Nhiễm giun sán ở da: dấu hiệu nào nhận biết?
- 07/01/2020 - 04:36:41 PM
- 31932
Nhiễm giun sán dưới da là bệnh kí sinh trùng do ấu trùng giun sán có trong đất, cát lây nhiễm khi đi chân trần lội cát hoặc làm vườn. Bệnh thường gặp ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Các loại giun sán thường gặp là ấu trùng giun móc chó, ấu trùng giun đũa chó Toxocara hay còn gọi là bệnh sán chó.
Bằng cách nào ấu trùng có thể chui qua da vào cơ thể?
Ấu trùng giun móc-mèo có thể di chuyển xuyên qua da lành để lây nhiễm cho người, trên người có tổn thương da sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của ấu trùng. Ấu trùng thường xâm nhập vào da kẽ ngón, đặc biệt là kẽ ngón chân.
Những ai có nguy cơ nhiễm ấu trùng giun sán qua da?
Tất cả mọi người khi tiếp xúc với đất, cát nhiễm ấu trùng đều có nguy nhiễm giun sán ở da. Khi ấu trùng chui qua da vào cơ thể, thường sẽ không có triệu chứng gì, hoặc có thể có ngứa da tại chỗ hoặc toàn thân. Thông thường người bệnh sẽ nghĩ là bị côn trùng chích đốt, ít ai nghĩ là do nhiễm giun sán.
Ấu trùng giun đũa chó tạo đường hầm ngoằn ngoèo dưới da ở bé 7 tuổi
Biểu hiện của nhiễm giun sán ở da như thế nào?
Khi nhiễm giun sán qua da vào cơ thể, ấu trùng giun sán có thể ngay lập tức hoạt động hoặc im lặng cả tuần hoặc cả tháng mới phát bệnh. Khi nhiễm giun sán qua phát bệnh, ấu trùng sẽ tạo đường hầm trong da, đường kính đường hầm rộng khoảng 2-3mm. Tốc độ di chuyển của ấu trùng giun sán thay đổi từ vài milimet đến vài centimet mỗi ngày.
Nhiễm giun sán ở da vị trí ấu trùng thường nằm cách vùng tổn thương khoảng 1-2 cm, ở phía trước theo hướng di chuyển của ấu trùng. Biểu hiện của tổn thương khi nhiễm giun sán ở da là những đường màu đỏ mảnh như sợi chỉ, có thể hơi gồ lên mặt da, ứng với đường di chuyển của ấu trùng.
Tổn thương mới nối dài thương tổn cũ khi nhiễm giun sán ở da
Tổn thương mới sẽ nối dài thương tổn cũ và thường có màu đỏ hơn thương tổn cũ, chiều dài của vết ngằn ngoèo khoảng 2 – 6 cm, thậm chí có thể đến 20 cm. Càng nhiều ấu trùng cùng tham gia tạo đường một lúc thì tổn thương da biểu hiện càng dài, quanh co, ngoằn ngoèo đa dạng. Nhiễm giun sán ở da tổn thương mụn nước, bọng nước có thể xuất hiện trên 10% trường hợp. Vị trí ấu trùng di chuyển là trong lớp thượng bì.
Ấu trùng có sinh sôi trong cơ thể không?
Người là kí chủ phụ, nên khi nhiễm giun sán ở da, chúng không sinh sôi, sau một thời gian ấu trùng ở trong cơ thể người sẽ tự chết, do đó bệnh này có thể tự hết. Tuy không điều trị có thể gây nên tình trạng mẩn ngứa, viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nên khám và điều trị khi có những dấu hiệu nghi ngờ nhiễm giun sán
Xét nghiệm máu có thể phát hiện sớm nhiễm giun sán ở da và các loại giun sán khác trong máu ngay khi chúng chưa phát bệnh. Khi phát hiện nhiễm giun sán điều trị sớm sẽ rút ngắn thời gian bệnh, giảm đáng kể triệu chứng mẩn ngứa, tổn thương da sẽ lành nhanh hơn. Nếu có những biểu hiện nghi ngờ mình bị nhiễm giun sán nên đến khám và điều trị ngay. Quá trình điều trị nhiễm giun sán chỉ cần uống thuốc diệt ấu trùng. Thời gian điều trị dứt bệnh khoảng từ 1 đến 2 đợt, mỗi đợt điều trị từ 7 đến 15 ngày, nên tái khám xét nghiệm lại sau 1 tháng để đánh giá điều trị.
Một số dạng dị ứng mẩn ngứa ở da gặp ở người lớn
Tổn thương da, nhiễm trùng thứ phát là biến chứng nặng khi nhiễm giun sán ở da
Khi bị ngứa nhiều, người bệnh thường gãy và làm tổn thương bề mặt da, tạo thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm da bội nhiễm, còn gọi là bệnh nhiễm trùng thứ phát. Biểu hiện của nhiễm trùng thứ phát là tổn thương sưng đỏ, mung mủ, và đau.
Nhiễm trùng thứ phát nếu không điều trị kịp thời có thể để lại hậu quả nhiễm trùng huyết. Trị bệnh nhiễm trùng thứ phát cần kết hợp các thuốc diệt giun sán và kháng sinh mới lành bệnh. Tổn thương da nên được điều trị bằng thuốc bôi để vết thương mau lành, giảm ngứa.
Biện pháp dự phòng nhiễm giun sán qua da
Để phòng ngừa nhiễm giun sán qua da, tất cả mọi người không nên đi chân trần trên đất, cát, kể cả bãi cát trên bờ biển, đặc biệt ở những nơi có chó thả rông. Trong khi tắm nắng, hoặc khi ngồi trên bãi biển nên lót cái khăn mềm ngăn cách giũa cơ thể và bãi cát. Người nông dân ên mang găng tay khi trồng trọt, làm đất, dọn dẹp rác thải để phòng nhiễm giun sán. Hạn chế để trẻ em nghịch đất cát, đi chân trần trên đất, cát. Rửa chân, tay sạch sẽ cho trẻ khi tiếp xúc với đất, cát có nguy cơ nhiễm giun sán.
LIÊN HỆ
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI
CHUYÊN VỀ NGỨA DA VÀ GIUN SÁN
Mẩn ngứa da, dị ứng, mề đay do giun sán
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS Tư Vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
- Có thể bạn quan tâm
- Dấu Hiệu Ngứa Da, Dị Ứng, Mề Đay Do Nhiễm Giun Đũa Chó Mèo
4022
- Triệu Chứng Giun Sán Chó Mèo
7317
- Dấu Hiệu Nào Cảnh Báo Mắt Bị Mờ Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán?
757
- Điều Trị Bệnh Hôi Miệng Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán
733
- Các triệu chứng nhiễm giun sán cần biết
3432
- Triệu chứng nhiễm giun tóc thường gặp ở trẻ em
2939
- Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh sán lá gan lớn gây ra
5380
- Các triệu chứng lâm sàng khi nhiễm Toxoplasma
2413
- Phác đồ điều trị bệnh sán chó nhanh tại phòng khám ký sinh trùng
22971
- Cách phòng bệnh giun sán cho trẻ em hiệu quả
2134