sán chó, bệnh sán chó, dấu hiệu bị sán chó, dấu hiệu bệnh sán chó, sán dây, giun lươn, Toxocara, Toxoplasma

Ký sinh trùng, xét nghiệm ký sinh trùng, trị bệnh sán chó, bệnh giun đũa chó toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bệnh ký sinh trùng mèo toxoplasma gondii, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay

thời gian điều trị, dấu hiệu bệnh, các dấu hiệu, biểu hiện

Cung cấp thông tin miễn phí về bệnh giun sán, giới thiệu nơi xét nghiệm, khám và điều trị bệnh giun sán trong máu, và các bệnh dị ứng ngứa khác, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay, trị bệnh sán chó, bệnh toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bác sĩ chuyên ngành ký sinh trùng với nhiều năm kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân tại TP HCM và các tỉnh phía nam.

Nhiễm Sán Chó: Điều Trị Ở Đâu Bao Lâu Khỏi Bệnh

  • 17/10/2019 - 03:21:24 PM
  • 9100

Nhiễm sán chó là biểu hiện nhiễm trùng một loại giun tròn có tên là Toxocara gây ra. Do 80% lây nhiễm từ phân chó phát tán ra môi trường nên thường gọi là bệnh sán chó. Nhiễm sán chó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như như hoại tử gan, tổn thương não bộ, tổn thương mắt gây mù lòa, tử vong… nếu không được chữa trị kịp thời.

1. Dấu hiệu nào nhận biết: nhiễm sán chó ở người

Nhiễm sán chó giai đoạn đầu thường ít có các biểu hiện triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng. Phần lớn ấu trùng sán chó đều nhiễm vào máu gây các triệu chứng đều khu trú ở phủ tạng. Nhiễm sán chó lâu ngày không được điều trị gây tổn thương da, da sạm, mẩn ngứa giống như bệnh da liễu với biểu hiện như sau:

Nhiễm sán chó mẩn ngứa da dị ứng khu trú hoặc toàn thân

Nhiễm sán chó khiến da nổi mẩn nóng đỏ

Nhiễm sán chó gây viêm da, xuất hiện mủ trên da do gãi lâu ngày viêm da, có trường hợp chảy máu trên da

Nhiễm sán chó có thể gây mẩn ngứa giống như bệnh da liễu

Nhiễm sán chó ở phủ tạng: sán chó có thể gây tổn thương các cơ quan khác như gan, phổi, não, gây ra các dấu hiệu bệnh lý sau:

  • Vàng da, sạm da
  • Đau bụng âm ỉ
  • Khó thở từng cơn
  • Ho khan hoặc có đờm
  • Đau tức ngực
  • Mệt mỏi sụt cân
  • Đau đầu, co giật, buồn nôn
  • Mờ mắt, giảm thị lực
  • Liệt khu trú

2. Nguyên nhân nhiễm bệnh sán chó là gì?

Nguyên nhân khiến cơ thể nhiễm sán chó là do nuốt phải ấu trùng qua đường miệng, dính ấu trùng vào kẽ ngón chân khi làm vườn, khi chơi thể thao tiếp xúc với đất, cát nhiễm ấu trùng sán chó.

Chu trình nhiễm bệnh sán chó

Ngoài ra việc tiếp xúc gần gũi với chó, mèo bị bệnh cũng là tăng nguy cơ nhiễm sán chó. Thói quen ăn hải sản sống, rau sống, không được nấu chín ký, rửa ký… cũng là một trong những nguy cơ bị nhiễm bệnh sán chó.

3. Nhiễm sán chó: nguy hiểm như thế nào?

Ấu trùng sán chó có thể xâm nhập vào tim, gan, phổi, mắt và não, gây tổn thương ở các cơ quan này. Trong trường hợp tổn thương nghiêm trọng, bạn có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như như:

  • Nhiễm sán chó ở não : gây tổn thương hệ thần kinh trung ương gay u não, áp xe não, co giật
  • Nhiễm sán chó ở tim : gây viêm cơ tim
  • Nhiễm sán chó ở gan : gây viêm gan, u gan, hoại tử gan
  • Nhiễm sán chó ở thận : gây viêm thận, viêm đài bể thận
  • Nhiễm sán chó ở mắt : gây giảm thị thực, mù lòa
  • Nhiễm sán chó : có thể gây tử vong

4. Hình ảnh tổn thương thực thể ở bệnh nhân nhiễm sán chó lâu ngày

Dấu hiệu nhận biết nhiễm sán chó rất mơ hồ và không có tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm sán chó. Do đó để được chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm sán chó, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa.

5. Các thể lâm sàng thường gặp của bệnh sán chó

5.1. Nhiễm sán chó: thể ấu trùng di chuyển nội tạng

Khi vào cơ thở ấu trùng di chuyển vào máu và chu du khắp cơ thể, đến gan gây gan toa, hoại tử, hen suyễn, sốt, có thể tăng số lượng bạch cầu toan tính và các globulin miễn dịch. Nhiễm sán chó ở não gây u não, áp xe não, tổn thương hệ thần kinh trung ương. Thể ấu trùng di chuyển nội tạng được cho là thể bệnh nặng nhất và có nguy cơ tử vong cao.

5.2. Nhiễm sán chó: thể ấu trùng di chuyển mắt

Thể ấu trùng di chuyển đến mắn thường nặng hơn ở trẻ từ 5 đến 10 tuổi và đặc trưng bởi các triệu chứng khu trú ở mắt như : mắt lé, giảm thị lực, rối loạn điều tiết, viêm mống mắt, viêm màng bồ đào. Thể bệnh này có thể dẫn đến mù lòa nếu không được kiểm soát và can thiệp kịp thời.

Ngoài 2 thể bệnh chính nêu trên, nhiễm sán chó còn được có một số thể phụ ít gặp hơn, gồm:

  • Nhiễm sán chó thể thần kinh: Đặc trưng bởi triệu chứng khu trú ở dây thần kinh như viêm rễ thần kinh, viêm màng não, viêm mạch máu não, động kinh, giảm trí tuệ, viêm dây thần kinh thị giác,…
  • Nhiễm sán chó thể hể thông thường: Đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng, nổi ban, mệt mỏi, khó thở, ngứa ngáy và bứt rứt, khó chịu.
  • Nhiễm sán chó thể hể che đậy: Chủ yếu gặp ở trẻ em 2 đến 10 tuổi, đặc điểm của thể bệnh này là triệu chứng ho thường xuyên, đau bụng, nhức đầu…

Gắp ấu trùng sán chó Toxocara trong mắt người bệnh

6. Phương pháp nào chẩn đoán nhiễm bệnh sán chó?

Các dấu hiệu lâm sàng do nhiễm sán chó gây ra thường không có tính đặc trưng cao và dễ bị nhầm lẫn với những tình trạng da liễu khác. Xét nghiệm máu bằng phương pháp miễn dịch ELISA, chẩn đoán lâm sàng thực thể, kết hợp yếu tố dịch tễ,…là những công việc được thực hiện trong chẩn đoán nhiễm bệnh sán chó.

Do đó bác sĩ chỉ định xét nghiệm cho bạn phải là bác sĩ có kinh nghiệm mới đưa ra những chỉ định phù hợp nhất. Không phải bệnh nhân nào cũng thực hiện đầy đủ các xét nghiệm mới tìm ra bệnh. Với bệnh giun sán đôi khi chỉ một xét nghiệm thôi đã đủ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh. 

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu bằng phương pháp ELISA thực hiện trên máy xét nghiệm miễn dịch tự động, tìm kháng thể chống lại kháng nguyên gây bệnh sán chó. Xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm máu lắng, xét nghiệm yếu tố viêm CRP hỗ trợ chẩn đoán và điều trị
  • Xét nghiệm chức năng gan, thận: Có hay không các dấu hiệu triệu chứng vàng da, đau bụng,… bác sĩ có thể xét nghiệm chức năng gan, thận để xác định sự hiện diện của ấu trùng bệnh sán chó.
  • Chẩn đoán hình ảnh : Sau khi ấu trùng sán chó Toxocara xâm nhập vào cơ thể, chúng thường di chuyển và làm tổ trong nội tạng như gan, tim, phổi, thận, não. Mỗi nang là một ấu trùng vì chúng không sinh sản nên không thành cặp và không sinh ra các thế hệ sau. Thông qua xét nghiệm hình ảnh, như siêu âm, chụp CT hoặc X-quang: bác sĩ có thể quan sát được sự hiện diện của các nang ấu trùng này.

7. Biện pháp trị bệnh sán chó hiệu quả

Khi có đủ cơ sở chẩn đoán nhiễm sán chó, bạn cần tiến hành điều trị để ngăn chặn mức độ ảnh hưởng và các biến chứng của bệnh sán chó gây nên.

Điều trị bệnh sán chó chủ yếu là sử dụng thuốc uống, không sử dụng thuốc tiêm để diệt ký sinh trùng. Việc dùng thuốc diệt ấu trùng thường được kiểm soát chặt chẽ bởi bác sĩ có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng thuốc chống ngứa để cải thiện các triệu chứng ở trên da do bệnh sán chó gây ra.

Thời gian điều trị nhiễm bệnh sán chó từ một đến ba liệu trình, mỗi liệu trình từ 7 đến 14 ngày là dứt bệnh, nên trị bệnh sán chó với bác sĩ có kinh nghiệm trị bệnh giun sán

Tổn thương da khoeo chân ở bệnh nhân nam nhiễm sán chó

8. Phương pháp phòng nhiễm bệnh sán chó?

Nhiễm sán chó là bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tim, não, phổi và thậm chí gây tử vong. Vì vậy bạn cần chủ động phòng ngừa bệnh sán chó cho bản thân và những người xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Phòng ngừa nhiễm sán chó với các biện pháp sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với chó, mèo.
  • Trước khi chế biến món ăn, cần vệ sinh tay với xà bông. Đồng thời hướng dẫn con trẻ vệ sinh tay trước khi ăn.
  • Dọn dẹp phân của chó, mèo đúng cách, bỏ phân chó vào bịch ni lông bịt kín và bỏ vào thùng rác.
  • Vệ sinh nơi ở của vật nuôi đều đặn mỗi tuần.
  • Tẩy giun định kỳ cho chó, mèo.
  • Thăm khám, xét nghiệm định kỳ 6 tháng đến 1 năm một lần cho các thành viên trong gia đình để kịp thời phát hiện và điều trị nếu nhiễm bệnh sán chó.

Hiện nay việc chữa trị nhiễm sán chó còn gặp nhiều khó khăn do thiếu phương tiện chẩn đoán và sự chủ quan. Vì vậy, người bệnh cần có chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình bằng việc xét nghiệm định kỳ bệnh giun sán nói chung và bệnh sán chó nói riêng.

 

 

 

 

Giới thiệu

PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA CHUYÊN KHOA NỘI KÝ SINH TRÙNG CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN

ĐC: 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội ĐT: 0985294298 - Tổng đài: 02473001318

Sở Kế Hoạch Đầu Tư: 0312466011-001/SKHĐT-HNO

Mở cửa từ thứ 2 đến thứ 7,  từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều

Bài Viết Của Chúng Tôi Mang Tính Chất Tham Khảo, Không Thay Thế Cho Việc Chẩn Đoán Và Điều Trị.

 

 

2022 Copyright © Bản quyền thuộc PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI. Designed by Nina Co., Ltd
Mạng xã hội:
Liên kết 4Liên kết 3FBYoutube
Back to Top
Zalo
Zalo