BỆNH SÁN LÁ GAN
- 02/01/2024 - 10:17:48 AM
- 361
Bệnh Sán Lá Gan Lớn Những Điều Cần Biết Về Sán Lá Gan Lớn
Bệnh sán lá gan có hai loại là sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ, người bị lây nhiễm sán lá gan qua,đường ăn uống. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh sán lá gan. Đặc biệt là trẻ nhỏ và những,người hay ăn rau sống, đồ tái sống và không có thói quen rửa tay trước khi ăn, đều có nguy cơ nhiễm sán lá gan.
Nhiễm sán lá gan lớn Fasciola có thể dẫn đến các biến chứng,nặng như nhiễm trùng ống mật, túi mật, hình thành sỏi và ung thư ống mật trong gan, ung thư đường mật là biến chứng,nghiêm trọng nhất có thể phát triển do nhiễm sán lá gan.
Sau khi bị ung thư do sán lá gan thì lệ,sống sót sau 5 năm đối với dạng ung thư này dao động từ 20 đến 50% nếu ung thư được phát hiện sớm.
Trong khi hiện nay 100% số bệnh nhiễm sán lá gan thể nhẹ điều được được điều trị khỏi hoàn toàn, điều đó cho thấy,việc phát hiện sớm tình trạng nhiễm sán lá gan là điều cần thiết để ngăn chặn các biến chứng phát sinh.
Sán xâm nhập vào gan bằng cách nào?
Giai đoạn xâm lấn gan có thời gian là 6 đến 12 tuần
Từ miệng, ấu trùng vào ruột và,chui qua thành ruột, di chuyển qua vách ruột non, xoang phúc mạc, chui qua màng gan, vào đường mật. Một vài bệnh nhân,được phát hiện ấu trùng lạc chỗ thay vì di chuyển đến gan chúng lại di chuyển đến da, niêm mạc, phổi, vách ngăn ruột non, mắt, não,...
Thời gian trung bình để sán lá gan phát bệnh,kỳ từ khi ăn phải ấu trùng là 6 đến 12 tuần, có trường hợp kéo dài 2 đến 4 tháng. Khi phát bệnh,chúng gây ra các dấu hiệu triệu chứng tương ứng với thời gian chúng di chuyển trong cơ thể.
Tại sao ấu trùng sán lá gan lại di chuyển đến gan mà không phải cơ quan khác?
Đích đến của sán lá gan chính là ống mật chủ nằm trong ở gan, khi vào được ống mật chủ sán lá gan mới phát triển thành sán trưởng thành và đẻ trứng sau đó 3 đến 4 tháng. Trước khi vào được ống mật,chủ chúng tàn phá gan, tạo những ổ áp xe và gây viêm, đau tức ngực phải, sốt nhẹ. Khi vào trong ống mật sự tàn phá gan kết thúc. Gọi là giai đoạn tắc nghẽn ở mật mạn tính.
Cũng có trường hợp sống hòa bình với bệnh mà không có biểu hiệu triệu chứng gì, chỉ phát hiện khi xét nghiệm tình cờ.
Dấu hiệu nào nhận biết bệnh sán là gan lớn Faciola?
Phần lớn người nhiễm sán lá gan không có triệu chứng, sống âm thầm với bệnh nhiều năm, một số thì có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, khó tiêu, buồn nôn, sốt nhẹ,... mẩn ngứa da giống bệnh da liễu, đau bụng, đầy bụng là dấu hiệu thường gặp, chủ yếu đau tức ở vùng ngực phải, gan to,và đau, một số trường hợp tăng men gan được ghi nhận. Ăn không ngon, giảm cân, khó chịu,…Gọi là giai đoạn xâm lấn ở gan.
Hình ảnh mẩn ngứa da ở bệnh nhân xét nghiệm máu nhiễm ấu trùng sán lá gan
Điều trị bệnh sán lá gan
Không giống như điều trị các loại sán khác, sán lá gan Fasciola thường kháng thuốc. Hiện nay điều trị sán lá gan ưu tiên,những loại thuốc mới, đạt hiệu quả,cao diệt ký sinh trùng trong thời gian ngắn được triển khai tại các phòng khám ký sinh trùng.
Trường hợp phát hiện muộn giai đoạn hoại tử gan, tổn thương đường mật cần điều trị sán lá gan bằng việc phối hợp,kháng sinh, nên thực hiện tại phòng khám chuyên khoa để cắt tình trạng viêm và giảm tỷ lệ kháng thuốc, rút ngắn thời gian điều trị bệnh sán lá gan.
Phòng bệnh sán lá gan?
Nấu chín tất cả các loại rau củ được,trồng tại nơi có nuôi gia súc
Không ăn gan và,thịt động vật khi chưa được nấu chin
Những người sinh,sống tại ven các hồ thủy điện lớn không nên ăn gỏi cá
Uống nước sôi, không uống nước khe suối, nước không đảm bảo vệ sinh
Đảm bảo rằng cá nước ngọt,và cải xoong được nấu chín kỹ trước khi tiêu thụ là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng sán lá gan.
Bệnh sán lá gan hiện nay chưa có vắc xin,dự phòng, các biện pháp dự phòng thì đơn giản, chỉ cần ăn chín, uống sôi, không,ăn tiết canh, thịt tái, gan tái,...đặc biệt là những người đàn ông sinh sống tại ven các hồ thủy điện có thói quen uống rượu và ăn gỏi cá,…thực hiện như vậy có thể giữ cho một người không bị nhiễm sán lá gan.
Khi có nhu cầu khám xét nghiệm và điều trị bệnh sán lá gan, anh chị có thể liên hệ phòng khám Chuyên khoa ký sinh trùng để được chữa trị triệt để, đề phòng biến,chứng ung thư gan.
Bác sĩ: Đặng Thị Nga
- Có thể bạn quan tâm
- BỆNH GIUN ĐŨA CHÓ MÈO
603
- BỆNH GIUN LƯƠN
285
- BỆNH SÁN XƠ MÍT
290
- BỆNH ẤU TRÙNG SÁN DÂY LỢN
298
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SÁN CHÓ
455
- KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ A MÍP
398
- BỆNH SÁN LÃI CHÓ
415