Ngứa da và cách nhận biết ngứa da do nhiễm giun sán trong máu
- 17/12/2019 - 02:29:20 PM
- 56289
Thưa bác sĩ, da em bị ngứa hơn 2 tháng nay, em đã đi khám và điều trị da liễu nhiều lần, khi uống thuốc bớt bệnh hết thuốc ngứa lại. Thời gian qua em có thấy người mệt mỏi, uể oải, không tập trung công việc.
Tìm hiểu trên mạng internet em thấy có nhiều biểu hiện giống như nhiễm giun sán trong máu. Xin bác sĩ cho biết cách nhận biết ngứa da do nhiễm giun sán trong máu, những loại giun sán nào gây ngứa da và bệnh ngứa da do giun sán có điều trị khỏi hoàn toàn không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về ngứa da và cách nhận biết ngứa da do nhiễm giun sán trong máu. Chúng tôi trả lời bạn như sau:
Ngứa da có nhiều nguyên nhân gây nên, tuy nhiên những trường hợp ngứa da lâu ngày đã khám và điều trị bệnh da liễu nhiều lần nhưng không dứt, uống thuốc bớt bệnh, hết thuốc ngứa trở lại như lúc trước, nên xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân gây ngứa da trong đó có nguyên nhân ngứa da do nhiễm bệnh giun sán trong máu.
Ngứa da ở bệnh nhân nam 37 tuổi xét nghiệm máu nhiễm sán chó Toxocara
Tại sao nhiễm giún sán trong máu lại gây ngứa da kéo dài
Ấu trùng giun sán sau khi vào ruột sẽ chui qua thành ruột rồi vào máu, khi di chuyển trong dòng máu, ấu trùng tiết ra chất độc khiến cơ thể sinh ra kháng thể chống lại chất độc đó và gây nên tình trạng ngứa da.
Tại sao bị ngứa da nhưng uống thuốc không hết ngứa?
Bị ngứa da nhưng uống thuốc ngứa mà không dứt là do ngứa da mà chưa xác định được nguyên nhân gây ngứa. Do mới trị triệu chứng chứ chưa điều trị nguyên nhân gây nên bệnh ngứa. Các thuốc chống ngứa chỉ có tác dụng nhất thời. Ngay sau khi uống thuốc thì sẽ bớt ngứa nhưng khi hết tác dụng của thuốc thì lại ngứa trở lại và thường được chẩn đoán là bệnh chàm
Làm sao để tôi biết nhiễm giun sán gì trong máu?
Để biết được nhiễm loại giun sán gì trong máu cách tốt nhất hiện nay là xét nghiệm máu. Các bác sĩ sẽ có những loại xét nghiệm riêng cho từng loại giun sán. Kết quả dương tính với loại giun sán nào thì trị bệnh giun sán đó. Ngứa da do nhiễm giun sán thì trị bệnh giun sán sẽ dứt bệnh ngứa da.
Dấu hiệu nào nhận biết ngứa da do nhiễm giun sán?
Các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh giun sán qua lâm sàng là rất mơ hồ, không ai giống ai, triệu chứng cũng không điển hình, một số dấu hiệu bệnh giun sán cũng giống các bệnh lý nội khoa khác nên dễ chẩn đoán nhầm nếu không làm xét nghiệm.
Nhiễm bệnh sán chó Toxocara thường gây ngứa một vùng da hoặc toàn thân, kèm theo mệt mỏi, uể oải, làm việc kém tập trung, hay quên. Đôi khi có đau đầu, đau bụng lâm râm, giảm thị lực mắt một bên.
Nhiễm sán xơ mít thường chướng bụng, đi cầu phân nát, có thể thấy đốt sán chui ra hậu môn khi đi cầu.
Sán xơ mít sau khi điều trị tại phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga TP. HCM
Nhiễm sán lá gan lớn, thường ăn không ngon, đau tức ngực bên phải, siêu âm có thể thấy sán lá gan gây u gan, hoại từ một phân thùy gan.
Nhiễm ấu trùng sán gạo heo thường đau đầu, đau mỏi cơ, người mệt mỏi, hay quên, nặng có thể gây rối loạn thần kinh, có thể liệt bán phần hoặc tứ chi nếu ấu trùng lên não
Như đã chia sẻ ở trên, ngứa da có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên đã khám nhiều nơi không thuyên giảm bạn nên nghĩ tới một số nguyên nhân sau đây:
Ngứa da do nhiễm bệnh giun đũa chó Toxocara hay còn gọi là bệnh sán chó. Bệnh lây nhiễm từ chó và mèo, 80% lây nhiễm từ chó nên thường gọi là bệnh giun đũa chó.
Ngứa da do bệnh sán chó Toxocara điều trị bao lâu?
Ngứa da do bệnh sán chó thời gian điều trị từ 1 đến 3 tháng, mỗi tháng sử dụng thuốc 7 ngày đến 15 ngày. Ngứa da do bệnh sán chó Toxocara thì trị bệnh sán chó khỏi bệnh cũng đồng thời điều trị nguyên nhân gây bệnh ngứa da.
Vì mỗi thể bệnh có những liệu trình điều trị khác nhau, khi sử dụng thuốc để điều trị bệnh ngứa da do sán chó cho người bệnh bác sĩ cần giải thích rõ tình trạng bệnh hiện tại như thế nào? Thời gian dự kiến điề trị bệnh bao lâu, chế độ ăn uống, kiêng cữ những gì? Tái khám xét nghiệm lại khi nào? Hiện tại bệnh đã khỏi chưa để người bệnh và gia đình yên tâm.
Ngứa da do bệnh giun lươn Strongyloides điều trị bao lâu?
Bệnh giun lươn Strongyloides người dân thường gọi là bệnh sán lươn. Nguyên nhân nhiễm bệnh giun lươn là do ăn ra sống nhiễm ấu trùng, do ăn tôm, cua, ấu nấu nướng không kỹ. Tỷ lệ nhiễm giun lươn cao ở các tỉnh phía nam. Bệnh giun lươn gặp ở trẻ em và người lớn với dấu hiệu như: ngứa da, nổi mề đay dị ứng…biếng ăn và chậm lớn ở trẻ em. Bệnh giun lươn strongyloides có thể gây tình trạng viêm hoại tử ruột, nặng có thể dẫn đến tử vong.
Thời gian điều trị bệnh giun lươn từ một đến hai tháng, mỗi tháng sử dụng thuốc từ 7 ngày đến 14 ngày.
Ngứa da do bệnh sán lá gan lớn Fasciolas điều trị bao lâu?
Bệnh Sán lá gan lớn Fasciolas có hai giai đoạn, là giai đoạn trong ruột và giai đoạn trong gan. Nhiễm sán lá gan thường xuất hiện các triệu chứng như: mệt mỏi, biếng ăn, đầy bụng khó tiêu, ngứa da một vùng hoặc khắp cơ thể,…Thời gian điều trị bệnh sán lá gan lớn sớm, bệnh sẽ dứt sau 3 ngày đến 7 ngày. Phát hiện muộn điều trị trễ khi đã có biến chứng tại gan như: u gan, viêm đường mật trong gan, viêm mủ hoại tử gan cần phối hợp khám sinh và điều trị.
Sán lá gan lớn gây viêm mủ hoại tử gan tribenhgiunsan.com.vn
Ngứa da do bệnh sán gạo heo điều trị bao lâu?
Bệnh sán gạo heo có hai thể lây nhiễm cho người là:
Ấu trùng sán gạo heo: ấu trùng sán gạo heo gồm các nang nhỏ như hạt đậu xanh nằm trong thớ cơ của người bệnh và nang có thể xuất hiện trong não gây u não, viêm não, khiến cho người bệnh bị liệt, động kinh.
Sán gạo heo trưởng thành: Bệnh sán gạo heo trưởng thành là con sán dài tới 2m ký sinh trong ruột, sau 3 tháng con sán sẽ sinh sản ra hàng trăm nghìn trứng, những đốt sán già sẽ rụng ra ngoài bò ra hậu môn, có thể lây bệnh cho người khác nằm chung giường, nệm.
Sán gạo heo gây đau mỏi cơ bắp, có thể gặp một số biểu hiện như ngứa da, nổi mề đay dị ứng, đau nhức đầu không rõ nguyên nhân. Điều trị bệnh sán gạo heo từ một đến 2 tháng, mỗi tháng từ 7 ngày đến 15 ngày.
Trên đây là một số bệnh giun sán gây ngứa thường gặp. Khi bị ngứa do giun sán cần ưu tiên trị bệnh giun sán để chữa trị nguyên nhân gây ngứa từ trong máu. Không phải tất cả những trường hợp bị ngứa da đều do nhiễm bệnh giun sán. Tuy nhiên khi bị ngứa da kéo dài, điều trị da liễu không dứt, không rõ nguyên nhân, nên xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh giun sán
Cám ơn chị đã gửi câu hỏi.
Bác sĩ. Diễm Kiều
- Có thể bạn quan tâm
- Bệnh chàm: Dấu hiệu nhận biết bị chàm da do giun sán28104
- Viêm da cơ địa và những yếu tố liên quan đến bệnh sán chó4223