Bệnh chàm trẻ nhỏ và hướng chữa trị
- 24/02/2022 - 03:12:59 PM
- 1117
Câu hỏi: Chào bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi chàm da là gì ạ? Con em mới 3 tháng tuổi mà nổi đỏ da mẩn ngứa nhiều làm bé rất khó chịu ạ.
Trả lời: Chào em, bệnh chàm hay còn gọi là eczema được định nghĩa là tình trạng viêm da mãn tính, biểu hiện bệnh sẽ là da bị đỏ, khô, tróc vẩy nên gây ngứa rất khó chịu cho người bị bệnh. Theo nghiên cứu thì trẻ em mắc bệnh này nhiều và tỷ lệ ở trẻ sơ sinh chiếm 15%. Thường thì bệnh sẽ xuất hiện từ khi trẻ mới sinh cho tới khi trẻ được 5 tuổi. Tùy theo biểu hiện bệnh mà chàm da được chia thành các cấp độ: cấp, bán cấp và mạn tính. Tùy theo cơ địa từng bé mà bệnh có thể bị ở các mức độ nặng nhẹ hoặc tái đi tái lại nhiều lần.
Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm bệnh:
Do cơ địa của cơ thể mỗi trẻ.
Đây là bệnh có yếu tố di truyến, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh chàm.
Do rối loạn trao đổi chất trong cơ thể như rối loạn chức năng thần kinh, tiêu hóa, nội tiết…
Trẻ có mắc phải các căn bệnh các bệnh về thận, viêm tai, suyễn, viêm mũi xoang, viêm gan, viêm đại tràng,...
Do nguyên nhân dị nguyên như tiếp xúc với các đồ gây dị ứng hằng ngày như quần áo, chăn màn, khăn, lông vũ... hoặc ăn phải các loại thức ăn lạ (không hợp với cơ thể trẻ) như bò, hải sản,….
Do khả năng miễn dịch của trẻ yếu và chế độ ăn uống thiếu cân bằng, thiếu hụt các vitamin, dư thừa các chất đạm...
Triệu chứng nhận biết bệnh có thể thấy là những mảng đỏ, mụn nước ở vùng má, trán hoặc toàn bộ khuôn mặt. Những mảng đỏ này có thể chảy nước, chảy dịch vàng gây nhiễm trùng. Thường những trẻ bị chàm thì sẽ không được nhập viện trừ trường hợp quá nặng do tổn thương hở khi gặp “ ổ vi trùng” ở bênh viện có thể làm cho bệnh trở nên nặng nề hơn.
Khi trẻ bị bộc phát bệnh cần giữ vệ sinh cho trẻ, nhất là vùng mặt, tránh hôn sờ tay lên tổn thương dễ gây nhiễm trùng, nguy hiểm nhất là dẫn tới nhiễm trùng máu gây tử vong.
Việc điều trị cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ mà không tự ý xài thuốc có chứa corticoid mà không có hướng dẫn của bác sỹ sẽ làm bệnh dễ bị tái lại và trở nên nặng nề hơn. Hiện nay có nhiều nhà thuốc bán thuốc đông y gia truyền thực chất chứa hàm lượng corticoid rất lớn. Bôi vào đỡ ngay khỏi ngay nhưng lại làm tình trạng da trở nên cực kì tồi tệ khi bị tái phát lại.
Phương pháp điều trị chàm da ở trẻ nhỏ
Để phòng tránh bệnh chàm các phụ huynh nên giữ gìn vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ cho bé. Cắt móng tay cho bé thường xuyên, không nên để móng tay dài vì trẻ gãi sẽ gây tổn thương cho da.
Sử dụng nước ấm để tắm cho bé ở khoảng 37-38 độ C. Sử dụng các sản phẩm an toàn được kiểm định để tắm cho bé.
Khăn sử dụng để lau người cho bé là loại khăn 100% cotton, khi lau cần nhẹ nhàng để tránh chà xát gây tổn thương da.
Bố mẹ nên sử dụng một loại kem ẩm dưỡng da thích hợp để làm ẩm cho da bé sau khi tắm.
Việc vệ sinh phòng ngủ cũng vô cùng quan trọng để tránh bụi bẩn, giúp căn phòng thoáng mát, bé sẽ ít bị bệnh hơn. Hút bụi trực tiếp giường ngủ và các ngóc ngách cẩn thận.
Cần chú ý về quần áo mặc cho bé. Sử dụng quần áo lót chất liệu 100% cotton, không dùng len và các chất liệu tổng hợp tiếp xúc trực tiếp trên da của bé. Không nên dùng các chất làm mềm vải khi giặt đồ cho trẻ.
Đối với trẻ sơ sinh bạn nên duy trì sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể và chỉ nên cho bé ăn dặm các loại thức ăn khi bé từ 6 tháng trở lên và chú ý phản ứng của bé với mỗi loại thức ăn.
Hãy tự xây dựng một môi trường sống lành mạnh để hạn chế tối đa được các tác nhân gây bệnh chàm đối với trẻ nhỏ. Bệnh chàm ở trẻ em sẽ được kiểm soát nếu phát hiện sớm và có những cách chữa trị phù hợp mà không gây tổn thương nghiêm trọng.
Cách phát hiện nguyên và hướng chữa trị
Phát hiện bệnh chàm trẻ nhỏ dựa vào triệu chứng lâm sàng, tuy nhiên nhiều trường hợp có thể bị bệnh chàm do nhiễm ký sinh trùng giun sán dẫn đến chữa trị theo hướng da liễu không hiệu quả, bệnh tái đi tái lại khiến trẻ mệt mỏi, chậm phát triển. Do đó, những trẻ có triệu chứng ngứa da, chàm dị ứng trên 6 tuần, nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng để xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh giun sán trong máu rồi chữa trị bệnh chàm ngứa do giun sán.
Hướng điều trị bệnh chàm do giun sán tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng là loại bỏ ấu trùng ra khỏi cơ bằng các thuốc diệt ký sinh trùng để loại bỏ nguyên nhân ngứa, thay vì các thuốc trị viêm da dị ứng cơ địa thông thường. Ba, mẹ có thể liên hệ phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng Ánh Nga tại Tp HCM để thăm khám và xét nghiệm cho bé.
BS. Nguyễn Ánh
- Có thể bạn quan tâm
- Bác Sĩ Tư Vấn Bệnh Ngứa Nghi Do Nhiễm Giun Sán572
- Nổi mẩn đỏ trên da và ngứa lâu ngày coi chừng những bệnh giun sán2085
- Một số biểu hiện bệnh ấu trùng di chuyển dưới da3342
- Chu trình phát triển và đặc điểm dịch tể của giun móc8962
- Ngứa toàn thân và những yếu tố liên quan đến bệnh giun sán5207
- Viêm Da Cơ Địa: Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Điều Trị4286
- Viêm Da Cơ Địa Và Dấu Hiệu Nhận Biết Viêm Da Cơ Địa Do Sán Chó48632
- Mề Đay Là Gì Dấu Hiệu Nào Nhận Biết Mề Đay Do Giun Sán22333