Những Việc Quan Trọng Nên Làm Ở Người Bị Đái Tháo Đường Tuyp II
- 28/11/2022 - 03:15:30 PM
- 712
Với người bệnh đái tháo đường để có cuộc sống bình thường thì những việc nên làm là: giảm các triệu chứng lâm sàng, đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết. Đạt cân nặng lý tưởng, làm chậm xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính.
Khi bạn gặp bác sĩ, chúng tôi luôn cố gắng giúp bạn đặt mức đường huyết như sau
Đường huyết lúc đói nên duy trì ở mức 3,9 – 7,2 mmol/l (70 – 130mg/dl).
Đường huyết sau ăn 2 giờ<10mmol (<180mg/dl).
Mục tiêu kiểm soát đường huyết có thể khác nhau tuỳ theo từng bệnh nhân, tuỳ theo tuổi, thói quen sinh hoạt và tuân thủ điều trị. Cần điều trị các yếu tố nguy cơ đi kèm: tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.
Chế độ dinh dưỡng cho người đái tháo đường
Chế độ tảng cơ bản của chế độ điều trị bệnh đô ăn rất quan trọng. là nền tảng cơ bản của đái tháo đường (sau đây xin phép viết tắt là ĐTĐ), nó cần phù hợp với từng bệnh nhân và phải thoả mãn đầy đủ 1 số yếu tố cơ bản sau:
Đủ chất đạm, béo, bột, đường, vitamin, muối khoáng và nước với khối lượng hợp lý.
Không làm tăng ĐH nhiều sau ăn
Không làm hạ ĐH lúc xa bữa ăn.
Đủ duy trì hoạt động thế lực bình thường hàng ngày.
Duy trì cân nặng ở mức lý tưởng hoặc giảm cân đến mức hợp lý.
Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn lipid máu, tăng huyết
Phù hợp tập quán ăn uống theo địa dư, dân tộc, của từng BN và gia đình.
Thực phẩm đơn giản và không quá đắt tiền
Không nên thay đổi quá nhiều và quá nhanh cơ cấu cũng như khối lượng các bữa ăn.
Nhu cầu năng lượng: đảm bảo nhu cầu calo theo giới, tuổi, nghề nghiệp cân nặng lý tưởng. Nam: 35 Kcalo/kg, Nữ: 30 Kcalo/kg.
Cân nặng lý tưởng được tính theo công thức
Cân nặng lý tưởng = (chiều cao) x 22
Tỷ lệ các loại thức ăn
Thành phần chất bột - đường (carbohydrat): là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, chiếm 60% – 70% tổng số calo hàng ngày. Nên ăn các loại ngũ cốc toàn phần có đủ vitamin, chất xơ và muối khoáng
Thành phần chất béo (lipid): tỉ lệ chất béo trong khẩu phần ăn của BN ĐTĐ là 15 – 20% phụ thuộc vào đặc điểm của từng BN như thói quen ăn uống của người đó và gia đình, tình trạng béo phì, rối loạn lipid máu, huyết áp, đường huyết.
Thành phần chất đạm (protid): tỉ lệ chất đạm chiếm từ 10 – 20% tổng số calo hàng ngày, tương ứng 0,8 -1,2g/kg cân nặng Khi suy thận cần giảm lượng đạm xuống 0,6g/kg/ngày nhưng không được thấp <0,5g/kg/ngày vì có thể gây suy dinh dưỡng.
Các yếu tố vi lượng và vitamin: trong những trường hợp cần thiết (suy nhược, kém hấp thu...) và được xác định có thiếu vitamin thì nên sung vitamin với liều vừa phải.
Rượu bia: rượu uống với lượng vừa phải (5 - 15g/ngày) nhất là rượu vang làm giảm nguy cơ tim mạch có thể nhờ làm tăng lượng HDL cholesterol, nhưng nếu lạm dụng, uống nhiều hoặc uống rượu mạnh thì lại có tác động xấu lên sức khỏe, dẫn đến làm tăng huyết áp, gây bệnh gan...
Phân bố bữa ăn: 3 bữa chính hoặc 3 bữa chính và 2 bữa phụ tiêm nhiều mũi insulin). Ăn một bữa trước khi đi ngủ nếu tiêm mũi Insulin trước khi đi ngủ nhằm tránh hạ ĐH ban đêm và tránh tăng ĐH sau ăn nhiều.
Vận động thể lực
Vận động thể lực rất quan trọng trong điều trị ĐTĐ, giúp giảm nồng độ ĐH nếu tập đều đặn 30-45 phút mỗi ngày còn có thể giúp cải thiện việc kiểm soát ĐH tốt hơn trong thời gian dài. Bệnh nhân nên chọn các môn thể dục thể thao phù hợp với điều kiện kinh tế và tình trạng bệnh, biến chứng ĐTĐ.
Bệnh nhân tập tăng dần cho đến khi đạt thời gian ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần. Trước khi tập, bệnh nhân ĐTĐ cần hỏi ý kiến bác sỹ điều trị, đặc biệt là bệnh nhân đã có biến chứng mạn tính của đái tháo đường.
Bên cạnh việc tự chăm sóc bản thân có chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh thì cũng nên thăm khám và được tư vấn từ bác sĩ. Ví dụ một người bị ngứa da dị ứng kéo dài, chữa tri da liễu không hết, uống thuốc kiểm soát đường huyết cũng không hết. Khi đó, nên quan tâm đến xét nghiệm bệnh giun sán trong cơ thể, xét nghiệm chức nặng gan, xét nghiệm dị nguyên dị ứng gây ngứa.
Phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga xin giới thiệu dịch vụ xét nghiệm tiểu đường, giun sán và dị ứng gây ngứa, thời gian trả kết quả trong ngày với chi phí hợp lý và tư vấn tận tình giúp người bệnh kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và bệnh gây ngứa./.
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI
CHUYÊN VỀ NGỨA DA VÀ GIUN SÁN
Mẩn ngứa da, dị ứng, mề đay do giun sán
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS Tư Vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 20h. Nghỉ ngày CN
- Có thể bạn quan tâm
- Kết quả xét nghiệm sán chó như thế nào là đáng tin cậy
2392
- Xét nghiệm và điều trị sán gạo heo ở đâu
3902
- Sán Lá Phổi: Xét Nghiệm, Chẩn Đoán & Điều Trị Sán Lá Phổi
2073
- Xét Nghiệm Sán Chó Có Cần Nhịn Ăn Không
7336
- Xét Nghiệm Chẩn Đoán Bệnh Giun Lươn Strongyloides
4218
- Xét Nghiệm Sán Chó Ở Đâu | Bao Lâu Có Kết Quả
9582
- Xét Nghiệm Sán Chó Ở Đâu Tại Hà Nội
20229
- Kết quả xét nghiệm giun đũa chó
77329
- Xét nghiệm giun đũa chó ở đâu nhanh?
3044