sán chó, bệnh sán chó, dấu hiệu bị sán chó, dấu hiệu bệnh sán chó, sán dây, giun lươn, Toxocara, Toxoplasma

Ký sinh trùng, xét nghiệm ký sinh trùng, trị bệnh sán chó, bệnh giun đũa chó toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bệnh ký sinh trùng mèo toxoplasma gondii, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay

thời gian điều trị, dấu hiệu bệnh, các dấu hiệu, biểu hiện

Cung cấp thông tin miễn phí về bệnh giun sán, giới thiệu nơi xét nghiệm, khám và điều trị bệnh giun sán trong máu, và các bệnh dị ứng ngứa khác, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay, trị bệnh sán chó, bệnh toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bác sĩ chuyên ngành ký sinh trùng với nhiều năm kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân tại TP HCM và các tỉnh phía nam.

Sán Dây Ở Người Có Nguy Hiểm Không

  • 12/09/2019 - 03:23:50 PM
  • 5169

Sán dây trưởng thành có thể dài tới 12m, sống trong cơ thể con người tới 30 năm, những trường hợp nhiễm sán dây thường ít có biểu hiện triệu chứng, dấu hiệu nhận biết sán dây là đau bụng thoáng qua, lâu lâu thấy đốt sán dây chui ra hậu môn khi đi cầu hoặc lúc đang nằm ngủ.

Sán dây là gì?

Sán dây là loài sán thân hẹp, hình giống như một dải băng được cấu tạo bởi nhiều đốt nối tiếp nhau, gồm những đặc điểm chung là thân sán dây cùng những đốt nối tiếp nhau, mỗi đốt chứa bộ phận sinh dục đực và cái, đốt càng xa đầu thì càng to. Sán dây thường gặp ở người là sán dây bò hay còn gọi là (sán xơ mít, sán dải bò), sán dây lợn, sán dải chó ở người cần phân biệt với bệnh sán chó.

Ấu trùng sán dây ở người không có bộ tiêu hóa, tuần hoàn và hô hấp. Phôi có móc, giai đoạn trưởng thành sống ký sinh trong ống tiêu hóa của của người và động vật có xương sống, giai đoạn ấu trùng sống trong các cơ quan nội tạng của người và các động vật này.

Hình thể sán dây ở người như thế nào?

Hình thể bên ngoài của sán dây: Sán trưởng thành dẹp, có ba phần khác nhau : đầu, cổ và các đốt sán. Có một đầu : Nhỏ, hình cầu hay bầu dục, có cơ cấu để bám vào niêm mạc ruột là đĩa hút, rãnh hút hoặc móc gai. Một cổ : Là phần dẹp nối tiếp với đầu, mảnh khảnh. Cổ quan trọng vì từ đó sinh ra các đốt sán.

Các đốt sán : Màu trắng đục. Những đốt gần cổ non nhất, chỉ chứa các cơ quan sinh dục còn phôi thai, đốt càng xa cổ càng trưởng thành hơn và chứa các cơ quan sinh dụ trưởng thành đực và cái. Gần cuối thân là các đốt sinh dụ trưởng thành đực và cái. Gần cuối thân là các đốt già, lúc này chỉ còn cơ quan sinh dục cái. Mỗi đốt sán có cơ cấu riêng biệt, khi bị tách rời ra đốt sán vẫn có thể sống được. Tùy theo loài sán dài, số lượng đốt có thể từ 200, 300 – 6.000 đốt.

Bên thể bên trong trong của sán dây ở người 

Bộ phận bám : Sán bám vào màng ruột nhò đĩa hút út ở đầu sán, đĩa hút còn giúp sán  hấp thụ các chất ở màng ruột. Đĩa hút có thể tròn, dài, hình xẻ rãnh gọi là rãnh hút (sán dài cá Diphyllobothrium latum), ngoài ra còn có thể có hàng móc ở đầu (sán dài heo Taenia solium, sán dài chó Dipylidium caninum).

Từ ngoài vào trong, sán dài có những cơ cấu sau :Toàn thân sán có một lớp màng bọc cutin đồng nhất, đàn hồi, có gai nhỏ khó thấy hơn sán lá, đóng vai trò trong sự dinh dưỡng làm cho vỏ có dạng sần sùi.

 

Lớp Cơ : ngoài là lớp cơ vòng, trong là lớp cơ dọc theo chiều dài thân sán.

Phần tủy là một chu mô xốp dễ biến dạng chứa đựng những cơ quan, điều này làm cho đốt sán có thể co dãn. Ở lớp tế bào, có nhiều tế bào lớn chứa đầy kết thể vôi. Chính nhưngờ kết thể vôi này mà sán có tính cứng và màu trắng đục.Các cơ quan nội tạng :

Bộ phận bài tiết : Gồm nhiều tế bào bài tiết, để bài tiết chất phế thải do sự biến dưỡng, những tế bào này rải rác khắp trong nhu mô, ăn thông với hai ống dọc nhờ nhiều ống nhỏ. Mỗi ống dọc tận cùng ở phía sau bởi một lỗ bài tiết. Hai lỗ bài tiết được tái tạo mỗi khi một đốt rời khỏi sán.

Bộ phận thần kinh: Chung cho tất cả các đốt, gồm sáu dây dọc (hai dây bên to, hai dây bụng và hai dây lung nhỏ hơn) nối liền phía đầu với hạch não.

Bộ phận sinh dục : Sán dải sán dây bò lưỡng tính, nhưng hai bộ phận sinh dục đực và cái không phát triển cùng một lúc. Bộ phận sinh dục đực phát triển trước gồm những khối tinh hoàn nhỏ phân tán. Từ những khối này, có những ống dẫn tinh nhỏ hợp thành ống dẫn tinh chung. Ống này tận cùng bằng một cơ quan là gai giao hợp. Bộ phận sinh dục cái phát triển sau, nên chỉ gặp ở những đốt trưởng thành và đốt già trong khi cơ quan sinh dục lại gặp ở các đốt gần cổ (đốt non), bộ phận sinh dục cái gồm hai dạng :

Tử cung kín, không có lỗ sinh dục, nên khúc sán knf đẻ được. Trứng chứa nhiều làm căng phồng tử cung và chỉ bị tung ra ngoài khi tử cung vỡ hoặc đốt sán thoái hóa. Tử cung có lỗ sinh dục, sán đẻ trứng được.

Hình thể sán dây trưởng thành khi ký sinh trong cơ thể người

Sán dây hay sán xơ mít trưởng thành có thể dài tới 12m, sống trong cơ thể con người tới 30 năm, những trường hợp nhiễm sán dây thường ít có biểu hiện triệu chứng, dấu hiệu nhận biết sán dây là đau bụng thoáng qua, lâu lâu thấy đốt sán dây chui ra hậu môn khi đi cầu hoặc lúc đang nằm ngủ

Sán dây ở người có bộ phận bám và đĩa hút bám vào thành ruột hút chất dinh dưỡng. Sán có bộ phận bám : Đĩa hút hình tròn (bốn cái), và có khi có thêm hàng móc ở đầu. Trứng không có nắp, được giữ trong tử cung vì không có lỗ thoát. Gồm : Taenia solium, Taenia saginata, Taenia muticeps multiceps. Hymenolepis nana, Hymenolepis diminuta, Echinococus granulosus.

Có một lỗ sinh dục : 

Tất cả ở một bên: Hymenolepis nana.

Xen kẽ : Taenia solium, Taenia saginata, Echinococcus granulosus.

Có lỗ sinh dục hai bên : Dipylidium caninum. Sán có rãnh hút dài: Không có bắp thịt tạo thành, không có móc ở đầu. Trứng có nắp, có thể liên tục đẻ trứng: Diphyllobothrium latum, Spirometra mansoni. Phân loại thei giai đoạn ký sinh : Ký sinh học chia sán dài thành hai nhóm. Ký sinh người ở giai đoạn trưởng thành, nên chỉ ký sinh ở đường ruột: Taenia saginata, Dipylidium caninum, Diphyllobothrium latum.

Sán dây ký sinh ở người giai đoạn ấu trùng gồm: Sán có thể ký sinh người ở giai đoạn ấu trùng, gây bệnh ở các cơ quan khác nhau: Echinococcus granulosus, Echinococcus (sán dải chó), Multiceps, Sparganum.

Sán dây ký sinh ở người giai đoạn trưởng thành và ấu trùng gồm: Sán có thể ký sinh người ở giai đoạn trưởng thành và ấu trùng : Taenia solium sán dây bò, sán dải heo,

Nguyên nhân gây bệnh sán dây ở người là gì?

Người nhiễm bệnh sán dây (sán xơ mít) do nuốt phải ấu trùng qua đường miệng, các loại thực phẩm hay gây bệnh sán dây gồm: phở bò tái, tiết canh, thịt heo, thịt trâu chưa được nấu chín, rau sống nhiễm ấu trùng

Bệnh sán dây ở người có nguy hiểm không?

Bệnh sán dây gây tâm lý hoang mang cho người bị nhiễm, cảm giác luôn lo lắng mỗi khi thấy có con gì chui ra từ hậu môn rồi bò lồm ngồm khiến cho tâm lý ảnh hưởng rất nhiều. Bệnh sán dây làm cho con người yếu ớt, mệt mỏi, làm việc mất tập trung, hay quên. Đã ghi nhận nhiều trường hợp sán dây bò gây tắc ruột và tử vong. Ấu trùng sán dây cũng có thể di chuyển lên não gây u não, áp xe não.

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh sán dây ở người?

Bệnh sán dây ở người thường ít có dấu hiệu lâm sàng, nhiều trường hợp nhiễm trên 2 tháng cũng không biết bị bệnh, số ít có các dấu hiệu như đau bụng thoáng qua, bụng chướng nhẹ, đi cầu phân nát, cảm giác ngứa nhột hậu môn. Thường thấy đốt sán chui ra hậu môn khi nhiễm trên 3 tháng.

Hình thể sán dây trưởng thành trong bụng bệnh nhân nam ở An Giang

Nên điều trị bệnh sán dây ở đâu?

Mỗi loại sán dây ở người có những loại thuốc khác nhau để điều trị. Bệnh sán dây nên được điều trị tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng, tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán loại sán dây gì, giai đoạn ấu trùng hay giai đoạn sán trưởng thành sẽ có những liệu trình khác nhau. Nhiều trường hợp tự mua thuốc uống bệnh bớt được một thời gian rồi đốt sán lại xuất hiện lại. Lý do là uống chưa đúng, chưa đủ thuốc cho nên không diệt được ấu trùng cũng như lấy được đầu sán

Hiện nay tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng điều trị bệnh sán dây bò, sán dải heo ở người bằng phương pháp sổ sán bắt nguyên con, bệnh nhân nhiễm sán dây sẽ được sử dụng thuốc đặc trị với liều phù hợp khiễn con sán mất kiểm soát và dùng thuốc sổ để tống con sán ra ngoài. Sau khi sổ sán các bác sĩ sẽ kiểm tra đầu sán, phải chắc chắn bắt được đầu sán thì bệnh mới dứt hoàn toàn, nếu không sau 3 tháng đốt sán lại xuất hiện.

Thời gian trị bệnh sán dây bao lâu?

Với sán dây bò và sán dải heo thời gian điều trị là 01 ngày. Với sán sán chó thời gian điều trị 1 đến 3 liệu trình, mỗi liệu trình từ 5 đến 10 ngày.

Phòng bệnh sán dây ở người như thế nào?

Khi có bệnh phải điều trị ngay tránh lây lan cho người khác

Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn tiết cánh, không ăn phở bò tái, thịt heo, thịt trâu cần nấu chín kỹ trước khi ăn

Vệ sinh cá nhân và vệ sinh công cộng.

Kiểm soát trâu, bò có nang ấu trùng trong thịt./.

Liên hệ điều trị bệnh sán dây tại Phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng Ánh Nga, Đ/c: 443, Giải Phóng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội để điều trị.

Bác sĩ: Đặng Thị Nga

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI

CHUYÊN VỀ NGỨA DA VÀ GIUN SÁN

Mẩn ngứa da, dị ứng, mề đay do giun sán

ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội

 Điện Thoại: 0985294298 - Hotline: 02473001318

Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 20h. Nghỉ ngày CN

 

 

Giới thiệu

PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA CHUYÊN KHOA NỘI KÝ SINH TRÙNG CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN

ĐC: 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội ĐT: 0985294298 - Tổng đài: 02473001318

Sở Kế Hoạch Đầu Tư: 0312466011-001/SKHĐT-HNO

Mở cửa từ thứ 2 đến thứ 7,  từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều

Bài Viết Của Chúng Tôi Mang Tính Chất Tham Khảo, Không Thay Thế Cho Việc Chẩn Đoán Và Điều Trị.

 

 

2022 Copyright © Bản quyền thuộc PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI. Designed by Nina Co., Ltd
Mạng xã hội:
Liên kết 4Liên kết 3FBYoutube
Back to Top
Zalo
Zalo