sán chó, bệnh sán chó, dấu hiệu bị sán chó, dấu hiệu bệnh sán chó, sán dây, giun lươn, Toxocara, Toxoplasma

Ký sinh trùng, xét nghiệm ký sinh trùng, trị bệnh sán chó, bệnh giun đũa chó toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bệnh ký sinh trùng mèo toxoplasma gondii, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay

thời gian điều trị, dấu hiệu bệnh, các dấu hiệu, biểu hiện

Cung cấp thông tin miễn phí về bệnh giun sán, giới thiệu nơi xét nghiệm, khám và điều trị bệnh giun sán trong máu, và các bệnh dị ứng ngứa khác, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay, trị bệnh sán chó, bệnh toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bác sĩ chuyên ngành ký sinh trùng với nhiều năm kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân tại TP HCM và các tỉnh phía nam.

Bệnh Giun Móc Chó, Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Giun Móc Chó

  • 09/09/2019 - 03:05:13 PM
  • 6555

Bệnh giun móc chó nên được điều trị tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng tại đây bác sĩ sẽ điều trị cho bạn theo nguyên tắc: Vừa đẩy giun vừa bồi hoàn sắt đã mất và nâng cao chế độ dinh dưỡng. Bên cạnh thuốc trị bệnh giun móc chó chó, cần bổ sung các thuốc bảo vệ gan, thuốc ngứa, thuốc mỡ bôi diệt ấu trùng nằm trong da bệnh nhân.

Bệnh giun móc chó là gì?

Giun móc chó là loại giun hình ống ký sinh ở ruột non người gây thiếu máu, đặc biệt là trẻ em và phụ ữ trong độ tuổi sinh đẻ. Nhiễm giun móc thường gặp ở vùng khí hậu nóng và ẩm. Mặc dù có sự khác biệt rõ rệt về hình thái học giữa giun trưởng thành của hai loại giun móc Ancylostoma duodenale và Neator americanus nhưng trứng và ấu trùng của hai loại rất giống nhau. Trên thế giới có khoảng 900 triệu người mắc bệnh giun móc và khoảng 60.000 người chết hang năm. Bên cạnh đó bệnh giun móc chó cần phân biệt với giun bệnh sán chó Toxocara.

Hình thể giun móc chó như thế nào?

Hình thể giun móc chó trưởng thành

Màu trắng sữa, bộ phận miệng có rang bám chắc vào màng nhày ruột non

Ancylostoma duodenale: giun đực dài 7-11mm, giun cái dài hơn giun đực, mỗi ngày giun cái đẻ 10.000 – 35.000 trứng, đời sống trung bình khoảng 6 năm. Đuôi giun cái cùn.

Necator americanus: kích thước hơi ngắn hơn Ancylostoma duodenale. Giun cái mỗi ngày đẻ 5.000 – 20.000 trứng và đời sống trung bình khoảng 5 – 15 năm.

Hình thể giun móc chó lây bệnh cho người

Chu kỳ phát triển của bệnh giun móc chó như thế nào?

Sau khi thụ tinh, giun cái đẻ rứng trong ruột non, trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thích hợp sẽ nở thành ấu trùng I trong khoảng từ 1 – 2 ngày. Ấu trùng I ăn vi trùng, các chất hữu cơ trong phân và phát triển ấu trùng II trong khoảng 5 – 8 ngày. Trứng và ấu trùng giun móc chó phát triển tốt nhất ở điều kiện nóng ẩm, nơi có nhiều bóng râm. Ấu trùng II xâm nhập vào cơ thể ký chủ bằng cách xuyên qua da nhưng nhất là ở kẽ tay, kẽ chân. Sau khi xuyên qua da, ấu trùng sẽ theo tĩnh mạch nhưng và đến tim sau đó đến phổi vào phế nang. Ấu trùng đi ngược lên phế quản, khí quản qua thực quản rồi nuốt xuống dạ dày đến ruột non khi di chuyển đến ruột non , nó bám vào niêm mạc ruột non và trưởng thành. Con cái bắt đầu đẻ trứng sau khoảng 5 tháng.

Ancylostoma duodenale có thể lây qua đường tiêu ha trong khi Necator americanus chỉ lây nhiễm bằng cách xuyên qua da

Chu kỳ phát triển bệnh giun móc chó 

Đặc điểm dịch tễ của bệnh giun móc chó

Giun móc chó phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Khí hậu nóng ẩm thích hợp cho sự phát triển của trứng và ấu trùng giun móc, đặc biệt là mùa mưa.

Ý thức vệ sinh kém như phóng uế, đi tiêu trên đồng ruộng, sông lạch, sử dụng phân tươi bón hoa màu làm đất bị ô nhiễm giun móc.

Ngoài ra, tập quán đi chân đất, tiếp xúc với đất nhưng không mang dụng cụ bảo hộ lao động, trẻ em nghịch đất tạo điều kiện tái nhiễm thường xuyên.

Ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm giun móc khác nhau tùy vùng.

Miền Bắc: vùng đồng bằng, không ngườiập nước, trồng hoa màu, cây ăn trái, sử dụng phân tươi bón hoa màu, tỷ lệ nhiễm có nơi lên đến 70%-80%, tuy nhiên tỷ lệ thấp ở vùng đồng bằng cấy lúa, ngườiập nước hay miền núi.

Miền Nam : tỷ lệ nhiễm thay đổi từ 10% - 50%, khá cao ở vùng trồng rẫy hay vườn cao su.

Dấu hiệu nhận biết bệnh giun móc chó như thế nào?

Bệnh giun móc chó giai đoạn ấu trùng xuyên qua da

Ngứa là triệu chứng đầu tiên xuất hiện, mức độ nhiều hay ít tùy thuộ vào số lượng ấu trùng, nếu bệnh nhân gãi nhiều có thể có bội nhiễm kèm theo. Sang thương là các nốt sẩn ngứa, mụn nước thường ở kẽ ngón tay, kẽ ngón chân, mu bàn chân kéo dài khoảng 3 – 4 ngày rồi tự nhiên khỏi.

Giun móc giai đoạn qua phổi

Tình trạng viêm phổi do giai đoạn ấu trùng di chuyển có thể có những triệu chứng tương tự như hen suyễn, viêm phế quản, hội chứng Loeffler không rõ như trường hợp nhiễm giun đũa.

Giun móc chó giai đoạn ở ruột

Biểu hiện bởi triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhẹ, chủ yếu là thiếu máu. Nguyên nhân thiếu máu là do giun trưởng thành hút máu của ký chủ, bên cạnh đó còn có một sự chảy máu rỉ rả có thể là do giun tiết chất kháng đông tại vị trí bám. Bệnh nhân nhiễm Ancylostoma duodenale thường gây mất máu nhiều hơn so với nhiễm N.americanus.soi

Triệu chứng cấp tính tùy thuộc vào số lượng giun có thể biểu hiện bởi tình trạn mệt mỏi, bồn nôn, nôn ói, đau bụng, đi cầu phân đỏ hoặc phân đen, suy nhược và xanh xao. Một số trường hợp nhiễm giun nặng ở trẻ nhỏ có thể để lại di chứng, thậm chí gây tử vong.

Nhiễm giun mạn tính thường gây thiếu máu thiếu sắt với bệnh nhân xanh xao, mệt mỏi, phù mặt, phù chân, nhiều trường hợp Hemoglob giảm ≤ 5g/dl, có thể có bóng tim to, chậm phát triển thể chất và tâm thần.

Chẩn đoán bệnh giun móc chó tại phòng khám ký sinh trùng

Tại phòng khám ký sinh trùng chẩn đoán nhiễm giun móc chó chủ yếu dựa vào phương pháp soi phân tìm trứng.

Xét nghiệm công thức máu : Biểu hiện tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc kèm tăng bạch cầu ái toan

Trường hợp nhiễm ít có thể làm phương pháp tập trung như Willis hoặc Kato-Katz.

Cấy phân thường dùng để chẩn đoán xác định giun móc (phân biệt với giun lươn).

Hình ảnh ấu trùng di chuyển dưới da ở bệnh nhân xét nghiệm nhiễm giun móc chó trinhbenhgiunsan.com.vn

Điều trị bệnh giun móc chó ở đau bao lâu dứt bệnh

Bệnh giun móc chó nên được điều trị tại phòng khám chuyên khoa có bác sĩ kinh nghiệm trị bệnh giun sán. Tại đây bác sĩ sẽ điều trị cho bạn theo nguyên tắc: Vừa đẩy giun vừa bồi hoàn sắt đã mất và nâng cao chế độ dinh dưỡng. Bên cạnh thuốc trị bệnh giun móc chó chó, cần bổ sung các thuốc bảo vệ gan, thuốc ngứa, thuốc mỡ bôi diệt ấu trùng nằm trong da bệnh nhân.

Bác sĩ ký sinh trùng có đủ các loại thuốc cần thiết cho bạn điều trị bệnh giun móc hiệu quá, có trường hợp nhiễm bệnh giun móc uống thuốc 3 ngày dứt bệnh, các trường hợp nặng hơn có thể điều trị lâu hơn tuy nhiên không quá 15 ngày mỗi liễu trình. Những trường hợp nặng cần xét nghiệm lại phần khi tái khám.

Các thuốc thường sử dụng là Pyrantel, Mebendazole 500, Albendazole 400 mg

Dự phòng bệnh giun móc chó như thế nào

Phát hiện bệnh và điều trị.

Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi, ủ phân kỹ trước khi bón hoa màu, mang ủng, đeo gang tay khi tiếp xúc với đất.

Giáo dục sức khỏe, điều trị hang loạt cho những cộng đồng có tỷ lệ nhiễm cao.

Rắc vôi sau mỗi vụ mùa.

 

Tags: Bệnh sán chóTriệu chứng sán chóXét nghiệm sán chó, Giun đũa chó Toxocara

 

 

Giới thiệu

PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA CHUYÊN KHOA NỘI KÝ SINH TRÙNG CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN

ĐC: 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội ĐT: 0985294298 - Tổng đài: 02473001318

Sở Kế Hoạch Đầu Tư: 0312466011-001/SKHĐT-HNO

Mở cửa từ thứ 2 đến thứ 7,  từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều

Bài Viết Của Chúng Tôi Mang Tính Chất Tham Khảo, Không Thay Thế Cho Việc Chẩn Đoán Và Điều Trị.

 

 

2022 Copyright © Bản quyền thuộc PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI. Designed by Nina Co., Ltd
Mạng xã hội:
Liên kết 4Liên kết 3FBYoutube
Back to Top
Zalo
Zalo