị nguyên gây dị ứng khác ngoài bệnh giun sán.

Tại Phòng khám Quốc tế Ánh Nga Hà Nội gói khám và xét nghiệmđiều trị viêm da cơ địa dị ứng và giun sán, giúp bệnh nhân biết được nguyên nhân gây viêm da cơ địa. Qua đó chủ động trong việc chữa trị nguyên nhân bệnh. Phòng khám mở cửa từ thứ 2 đến thứ 7, từ 7 giờ đến 17 giờ. Xét nghiệm dị ứng và giun sán, kèm chức nặng gan thận không cần nhịn ăn sáng. Trả kết quả xét nghiệm sau 3 giờ đến 5 giờ làm việc./.

 

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI

CHUYÊN VỀ NGỨA DA VÀ GIUN SÁN

Mẩn ngứa da, dị ứng, mề đay do giun sán

ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội

 Điện Thoại: 0985294298 - Hotline: 02473001318

Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 20h. Nghỉ ngày CN

 

 

Giới thiệu

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA 

Khám Xét Nghiệm Và Điều Trị Bệnh Giun Sán, Ngứa Da, Nổi Mề Đay, Dị Ứng Do Nhiễm Ấu Trùng Giun Sán Trong Máu

Cơ Sở 1: Số 74-76 Trần Tuấn Khải, Phường 5, Quận 5, TP. HCM

Cơ Sở 2: Số 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT: 02838302345 - Tổng đài: 02473001318      

* Lưu ý: Hiệu quả điều trị có thể thay đổi phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh và cơ địa của mỗi người

 

Bản quyền thuộc PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA (*) Bài viết của chúng tôi mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh vì các triệu chứng của bệnh giun sán trong cơ thể có thể tương đồng với một số bệnh lý ở da, toàn thân và thần kinh khác do đó nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa trước khi tiến hành chữa trị.. Designed by Nina Co., Ltd
Mạng xã hội:
Liên kết 4Liên kết 3FBYoutube
Cơ Sở 1
Cơ Sở 2
Back to Top
Zalo
Zalo