sán chó, bệnh sán chó, dấu hiệu bị sán chó, dấu hiệu bệnh sán chó, sán dây, giun lươn, Toxocara, Toxoplasma

Ký sinh trùng, xét nghiệm ký sinh trùng, trị bệnh sán chó, bệnh giun đũa chó toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bệnh ký sinh trùng mèo toxoplasma gondii, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay

thời gian điều trị, dấu hiệu bệnh, các dấu hiệu, biểu hiện

Cung cấp thông tin miễn phí về bệnh giun sán, giới thiệu nơi xét nghiệm, khám và điều trị bệnh giun sán trong máu, và các bệnh dị ứng ngứa khác, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay, trị bệnh sán chó, bệnh toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bác sĩ chuyên ngành ký sinh trùng với nhiều năm kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân tại TP HCM và các tỉnh phía nam.

Nhiễm giun sán ở học sinh cấp 1

  • 03/01/2024 - 11:32:21 AM
  • 604

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TẨY GIUN CỦA ALBENDAZOLE

Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI XÃ TÂN THUỶ, BA TRI, BẾN TRE

 

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá hiệu lực tẩy giun của Albendazole ở học sinh tiểu học.

Phương pháp: Xét nghiệm và định lượng số trứng giun bằng phương pháp Kato-Katz. Các học sinh nhiễm giun sẽ được điều trị bằng Albendazole 400 mg theo phác đồ của Bộ Y tế. Sau khi uống thuốc 14 ngày, các học sinh này được xét nghiệm lại để tính các chỉ số đánh giá hiệu quả của thuốc.

Kết quả: Có 709 học sinh của trường tiểu học xã Tân Thủy, Ba Tri, tỉnh Bến Tre được xét nghiệm. Tỷ lệ nhiễm giun chung là 7,8%, đa số là nhiễm giun móc (77,8%), tiếp theo là giun đũa (14,8%). Và ít nhất là giun tóc (7,4%). Tất cả các trường hợp xét nghiệm dương tính đều là đơn nhiễm (100%) với cường độ nhiễm nhẹ (98,1%), 01 trường hợp nhiễm nặng với giun móc (1,9%). Xét nghiệm lại vào 14 ngày sau, thấy tác dụng của thuốc là rất tốt đối với giun đũa (CR: 100%), tốt đối với giun móc (CR: 86,6%) và trung bình đối với giun tóc (CR: 46,1%). Trường hợp còn dương tính dù đã uống thuốc thì số lượng trứng giun cũng giảm rất nhiều so với lúc đầu (99,5% đối với giun tóc và 86,7% đối với giun móc).

Kết luận: Học sinh tiểu học ở xã Tân Thủy, Ba Tri, tỉnh Bến Tre có tỷ lệ nhiễm giun thấp, đa số là nhiễm giun móc. Điều trị bằng Albendazole 400 mg theo phác đồ của Bộ Y tế có hiệu quả trong việc hạ tỷ lệ và giảm tác hại của việc nhiễm giun.

Từ khóa: Albendazole, giun đũa, giun móc, giun tóc.

 

EVALUATE EFFECTIVENESS OF DEWORMING OF ALBENDAZOLE IN PRIMARY SCHOOL CHILDREN IN TAN THUY, BA TRI, BEN TRE

ABTRACT

Study objectives: Evaluate effectiveness of deworming of Albendazole in primary school children

Method: Quantitative tests for number of eggs per gram feces by Kato-Katz method. Worm-infected children will be treated with Albendazole 400 mg according to the protocol of the Ministry of Health. 14 days after treatment, the children would be considered to test the indices evaluate the effectiveness of the drug.

Results: 709 children of primary school in Tan Thuy, Ba Tri, Ben Tre were tested.  Worm infection rate is 7.8% with majority were hookworm (77.8% positive cases), followed by an Ascaris (14.8%) and Trichuris (7.4%)

All positive cases are monosomy with light intensity of infection (98%), 1 case of severe infection with hookworm (1.9%).

Reassessment was carried out after 14 days of treatment showed the effect of Albendazole is applicable and effective in eliminate Ascaris (100%), Trichuris (CR: 46.1%) and  hookworm (cure rate: 86.6%). One positive case remain after treatment also showed significant reducing EPG (99.5% in Trichurus and 86.6% hookworm)

Keywords: Albendazole, Ascaris lumbricoides, Alkylostoma duodenale, Trichuris trichiura

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm giun sán là vấn đề sức khỏe của cộng đồng được nhiều tổ chức trên thế giới quan tâm vì tính phổ biến và tác hại do bệnh gây ra. Bệnh thường có ở các nước nhiệt đới, điều kiện kinh tế khó khăn, môi trường ô nhiễm và tập quán sinh hoạt (ăn uống, canh tác) của người dân. Theo điều tra, tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ 2-5 tuổi có tỷ lệ cao. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm giun đường ruột nhất. Các loại giun đường ruột phổ biến ở trẻ em là: giun đũa, giun tóc, giun móc, trong đó có nhiều trẻ bị nhiễm phối hợp hai hoặc cả ba loại giun[1].

Từ những năm 90 bắt đầu có các báo cáo về hiện tượng thuốc tẩy giun bị kháng trong thú y, mà trong đó có nhóm Benzimidazole, xảy ra trong chăn nuôi cừu tại Úc, Nam Phi và có thể tại Nam Mỹ, với tỷ lệ kháng nhiều nơi vượt quá 50%[2]. Ở người, cuối những năm 90 cũng đã có nhiều báo cáo về hiện tượng thuốc giun bị kháng tại nhiều nước, trong đó có Mebendazole thuộc nhóm Benzimidazole đối với giun móc.

Trong những năm gần đây, tại Việt Nam nói chung, khu vực phía Nam nói riêng Albendazole được sử dụng rộng rãi để điều trị giun tròn trên người, liệu rằng Albendazole có còn nguyên tác dụng với các loại giun tròn đường ruột hay không? Từ cơ sở trên chúng tôi tiến hành khảo sát nhằm trả lời câu hỏi: “Hiệu quả tẩy giun hiện nay của Albendazole ở học sinh tiểu học như thế nào?”

Xã Tân Thủy, huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre là vùng có tỷ lệ nhiễm giun tròn đường ruột cao, 37,5% (số liệu 2006) nên được chọn để thực hiện nghiên cứu. Với kết quả thu thập được sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích và thực tế trong điều trị nhiễm giun ở xã Tân Thủy. Hơn nữa, thông tin này có thể gợi ý điều tra rộng hơn cho các vùng nhiễm giun tròn khác vì mỗi cộng đồng có đặc trưng riêng. Qua đó giúp các đơn vị thực hiện chương trình phòng chống giun sán lựa chọn chiến luợc sát hợp với từng địa phương dựa trên khuyến cáo của WHO, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho trẻ em nói riêng và người dân nói chung.

2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm, thời gian, đối tượng.

- Địa điểm: Tại trường tiểu học xã Tân Thủy thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

- Thời gian: Từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2012

- Đối tượng: Toàn bộ học sinh tiểu học có độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi.

2.2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp.

2.3. Cỡ mẫu: Tất cả các học sinh của trường đều đươc xét nghiệm phân tìm trứng giun tròn. Cỡ mẫu điều tra được tính sao cho đợt lấy mẫu phân thứ hai (14 ngày sau điều trị) sẽ thu được toàn bộ số mẫu phân dương tính của đợt điều tra ban đầu của các học sinh đã được điều trị trước đó với Albendazole. Tỷ lệ nhiễm chung của tỉnh Bến Tre qua điều tra năm 2006 là 25%. Như vậy để có 300 mẫu dương tính trước khi điều trị sẽ cần điều tra 300  0,25 = 1200 học sinh.

2.4. Chọn mẫu: các học sinh nhiễm bất kỳ một loại giun tròn nào (giun đũa, giun móc, giun tóc) sẽ được chọn vào nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ là có tiêu chảy ở mẫu phân đầu tiên, hoặc không thể đưa tiếp mẫu phân thứ hai 14 ngày sau đó, hoặc đang mắc các bệnh khác cần phải điều trị.

2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y sinh học: đề cương nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học thông qua và được cho phép tiến hành. Các thầy cô giáo, phụ huynh học sinh và học sinh được thông báo mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu. Qua sổ liên lạc của nhà trường, phụ huynh ký tên đồng ý cho con em mình được xét nghiệm và được tẩy giun nếu kết quả xét nghiệm dương tính. Albendazole đã được sử dụng rộng rãi qua nhiều năm và cho thấy rất an toàn khi dùng để tẩy giun với các tác dụng phụ hầu như không đáng kể, nếu có chỉ là nhẹ và thoáng qua như nhức đầu, đau bụng.

2.6. Nội dung nghiên cứu:

Kỹ thuật sử dụng: mẫu phân của học sinh sẽ được xét nghiệm trong ngày bằng phương pháp Kato-Katz và nếu dương tính sẽ đếm số trứng giun /gram phân. Các học sinh nhiễm giun sẽ được điều trị bằng albendazole 400 mg theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế ban hành 2009. Mười bốn ngày sau, các học sinh đã được điều trị bằng Albendazole nói trên sẽ cung cấp mẫu phân thứ hai. Mẫu phân này cũng sẽ được xét nghiệm bằng phương pháp Kato-Katz và đếm trứng /gram phân nếu dương tính.

Vật liệu, thuốc, hóa chất: lọ lấy phân, bìa Kato-Katz, lưới lọc phân, giấy cellophan, lam kính, dung dịch xanh malachit, máy đếm cầm tay, thuốc albendazole viên 400 mg. “Phác đồ chẩn đoán và điều trị một số bệnh giun sán ở Việt Nam” do Bộ Y tế ban hành năm 2009.

Các thuốc nhóm Pyrimidin: không có chống chỉ định.

Kỹ thuật thu thập số liệu:đếm số trứng giun có trong tiêu bản phân và nhân với hệ số của bìa Kato-Katz được sử dụng (x 24) để có số trứng giun trong một gram phân.

Phương pháp xử lý số liệu:số trứng giun/gram phân sẽ được tính trung bình cho từng loại giun, đồng thời phân loại theo mức độ nhiễm nhẹ, vừa và nặng. Tính tỷ lệ nhiễm giun chung, tỷ lệ nhiễm đối với từng loài giun, tỷ lệ đơn nhiễm, đa nhiễm. Đối với thuốc tẩy giun sẽ tính các chỉ số: tỷ lệ giảm trứng giun, tỷ lệ sạch trứng để đánh giá hiệu lực của thuốc. Phần mềm thống kê được dùng là Epidata 3.1

Bảng 1. Mức độ nhiễm cho từng loại giun được quy định như sau:

Giun

Nhiễm nhẹ

Nhiễm vừa

Nhiễm nặng

Đũa

1-4999 trứng/g*

5000-49999 trứng/g

50000 trứng/g

Tóc

1-999 trứng/g

1000-9999 trứng/g

10000 trứng/g

Móc

1-1999 trứng/g

2000-3999 trứng/g

4000 trứng/g

*trứng/g: số trứng giun trong một gram phân

(Nguồn: Prevention and Control of Schistosomiasis and Soil-transmitted Helminthiasis. WHO,2002).

Các chỉ số đánh giá hiệu lực của thuốc tẩy giun:

Các chỉ số đánh giá hiệu lực của thuốc tẩy giun:

Tỷ lệ giảm trứng (Egg reduction rate - ERR):

                 epg trung bình trước điều trị - epg trung bình sau điều trị

ERR % =                                                                                                   x 100

                                         epg trung bình trước điều trị

 

Tỷ lệ sạch trứng (Cure rate - CR):

              Số cas dương tính trước điều trị - số cas dương tính sau điều trị

CR % =                                                                                                            x 100

                                             Số cas dương tính trước điều trị

Hiệu lực của thuốc tẩy giun, theo Tổ chức Y tế Thế giới, được đánh giá qua tỷ lệ sạch trứng giun (cure rate - CR) như sau [1]:

 Nếu CR =        0 - 19% : thuốc không có tác dụng

                      20 - 59 % : thuốc tác dụng trung bình

                      60 - 89 % : thuốc tác dụng tốt

                          > 90 % : thuốc tác dụng rất tốt

Thuốc sử dụng và liều dùng: Albendazole 400 mg viên nén do Holden Medical Laboratories Pvt. Ltd. Sinnar, India sản xuất, số lô sản xuất HEF22 tháng 6/2010, hạn dùng đến tháng 5/2013, đã được Tổ chức Y tế Thế giới kiểm nghiệm chất lượng. Liều dung (theo phác đồ trên), nhai kỹ trước khi uống.

3. KẾT QUẢ

3.1. Kết quả mẫu nghiên cứu

Bảng 2. Tỷ lệ thu được mẫu phân theo khối lớp

Khối lớp

Thu được mẫu phân

Số học sinh

(%)

Không (%)

Khối 1

135 (74,6%)

46 (25,4%)

181

Khối 2

155 (83,3%)

31 (16,7%)

186

Khối 3

146 (88,5%)

19 (11,5%)

165

Khối 4

166 (79,0%)

44 (21,0%)

210

Khối 5

107 (60,0%)

71 (40,0%)

178

           Tổng

709 (77,1%)

211 (22,9%)

920

 

Tỷ lệ thu được mẫu phân đạt khá cao 77,1%

Bảng 3. Tỷ lệ xét nghiệm dương tính với trứng giun

Khối lớp

Kết quả xét nghiệm

Số xét nghiệm

Dương tính (%)

Âm tính (%)

Khối 1

9 (6,7%)

126 (93,3%)

135

Khối 2

5 (3,2%)

150 (96,7%)

155

Khối 3

8 (5,5%)

138 (94,5%)

146

Khối 4

21 (12,7%)

145 (87,3%)

166

Khối 5

12 (11,2%)

95 (88,8%)

107

Tổng

55 (7,8%)

654 (92,2%)

709

Bảng 4. Tỷ lệ nhiễm từng loại giun

Nhiễm

Kết quả xét nghiệm

Số xét nghiệm

Dương tính (%)

Âm tính (%)

Giun đũa

8 (1,1%)

701 (98,9%)

709

Giun tóc

4 (0,6%)

705 (99,4%)

709

Giun móc

42 (5,9%)

667 (94,1%)

709

Nhận xét: Giun móc chiếm đa số các trường hợp (77,8%), đến giun đũa (14,8%), giun tóc ( 7,4%). Ngoài ra còn phát hiện được 1 trường hợp nhiễm giun kim (0,14%).

3.2. Tỷ lệ đơn nhiễm và đa nhiễm

Trong 55 trường hợp xét nghiệm thấy trứng giun trong phân đều là đơn nhiễm.

Bảng 5. Cường độ nhiễm trứng giun (số trứng giun /g phân - epg)

Nhiễm

Số trường hợp

Epg tối thiểu

Epg tối đa

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Giun đũa

8

24

48

33,00

11,62

Giun tóc

4

24

168

60,00

62,35

Giun móc

42

24

9384

383,86

743,88

 

Bảng 6. Mức độ nhiễm cho từng loại giun (số trường hợp)

Giun

Nhiễm nhẹ

Nhiễm vừa

Nhiễm nặng

Tổng

Đũa

8

00

00

8

Tóc

4

00

00

4

Móc

41

00

01

42

 

Các trường hợp nhiễm giun chủ yếu là nhiễm nhẹ (98,1%). Một trường hợp nhiễm nặng với giun móc chiếm 1,9%

3.3. So sánh kết quả trước và sau điều trị

Bảng 7. Kết quả xét nghiệm lại sau khi điều trị được 2 tuần (ở các trường hợp dương tính lần đầu với giun đũa, giun tóc và giun móc)

Nhiễm

Trước điều trị

Sau điều trị 14 ngày

Tỷ lệ sạch trứng

(CR) %

Số trường hợp (+)

Số trường hợp (+)

Giun đũa

8

00

100,0

Giun tóc

4

00

100,0

Giun móc

42

01

98,00

Tổng

54

01

 

Nhận xét: Tỷ lệ sạch trứng (cure rate - CR) trên, tác dụng của albendazole là:

- Rất tốt đối với giun đũa, giun tóc, giun móc.

- Đối với 1 trường hợp nhiễm giun kim được phát hiện, sau khi cho uống thuốc và xét nghiệm lại thì không thấy trứng giun kim nữa, nhưng không tính tỷ lệ sạch trứng của albendazole đối với giun kim vì kỹ thuật Kato-Katz không thích hợp để phát hiện trứng giun kim.

Bảng 8. Số trứng giun trung bình/g phân (epg) ở các trường hợp chưa sạch trứng

Nhiễm

Epg trước

điều trị

Epg sau điều trị

Tỷ lệ giảm

trứng (ERR) %

Giun móc

744

120

83,90

4. BÀN LUẬN

Tỷ lệ thu được mẫu phân tương đối cao (77%). Do có sự chuẩn bị tốt về công tác triển khai thực hiện đề tài, tuyên truyền, đặc biệt là có sự phối tốt giữa Y tế, nhà trường và phụ huynh học sinh, các thầy cô giáo đã nhiệt tình phối hợp với đoàn nghiên cứu, triển khai thực hiện đúng tiến độ đề tài do đó công việc nghiên cứu đã diễn ra như mong muốn.

Với 709 mẫu xét nghiệm, tỷ lệ dương tính với trứng giun là 7,8%, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ 37,9% của điều tra toàn quốc năm 2006 của các Viện SR-KST-CT trung ương và khu vực [1]. Có thể do sau thời điểm này, việc điều trị định kỳ hàng năm cho các học sinh tiểu học được tiến hành rộng rãi nên đã góp phần hạ tỷ lệ nhiễm giun ở các đối tượng này.

Trong số các loại giun phát hiện, giun móc chiếm đa số (77,8%), kế đến là giun đũa (14,8%), giun tóc 7,4%. So với các khảo sát trước đây tại các tỉnh thuộc khu vực phía Nam là thứ tự các loài giun bị nhiễm nhiều là giun móc, giun tóc, và sau cùng là giun đũa. Tuy nhiên tại khảo sát này tỷ lệ nhiễm giun đũa đứng thứ 2 sau giun móc.

Trong 55 trường hợp xét nghiệm thấy trứng giun trong phân đều là đơn nhiễm. Tuy nhiên vì nhiễm giun móc chiếm đa số, kế đến là nhiễm giun đũa, là hai loài giun gây thiếu máu, thiếu chất dinh dưỡng nên hậu quả của nhiễm giun cũng nặng nề hơn.

Đa số các trường hợp dương tính có cường độ nhiễm nhẹ (98,1%), thể hiện qua số trứng giun trung bình trong một gram phân, nhưng không vì thế mà coi nhẹ tình hình nhiễm, vì số lượng trứng giun/g phân không phản ảnh trung thực mức độ nhiễm do chỉ có giun cái mới đẻ trứng và đẻ không đều, những con giun đực có mặt và không phát hiện được cũng gây tác hại không kém.

Tác dụng của thuốc, thể hiện qua tỷ lệ làm sạch trứng giun là rất tốt đối với đối với tất cả các loài giun trên. Phát hiện của nghiên cứu này cũng phù hợp với các đánh giá trong y văn. Đối với 01 trường hợp chưa sạch trứng giun, thì tỷ lệ giảm trứng giun do tác dụng của thuốc là rất cao (83,90%). Như vậy, dù không khỏi bệnh thì tác hại của việc nhiễm giun cũng đã giảm nhẹ rất nhiều. Phác đồ điều trị dùng là ba viên mỗi ngày uống 1 viên trong ba ngày liên tiếp (đối với giun móc, giun tóc) tác dụng của thuốc cao hơn so với phác đồ điều trị 1 ngày.

5. KẾT LUẬN

- Qua nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm giun của các học sinh tiểu học ở Tân Thủy, Ba Tri, Bến Tre là thấp, cường độ nhiễm nhẹ. Nhưng vì nhiễm giun móc chiếm đa số (77,8%);

- Tác dụng của Albendazole 400 mg liều dùng ba viên, mỗi ngày uống 1 viên trong ba ngày liên tiếp (đối với giun móc). Đã đáp ứng điều trị tốt với tất cả các loài giun trên. Một trường hợp chưa sạch trứng giun thì số lượng trứng cũng đã giảm rất nhiều dưới tác dụng của thuốc.

- Nghiên cứu này cho thấy phác đồ điều trị theo ca bệnh mang lại hiệu quả và ít tốn kém so với điều trị cộng đồng. Điều này cũng phù hợp với khuyến cáo của WHO những vùng có tỷ lệ nhiễm < 30% nên điều trị theo ca bệnh.

Nguyễn Ngọc Ánh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Mạnh Hùng, Đỗ Trung Dũng. Viện Sốt rét-KST-CT TƯ (2011), Hội nghị tổng kết công tác phòng chống sốt rét và giun sán 2006-2010, triển khai kế hoạch năm 2011, Hà Nội, tr 8-9

2. S. Geerts and Gryseels (2000), “Drug Resistance in Human Helminths: Current Situation and Lessons from Livestock”,ClinicalMicrobiologyReviews, Apr. 2000, p. 207–222.

3. S. Geerts and B. Gryseels (2001), “Anthelmintic resistance in human helminths: a review”,Tropical Medicine and International Health, Vol 6 no. 11:  915–921, November 2001.

4. J. Horton (2000), “Albendazole: a review of anthelminthic efficacy and safety in humans”, Parasitology, 121: 113 –132.

5. World Health Organization (1996), Report of the WHO informal consultation on the use of chemotherapy for the control of morbidity due to soil-transmitted nematodes in humans. WHO/CTD/SIP/96.2

6. World Health Organization (1999),  Report of the WHO informal consultation on monitoring of drug efficacy in the control of schistosomiasis and intestinal nematodes. WHO/CDS/CPC/SIP/99.1

7. World Health Organization (2002), Prevention and control of schistosomiasis and soil-transmitted helminthiasis: report of a WHO expert committee. WHO, 2002.

 

 

 

 

 

 

 

Giới thiệu

PHÒNG XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA 

Khám Xét Nghiệm Và Điều Trị Bệnh Giun Sán, Ngứa Da, Nổi Mề Đay, Dị Ứng Do Nhiễm Ấu Trùng Giun Sán Trong Máu

Cơ Sở 1: Số 74-76 Trần Tuấn Khải, Phường 5, Quận 5, TP. HCM

Cơ Sở 2: Số 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT: 02838302345 - Tổng đài: 02473001318      

 

 

Bản quyền thuộc PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA (*) Bài viết của chúng tôi mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh vì các triệu chứng của bệnh giun sán trong cơ thể có thể tương đồng với một số bệnh lý ở da, toàn thân và thần kinh khác do đó nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa trước khi tiến hành chữa trị.. Designed by Nina Co., Ltd
Mạng xã hội:
Liên kết 4Liên kết 3FBYoutube
Cơ Sở 1
Cơ Sở 2
Back to Top
Zalo
Zalo