Đề tài nhiễm sán dây bò
- 03/01/2024 - 11:32:45 AM
- 523
BÁO CÁO KHOA HỌC THỰC TRẠNG BỆNH SÁN DÂY
TẠI PHÒNG KHÁM ÁNH – NGA CHUYÊN KHOA KÝ SINH TRÙNG
Đặng Thị Nga1, Nguyễn Ngọc Ánh1
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thịt sống và thịt,tái là món ăn khoái khẩu của người dân Việt Nam nói riêng và trên thế,giới nói chung. Nguyên nhân của bệnh sán dây là do con người ăn phải,thịt chưa nấu chín có ấu trùng sán dây.
Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân đến khám, điều trị bệnh bệnh sán dây tại Phòng khám Ánh – Nga năm 2012. Ghi,nhận các triệu chứng lâm sàng, soi phân và xét nghiệm,số lượng bạch cầu ái toan (BCAT). Thuốc điều trị theo hướng dẫn,của Bộ Y tế.
Kết quả: Có 78 đối tượng được nghiên,cứu. 96% người bệnh ăn thịt bò tái. 4% ăn thịt khác và hải sản tái.,Triệu chứng đau bụng chiếm 86%, mệt mỏi, ăn kém 90%, phân rối,loạn 75%, nhột hậu môn 100%, đốt sán ra theo phân 100%, đốt sán,tự bò chui ra ngoài hậu môn (96%). Tỷ lệ tăng BCAT 14%. Xét,nghiệm phân: trứng sán dây (+)100%. 100% bệnh nhân đã chẩn,đoán sán dây được sổ sán hoàn toàn.
Kết luận:Bệnh sán dây gặp ở những,người ăn thịt tái, thịt sống với triệu chứng chính là đau bụng, mệt,mỏi, ăn kém, phân rối loạn, nhột hậu môn, đốt sán ra theo phân, đốt,sán tự bò chui ra ngoài hậu môn. Xét nghiệm phân có trứng sán dây.
Từ khóa: bệnh sán dây, phở bò tái,,trị sán một ngày
1 Phòng khám Ánh- Nga chuyên,khoa Ký sinh trùng
BS. Đặng Thị Nga, ĐT:0947232062; Email: dangngahg@gmail.com
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ẩm thực với các món ăn chế biến từ thịt bò, thịt cừu, thịt dê, lợn… là sở thích của đa số người dân,trên thế giới nhất là dân ở các nước phát triển, bên cạnh đó các nước,đang phát triển còn gắn thêm phong tục ăn thịt bò tái, ăn sống. Con,người nhiễm sán dây khi ăn phải thịt có kén sán chưa được nấu chín.
Ở nước ta, bệnh sán dây khá,phổ biến. Vì nằm trong khu vực nhiệt đới nên điều kiện khí hậu thuận,lợi cho mầm bệnh phát triển ở ngoại cảnh, cùng với ý thức vệ sinh cá,nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo và những tập quán sinh hoạt,lạc hậu dẫn đến khả năng nhiễm ký sinh trùng càng cao.
Thời gian đầu nhiễm sán dây triệu,chứng thường không có gì đặc biệt. Dấu hiệu đầu tiên nhận biết là: thấy,thỉnh thoảng có những cơn đau bụng lâm râm thoáng qua, hoặc cũng,có thể đau bụng liên tục, nhất là khi bụng đói. Đã có trường hợp bệnh,bị chẩn đoán nhầm là Viêm ruột thừa. Người mệt mỏi, không tập trung,,hay quên. Sút cân. Đi ngoài phân có thể lỏng. Ngứa hoặc nhột ở,hậu môn. Đêm ngủ hoặc khi tắm có đốt sán chui ra hậu môn. Xét,nghiệm phân: có trứng sán dây (+), cũng có khi nhìn thấy cả đốt,sán. ELISA: Sán dây bò (+).
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu nguyên nhân,,triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh sán dây ở,những người nhiễm sán dây đến khám tại PK Ánh- Nga chuyên khoa,Ký sinh trùng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mô tả một số đặc điểm,,lâm sàng, kết quả xét nghiệm và điều trị của bệnh nhân nhiễm giun, sán.
- Tìm hiểu nguyên nhân
- Đánh giá sự hiểu biết về,phòng bệnh của người bệnh tại điểm nghiên cứu.
3. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
3.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu
- Thời gian thực hiện: 1 năm,từ tháng 1/6/2012 đến 30/5/2013.
- Địa điểm: tại phòng khám,Ánh- Nga chuyên khoa Ký sinh trùng
- Đối tượng: Bệnh nhân đến,khám tại phòng khám Ánh- Nga chuyên khoa Ký sinh trùng.
3.2. Thiết kế nghiên cứu
- Mô tả phân tích.
3.3. Các bước tiến hành
- Phỏng vấn khi bệnh nhân đến
- Thăm khám
- Ghi chép bệnh án
- Cận Lâm sàng:
+ Soi phân bằng phương pháp,Kato-Katz và soi trực tiếp.
+ Xét nghiệm Công thức máu,,đếm bạch cầu ái toan,
- Chẩn đoán
- Thuốc điều trị:
Bảng 1: Điều trị được áp dụng theo phác đồ
Theo dõi kết quả điều trị.
3.4. Chọn mẫu: 78 mẫu
3.5. Phân tích và xử lý dữ liệu: phần,mềm thống kê Stata 3.02.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm, dịch tễ bệnh KST của đối tượng tham gia nghiên cứu.
Bảng 2: Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu.
Đặc tính |
Số người |
Tỷ lệ % |
Đặc tính |
Số người |
Tỷ lệ % |
||
Giới |
Nam |
72 |
|
Nghề nghiệp |
Làm ruộng |
9 |
|
Nữ |
6 |
|
Trồng rừng |
13 |
|
||
Tuổi |
< 18 tuổi |
0 |
|
Cán bộ VC |
18 |
|
|
>= 18 tuổi |
72 |
|
Công nhân |
15 |
|
||
Dân tộc |
Kinh |
63 |
|
Nghề khác |
17 |
|
Nhận xét:100% người bệnh đến khám,và điều trị là người lớn > 18 tuổi, không có sự khác biệt về nghề nghiệp.
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của người bệnh nhiễm KSTĐR
Bảng 3: Tỷ lệ (%) xuất hiện triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
Triệu chứng |
Người có triệu chứng |
Tỷ lệ |
Đau bụng |
72 |
|
Người mệt mỏi, không tăng cân |
78 |
|
Không tập trung, hay quên |
78 |
|
Sút cân |
36 |
|
Đi ngoài phân có thể lỏng |
54 |
|
Ngứa hoặc nhột ở hậu môn |
76 |
|
Đốt sán chui ra hậu môn, hoặc có trong phân |
78 |
|
Xét nghiệm phân: có trứng sán dây (+), nhìn thấy cả đốt sán. |
78 |
|
Xét nghiệm BCAT tăng |
5 |
|
Nhận xét:
3. Kết quả điều trị
- 78 (100%) bệnh nhân được sổ sán
- Soi phân sau điều,trị: tỷ lệ sạch trứngsán dây là 100%
Bảng 4: Hiểu biết về bệnh KSTĐR
STT |
Nội dung nhận thức |
Số bệnh nhân |
Ăn thịt bò tái |
Ăn thịt khác |
Tỷ lệ % |
1 |
Biết nguyên nhân gây bệnh sán dây |
43 |
|
|
|
2 |
Đã đi điều trị nhiều nơi (kể cả bệnh viện và các phòng khám tư nhân,không phải chuyên khoa ký sinh trùng) không khỏi bệnh. |
28 |
|
|
|
3 |
Đã tự,mua thuốc tẩy giun uống nhiều lần không khỏi bệnh. |
42 |
|
|
|
Nhận xét: Người,bệnh đa số khi phát hiện sán chui ra hậu môn thì tự ra quầy dược mua thuốc,điều trị, thuốc mà các dược sỹ hay cho bệnh nhân dùng là: Zentel, Piza, Fugaca... đều chưa phải là thuốc đặc trị bệnh sán dây. Sau khi dùng,thuốc, sán có thể tạm thời không chui ra một thời gian. Vài tuần đến,vài tháng sau đốt sán lại tiếp tục xuất hiện làm cho tâm lý người bệnh rất hoang mang.
5. BÀN LUẬN
5.1.Về yếu tố dịch tễ
Nghiên cứu của chúng,tôi cho thấy số bệnh nhân nhiễm sán dây tìm đến Phòng khám với số lượng ít. Bởi thực,tế tại thời điểm nghiên cứu, bệnh ký sinh trùng là bệnh bị lãng quên bấy lâu nay. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở người lớn và ở rải rác các,tỉnh thành, không phân biệt nông thôn hay thành thị.
5.2.Về triệu chứng lâm sàng
Nghiên cứu của chúng tôi cho,thấy triệu chứng chính của bệnh sán dây là đau bụng. Người mệt mỏi, không tập trung, hay quên. Đi ngoài phân có thể lỏng . Ngứa hoặc,nhột ở hậu môn. Đêm ngủ hoặc khi tắm có đốt sán chui ra hậu môn.
5.3.Về triệu chứng cận lâm sàng
Xét nghiệm phân: có,trứng sán dây (+) , cũng có khi nhìn thấy cả đốt sán.
5.4.Về điều trị
- 78 (100%) bệnh nhân được sổ sán.
- Soi phân sau điều trị: tỷ lệ,sạch trứng sán dây là 100%.
Thực tế,có nhiều người bệnh đã tự dùng thuốc không đúng hoặc cũng có người đi điều trị nhiều,nơi không khỏi. Những trường hợp này liều lượng thuốc sẽ cần thay đổi và thời gian điều trị cũng lâu hơn tùy theo thực trạng từng,bệnh nhân.
5.5. Kiến thức, thực hành của,người bệnh
Tỷ lệ nhận thức đúng về,nguyên nhân gây bệnh cao nhưng do sở thích ăn uống nên nhiễm sán.,Bên cạnh đó cũng còn nhiều người không biết được tác hại của việc ăn,thịt tái thịt sống. Còn có quan niệm cho rằng ăn thịt tái sẽ bổ dưỡng,hơn, mà không biết tới tác hại mắc phải.
6. KẾT LUẬN
- Phòng khám Ánh- Nga,với các bác sỹ chuyên khoa ký sinh trùng trực tiếp làm việc. Bệnh,nhân nhiễm giun sán chưa biết tìm đến đúng địa chỉ để điều trị chuyên,khoa.
- Triệu chứng lâm sàng,chính của của người nhiễm sán dây là đau bụng. Người mệt mỏi,,không tập trung, hay quên, sụt cân, đi ngoài phân có thể lỏng. Ngứa,hoặc nhột ở hậu môn. Đêm ngủ hoặc khi tắm có đốt sán chui ra hậu,môn.
- Cận lâm sàng: có,trứng sán dây, cũng có khi nhìn thấy cả đốt sán.
- Sau điều trị - 78 (100%) bệnh,nhân được sổ sán
- Soi phân sau điều trị: tỷ lệ,sạch trứng sán dây là 100%
- Có thể bạn quan tâm
- Kết qủa điều trị giun sán
737
- Nhiễm giun sán ở học sinh cấp 1
511