Bệnh Sán Xơ Mít Có Nguy Hiểm Không
- 14/09/2019 - 02:22:31 PM
- 10565
Bệnh sán xơ mít còn có tên gọi khác là sán dây, cần phân biệt với sán dây spirometra thể não, người bị nhiễm sán xơ mít phần lớn là do ăn phở bò tái, khi nhiễm ấu trùng sán xơ mít vào trong bụng sau 3 tháng con sán xơ mít có thể dài tới 6m sau đó có thể tới 12m và sống trong cơ thể người tới 30 năm.
Hình thể sán xơ mít như thế nào?
Sán xơ mít trưởng thành : Dài 4 – 10m, thỉnh thoảng có con dài 25m. Đầu sán xơ mít : Hình quả lê, đường kính 1 – 2 mm, không có chủy và móc, có bốn đĩa hút hình thuẫn, không có chủy và móc. Cổ sán xơ mít : Dài khoảng 5mm và hẹp.
Sán xơ mít dài 12m sau điều trị tại phòng khám Ký sinh trùng Ánh Nga TP. HCM
Đốt sán xơ mít : gần đầu chiều ngang lớn hơn chiều dài, càng xa đầu càng trưởng thành. Đốt sán già (mang trứng) có chiều dài lớn hơn chiều ngang, tử cung chạy dọc theo chiều dài đốt sán, hai bên tử cung có số nhánh khoảng 15 - 30 nhánh, chứa khoảng 80.000 – 100.000 trứng.
Những đốt sán xơ mít già rất di động và có thể tự động bò ra ngoài lúc bệnh nhân đi cầu, hoặc rơi ra quần áo, giường chiếu, do vậy bệnh nhân biết ngay mình mắc bệnh. Lỗ sinh dục ở bên hông xen kẽ không đều.
Trứng sán xơ mít: màu nâu sậm, giống trứng sán dải heo nên khó phân biệt. Kích thước 30 – 40 µm, hình bầu dục, vỏ dày có tia sọc, trong có phôi sáu móc.
Nang ấu trùng sán xơ mít: Kích thước 15 x 5 mm, là một bọc chứa đầy chất lỏng màu hồng đỏ, trong đó có đầu ấu trùng không có móc, có bốn đĩa hút. Do đó, nhìn ngoài nang có màu hồng.
Chu trình phát triển bệnh sán xơ mít bao lâu?
Sán sán xơ mít có tên khoa học là (Taenia saginata) trưởng thành sống trong ruột non người, tại phần trên hỗng tràng đầu sán xơ mít bám vào niêm mạc ruột nhờ các đĩa hút. Tại đây các chất dinh dưỡng sẽ ngấm vào cơ thể sán xuống ruột già, ruột Sigma, trực tràng rồi từ đó nhờ những bắp cơ rất mạnh mẽ đốt sán xơ mít chuyển động và chui qua hậu môn, bò ra ngoài rồi xuống chân, đôi khi bò ngược lên bụng, nách bệnh nhân.
Mỗi đốt sán sán xơ mít tung ra khoảng hơn 80.000 trứng, do đó có thể tìm thấy trứng trong phân. Đốt sán xơ mít có thể không bị tiêu nát mà trứng cũng có thể ra ngoài nhờ những chỗ nứt của tử cung. Thường có từ 6 – 9 đốt sán mang trứng được thải ra trong phân mỗi ngày ở một bệnh nhân, nghĩa là có khoảng 480.000 – 720.000 trứng thóc sẽ thải ra môi trường mỗi ngày.
.jpg)
Vòng tròn mầu xanh đốt sán xơ mít già có thể chứa 80 nghìn trứng tribenhgiunsan.com.vn
Khi đốt sán xơ mít mang trứng sán rơi ra đồng cỏ, có khuynh hướng phát tán khắp nơi, và nhờ có cỏ dày trứng tồn tại rất lâu ở ngoài môi trường (6 tháng – 1 năm). Khi trâu bò ăn phải, phôi thai sáu móc sẽ nở trong ruột, theo đường máu đến tim trái và phát tán theo đường đại tuần hoàn đến các cơ quan như bắp thịt, tạo thành nang ấu trùng sán xơ mít trong vòng 6 tuần lễ. Nang ấu trùng thấy nhiều ở lưỡi, cơ hoành, cơ tim, mông. Ấu trùng sống 1 năm, sau đó khô rắn lại.
Nếu người ăn thịt trâu bò tái sống hay không nấu kỹ như phở bò tái có nhiễm ấu trùng sán xơ mít, nang ấu trùng sẽ được giải thoát trong ruột, đầu lộn ra ngoài, bám vào màng trong ruột non và trưởng thành trong 8 – 10 tuần. Sau đó bắt đầu sản xuất đốt.
Người là ký chủ vĩnh viễn, bò là ký chủ trung gian, sán trưởng thành sống 25 năm, hầu hết bệnh nhân chỉ có một con sán ký sinh. Một số trường hợp hiếm ký sinh nhiều sán.
Bệnh sán xơ mít thường gặp ở đâu?
Ở đâu ăn thịt bò tái ở đó có bệnh sán dây. Ngoại trừ một số quốc gia có tập quán không ăn thịt bò do vấn đề tôn giáo, bệnh do sán xơ mít xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới. Người mắc bệnh do ăn thịt bò sống hay tái có chứa nang ấu trùng còn sống, nhất là bò con. Bò mắc bệnh vì ăn cỏ có trứng sán do bón phân, phóng uế bừa bãi, lũ lụt ở những cánh đồng cỏ ở hai bên bờ sông.
Bác sĩ kiểm tra tìm đầu con sán xơ mít sau khi sổ
Bò con dưới 1 tuổi dễ nhiễm bệnh sán, bò lớn hơn có miễn dịch một phần. Do đó bò lớn tuổi ăn phải trứng ít bị bệnh hơn, và nếu có nang ấu trùng thì khô rắn lại, mất khả năng truyền bệnh. Ở Việt Nam, bò ít nhiễm bệnh hơn heo nhưng tỷ lệ người nhiễm sán dải bò khá cao, vì người Việt Nam rất thích ăn phở bò tái.
Dấu hiệu nào nhận biết bệnh sán xơ mít?
Triệu chứng bệnh sán xơ mít thường không điển hình ở giai đoạn 3 đầu khi nhiễm. Sau khi nhiễm trên 3 tháng, một số bệnh nhân than đau bụng, tiêu chảy, người mệt mỏi yếu ớt. Một trường hợp hiếm có bảy con sán trong ruột gây nghẽn ruột làm bệnh nhân tử vong, một số trường hợp bệnh nhân than phiền ngứa hậu môn, do đốt sán bò ra hậu môn. Một số cá nhân nhiễm nặng, bệnh nhân sốt, chảy nước dãi, ăn mất ngon. Phát hiện đốt sán bò ra hậu môn là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán bệnh sán xơ mít.
Làm sao để biết được tôi có bị nhiễm sán xơ mít không?
Tìm đốt sán mang trứng trong phân hay quanh chỗ nằm ngủ, trứng trong phân. Định danh đốt sán mang trứng bằng cách đến số nhánh tử cung hay định danh bằng đầu sán sau khi uống thuốc tẩy sán. Tìm trướng bằng phương pháp Graham hoặc xét nghiệm phân. Xét máu bằng phương pháp ELISA để chẩn đoán bệnh sán xơ mít.
Tham khảo xét nghiệm bệnh sán chó và giun sán khác tại đây
Tôi nên trị bệnh sán xơ mít ở đâu?
Bệnh sán xơ mít nên được khám và trị bệnh tại phòng khám chuyên khoa có bác sĩ ký sinh trùng. Vì hiện nay bệnh sán xơ mít bị coi là bệnh lãng quên nên nhiều bác sĩ chủ quan, chẩn đoán bệnh không đúng, dùng thuốc cũng không đúng. Nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm sán xơ mít và tự đi mua thuốc giun để uống, trong khi thuốc trị bệnh sán xơ mít phải là thuốc trị sán.
.jpg)
Lưu trữ sán xơ mít sau khi s
Tại một số phòng khám ký sinh trùng Tp. HCM trị khỏi bệnh sán xơ mít trong 1 ngày. Buổi sáng bệnh nhân đến khám và được sử dụng thuốc đặc trị với liều thấp, kèm theo thuốc xổ khiến con sán mất kiểm soát và bị tống ra ngoài sau 4h đến 5h. Bệnh nhân cũng có thể được kê toa về nhà điều trị và hẹn tái khám sau tháng. Luu ý sau khi điều điều trị không nên ăn phở bò tái
Phòng bệnh sán xơ mít như thế nào?
Tìm và điều trị người bệnh.
Vệ sinh cá nhân và vệ sinh công cộng.
Kiểm soát trâu, bò có nang ấu trùng trong thịt.
Không ăn thịt trâu bò tái dưới mọi hình thức.
Liên hệ điều trị bệnh sán dây tại Phòng khám chuyên khoa Nội ký sinh trùng Ánh Nga, địa chỉ số 74 Trần Tuấn Khải, phường 5, quận 5, TP. HCM. Hoặc số liên hệ bác sĩ Đặng Nga điện thoai: 0947232062 để được tư vấn. Chúng tôi giúp bạn trị khỏi bệnh sán dây bò (sán xơ mít) trong một ngày.
Bác sĩ: Nguyễn Ánh
- Có thể bạn quan tâm
- Chẩn đoán và điều trị bệnh sán dải bò6225
- Bệnh do sán dây bò Teania Saginata4648
- Phát Hiện Sán Dây Spirometra Làm Tổ Trong Não2973
- Sán Dây Ở Người Có Nguy Hiểm Không 4734
- Triệu Chứng Bệnh Sán Xơ Mít7582