Giun Xoắn Đi Vào Máu Như Thế Nào, Xét Nghiệm Giun Xoắn Bao Lâu
- 17/09/2019 - 09:02:10 AM
- 4045
Bệnh giun xoắn ở người gây ra bởi một loại giun tròn tên là Trichinella spiralis. T.spiralis có thể gây bệnh cảnh cấp tính trên một ký chủ ở cả giai đoạn trưởng thành và ấu trùng.
Giun xoắn là gì?
Giun xoắn là ký sinh trùng của loài hữu nhũ ăn thịt, bao gồm heo và chuột, nhưng trong thiên nhiên. Giun xoắn hiện diện ở nhiều loài động vật khác nhau. Người bị nhiễm bệnh giun xoắn do ăn thịt heo sống hay nấu chưa chín bị nhiễm, đặc biệt là dân ở các bộ lạc.
Mặc dù heo và các sản phẩm từ chế biến từ thịt heo thường là nguồn nhiễm ở người, đôi khi bị nhiễm do ăn thịt sống của vài loại thú hoang như gấu... Chu trình hoàn chỉnh của giun xoắn xảy ra trên một ký chủ. Ký sinh trùng có thể lan truyền từ một động vật ăn thịt bị nhiễm sang một động vật khác cùngg hay khác loại.
Hình thể giun xoắn như thế nào?
Giun xoắn trưởng thành : Rất nhỏ, màu trắng đục, kích thước;Giun đực: 1,5mm x 0,04mm. Giun xoắn đực đuôi cong có hai thể 5mm x 0,04mm. Giun xoắn đực đuôi cong có hai thể phụ hình nón ở phía đuôi, dùng để giữ giun cái lúc giao hợp. Giữa hai thể phụ này có một huyệt, có thể lộ ra ngoài và đóng vai trò cơ quan giao hợp.
Hình thể giun xoắn trưởng thành trong cơ thể người tribenhgiunsan.com.vn
Giun xoắn cái : 3,5mm x 0,06mm. Giun cái có âm môn ở nửa trước thân mình, đầu bám chặt vào màng ruột, nửa thân gắn vào nếp xếp. Giun xoắn cái có âm môn ở nửa trước thân mình, đầu bám chặt vào màng ruột, nửa thân gắn vào nếp xếp ruột non nên khi giun xoắn cái đẻ, ấu trùng vào thẳng màng nhày ruột non,…
Ấu trùng giun xoắn
Ấu trùng giun xoắn kích thước: 100 µm x 6 µm, nên có thể đi qua những vi huyết quản ở bắp thịt. trong sợi thịt, ấu trùng giun xoắn có thể đạt tới kích thước 900 – 1.300 µm x 35 – 49 µm.
Ấu trùng giun xoắn kéo thành bọc (nang) trưởng thành có ống tiêu hóa, tương tự như giun trưởng thành, phân biệt được phái tính, mặc dù ơ quan sinh dục chưa hoàn thiện. Thông thường một bọc chỉ có một ấu trùng, nhưng cũng có thể nhiều hơn. Sau mmột thời gian sống, nang sẽ bị hóa vôi.
Chu kỳ pháp triển của giun xoắn
Khi người ăn thịt sống hay nấu chưa chín có ấu trùng giun xoắn Trichinella spiralis, ấu trùng đến dạ dày,dưới tác dụng của dịch tiêu hóa, làm tiêu vỏ bọc, ấu trùng giai đoạn 1 (L11 (L1) gây nhiễm được phóng thích, và phát triển thành giun đực và cái trưởng thành sau bốn lần lột xác trong khoảng 2 ngày.
Chu kỳ phát triển của giun xoắn
Giun xoăn đi vào máu như thế nào?
Tại đoạn cuối ruột non, sau khi thụ tinh, giun xoắn đực chết, trong khi giun cái đẻ ra ấu trùng giai đoạn 1 sơ sinh, sau đó phát triển thành ấu trùng giai đoạn 2, đi vào hệ tuần hoàn, ấu trùng đi vào mạch máu nhỏ ở niên mạc ruột non, ở niên mạc ruột non, theo tĩnh mạch cửa đến gan, lên tim phải rồi động mạch phổi.
Giun xoắn đi vào phổi như thế nào?
Ở phổi ấu trùng đi vào các mao mạch rồi qua tim trái, từ đó phát tán đi các cơ quan và đọng lại bất cứ nơi nào trong cơ thể. Thường ấu trùng giun xoắn chỉ đóng kén ở cơ vân, nhiều nhất là cơ hoành, cơ nhai, cơ liên sườn, cơ thanh quản, cơ lưỡi, cơ má, cơ ngực, cơ delta, cơ mông, cơ hai đầu…
Tuổi thọ của giun xoắn bao lâu?
Tuổi thọ của giun trưởng thành chỉ khoảng vài tuần đến vài tháng, nhưng tuổi thọ ấu trùng trong bọc có thể kéo dài nhiều năm và thường bị khô cứng trong vòng 1 năm. Bọc có kích thước độ 400 µm, nằm theo chiều dọc của các thớ cơ, mỗi bọc chứa một ấu trùng dài độ 800 µm,, cuộn lại thành hình xoắn ốc. Ấu trùng có sức đề kháng rất cao: Trong thịt xúc vật được mổ, dù đã thối rửa ấu trùng có thể sống 2 – 3 tháng.
Giun xoắn chết ở nhiệt độ bao nhiêu?
Ở nhiệt độ -100C: Ấu trùng trong bọc sống gần 10 ngày. Tuy nhiên, sức đề kháng của ấu trùng kém khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Nhiệt độ 500C có khả năng diệt ấu trùng 5 – 10 phút. Do đó ăn thịt nấu chin là bảo đảm nhất không sợ mắc bệnh.
Chuột và thú rừng là tang chủ của ký sinh trùng này. Thường chuột bị nhiễm là do ăn thịt này. Thường chuột bị nhiễm là do ăn thịt lẫn nhau, heo bị nhiễm là do ăn thịt chuột mắc bệnh, người bị nhiễm do ăn thịt heo (kể cả thịt rừng) nấu không chin.
Trong trường hợp người bị nhiễm giun xoắn, ấu trùng ký sinh trong cơ thể người không được chuyển qua bất kỳ ký chủ nào khác (bị ăn thịt), từ đó không thể tiếp tục thực hiện chu trình phát triển và tạo thành hiện tượng ngõ cụt ký sinh.
Đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoắn
Bệnh giun xoắn gặp ở nhiều nơi trên thế giới. Giun xoắn có ba loài phụ, không thể phân biệt được về hình thể nhưng khác nhau về phân bố địa dư : T.spiralis spiralis thường gặp nhưngất ở vùng ôn đới. T.spiralis nativa ở vùng Bắc cực, T.spiralis T.spiralis nativa ở vùng Bắc cực, T.spiralis nelson ở Châu Phi và Nam Âu.
Người bị nhiễm bệnh giun xoắn do ăn sống hoặc nấu không chin thịt của những động vật bị nhiễm, đặc biệt là heo. Thú hoang cũng giữ vai trò quan trọng trong việc lan truyền bệnh, đặc biệt là gấu, gấu hoang và heo rừng.
Bệnh có thể gây thành dịch khi tại địa phương có nhiều thú mắc bệnh và tập quán ăn thịt sống. Tại Việt Nam, gần đây một báo cáo dịch tã xảy ra ở xã Quải Tờ, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, khi người ta ăn món lạp (chế biến từ thịt heo còn chưa chín) tại một tiệc cưới khiến 23 người mắc bệnh.
Nhiều sản phẩm có trộn lẫn thịt heo với những loại thịt khác cũng là nguồn nhiễm
Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun xoắn?
Triệu chứng bệnh đa dạng, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Sự đa dạng và độ nặng của bệnh tùy thuộc số giun ký sinh, tuổi, mô bị xâm lấn và sức đề kháng của bệnh nhân. Biểu hiện lâm sàng giun ký sinh, tuổi, mô bị xâm lấn và sức đề kháng của bệnh nhân.
Biểu hiện lâm sàng thường gặp là phù, chủ yếu phù mí mắt, đau cơ, nhức đầu, sốt, rối loạn hô hấp, tổng trạng . Bệnh giun xoắn là bệnh nhiễm duy nhất gây sốt liên tục, kéo dài nhiều tuần, tương tự như sốt thương hàn. Cận lâm sàng thường có bạch cầu ái toan trong công thức máu tăng cao. Bệnh thường được chia thành ba giai đoạn lâm sàng tương ứng :
Hình ảnh phù mí mắt do nhiễm giun xoắn
Giai đoạn xâm lấn ruột do giun xoắn trưởng thành : Bệnh nhân có thể tiêu chảy và sốt kéo dài, nhiều người bị cùng lúc. Giai đoạn di chuyển của ấu trùng. Tiền sử viêm dạ dày, có ăn thịt sống hay nấu không kỹ trước đó. Phù mí mắt, mặt, viêm kết mạc. Đau, sung cơ, sốt, đổ mồ hôi, mất ngủ, ngứa, cảm giác kiến bò. Giai đoạn ấu trùng kéo thành bọc và hồi phục. Toàn trạng suy yếu, chậm chạp, mất phản xạ xương bánh chè và gân Achilles, viêm cơ tim.
Chẩn đoán bệnh giun xoắn như thế nào?
Dựa vào lâm sàng: Trong trường hợp dịch bộc phát, sự phối hợp sốt, đau cơ, bạch cầu ái toan tăng cao, đủ để chẩn đoán bệnh giun xoắn, nhưng thường được xác định sau đó bằng xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán.
Phương pháp trực tiếp : Sinh thiết cơ : Đặc biệt là cơ nhai, cơ hoành, tốt nhất là chỗ cơ bị sung và cứng. Công thức máu : Bạch cầu ái toan tăng cao.
Phương pháp gian tiếp : Tìm kháng thể ấu trùng giun xoắn trong huyết thanh bằng thử xét nghiệm ELISA OD với kháng nguyên được điều chế từ ấu trùng giai đoạn 1 gây nhiễm ở chuột phòng thí nghiệm.
Tham khảo xét nghiệm bệnh sán chó và giun sán khác tại đây
Điều trị giun xoăn bao lâu dứt bệnh?
Điều trị triệu chứng : Cân bằng nước – điện giải, giảm đau, hạ sốt,, nằm nghỉ, và corticoids ( (prednisoprednisolone 50 g/ngày), đặc biệt trong những trường hợp nặng đề ngừa những triệu chứng giống sốc.
Điều trị đặc hiệu bệnh giun xoăn : tùy thuộc vào giai đoạn ở ruột hay ở trong máu, cũng như là mức độ bệnh mà có những phác đồ trị bệnh giun xoắn khác. Tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng bệnh giun xoắn được điều trị bằng các thuốc Mebendazole, Albendazole, Thiabendazole và các thuốc hỗ trợ điều trị khác, thời gian dứt bệnh từ 5 đến 15 ngày
Các biện pháp phòng bệnh giun xoắn là gì?
Tương đối khó ở các xứ nhiệt đới, bao gồm các biện pháp:
Kiểm soát trại chăn nuôi và lò sát sinh.
Giáo dục vệ sinh ăn uống cho từng cá nhân và cộng đồng: không ăn thịt heo hoặc thịt rừng chế biến tái hoặc chưa chín.
Tags: Bệnh sán chó, Triệu chứng sán chó, Xét nghiệm sán chó, Giun đũa chó Toxocara
- Có thể bạn quan tâm
- Cách Nhận Biết Bệnh Giun Sán Ở Trẻ Em1968
- Hen Suyễn Và Mối Liên Quan Đến Bệnh Giun Sán942
- Đau Bụng Do Giun Sán, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chữa Trị19816
- Các triệu chứng nhiễm giun sán cần biết2701
- Một số nguy cơ gây tắc ruột do nhiễm giun đũa2241
- Triệu chứng nhiễm giun tóc thường gặp ở trẻ em2167
- Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh sán lá gan lớn gây ra3953
- Các triệu chứng bệnh do giun móc chó mèo2611
- Các triệu chứng lâm sàng khi nhiễm Toxoplasma1600
- Làm cách nào để phòng bệnh giun móc3475