Sử Dụng Kính Áp Tròng Đúng Cách Phòng Chống Bệnh Ký Sinh Trùng
- 06/01/2020 - 11:34:40 AM
- 1386
Sử dụng kính áp tròng để điều chỉnh tật khúc xạ ở mắt. Ưu điểm là có thể di chuyển được theo tròng mắt, giảm cảm giác nhòe do yếu tố môi trường xung quanh gây ra, như khi ra ngoài trời nắng hoặc đi mưa. Tuy nhiên nếu sử dụng kính áp tròng không đúng cách có thể gây nhiễm bệnh ký sinh trùng amip ăn giác mạc.
Giác mạc mắt là nơi dễ tổn thương gây viêm nhiễm
Cấu tạo giác mạc là lớp mô mỏng trong suốt ở ngoài cùng của mắt. Giác mạc tập trung ánh sáng giúp mắt nhìn thấy vật. Khi gắn kính áp tròng vào mắt, sẽ có một lớp nước mỏng ngăn cách bề mặt giác mạc và kính, giúp cho kính áp tròng có thể di chuyển theo chuyển động của mắt.
Kính áp tròng tiếp xúc trực tiếp với giác mạc, nếu không được vệ sinh kỹ dễ mang mầm bệnh vào mắt làm nhiễm khuẩn mắt. Ngoài ra, khi đeo không đúng cách có thể làm trầy giác mạc, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng xâm nhập vào mắt, trong đó có Acanthamoeba. Acanthamoeba là hai loài amip thường gặp gây biến chứng ở mắt, hay còn được gọi là amip ăn giác mạc.
Ký sinh trùng amip có ở đâu trong môi trường?
Acanthamoeba là một dạng sinh vật dạng đơn bào, sống tự do trong môi trường đất và nước. Acanthamoeba có mặt ở khắp nơi trong môi trường sống của chúng ta, bao gồm trong đất và rau củ, có ở trong nước ngọt, nước lợ, nước mặn, như trong nước ở đồng ruộng, trong các loại nước thải, trong hồ bơi, trong nước máy, thậm chí có cả trong nước ngâm kính áp tròng, hệ thống làm lạnh, hệ thống sưởi, thậm chí chúng vẫn sống được trong máy lọc máu, nước thảo dược và phòng chẩn trị nha khoa
Có những loại amip gây bệnh cho người?
Những loại Acanthamoeba gây bệnh cho người là:
- A. byersi, A. castellanii,
- A. culbertsoni,
- A. hatchetti,
- A. healyi,
- A. astroonyxix,
- A. divionensis and A. polyphaga. B. mandrillaris.
Ngoài gây bệnh viêm giác mạc, Acanthamoeba còn gây tổn thương mẩn ngứa ở da, đặc biệt ở những người suy giảm miễn dịch.
Ký sinh trùng Amip gây bệnh cho người như thế nào?
Acanthamoeba có hai chu trình phát triển là thể nang và thể tư dưỡng. Thể tư dưỡng nhân đôi bằng cách phân bào kiểu nguyên phân. Thể tư dưỡng là thể lây nhiễm chính cho người, tuy nhiên cả thể tư dưỡng lẫn thể nang đều có thể xâm nhập cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau như: xuyên qua niêm mạc mắt, xuyên qua mũi xuống đường hô hấp dưới, qua da trầy xước.
Khi xâm nhập vào mắt Amip có thể gây mù lòa
Khi xâm nhập vào mắt, Amip Acanthamoeba có thể gây viêm giác mạc nặng trên bệnh nhân sử dụng kính áp tròng có hệ miễn dịch bình thường. Mang kính áp tròng có nguy cơ viêm nhiễm ở mắt cao hơn gấp 7 lần người không mang kính. Trong điều kiện bình thường, ký sinh trùng khó bám vào giác mạc để gây bệnh, nhưng khi sử dụng kính áp tròng làm điểm tựa, chúng dễ bám vào giác mạc hơn và dễ gây bệnh cho mắt hơn.
Bệnh viêm giác mạc có thể gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến mù lòa. Nếu Amip xâm nhập qua đường hô hấp hay qua da, nó có thể tấn công hệ thần kinh trung ương gây viêm não u não do amip. Viêm giác mạc do Amip thường bị ở một bên mắt.
Dấu hiệu nào nhận biết viêm giác mạc do Amip khi sử dụng kính áp tròng?
Dấu hiệu viêm giác mạc do Amip là đau mắt, đỏ mắt sau khi tháo kính ra khỏi mắt. Nhìn mờ, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, hoặc thấy khó chịu và cộm trong mắt. Khi xuất hiện các dấu hiệu trên phải lập tức khám ngay. Thâm nhiễm điển hình là thâm nhiễm có dạng hình tròn. Nếu không chữa trị sớm sẽ tạo thành loét giác mạc và sẹo giác mạc, nghiêm trọng có thể gây biến chứng mù vĩnh viễn.
Nhiều trường hợp bệnh nhân mang kính áp tròng đã bị nhiễm ký sinh trùng Amip, ví dụ như bệnh nhân nữ T…, 20 tuổi ở Đắk Lắk bị loét giác mạc nặng do nhiễm Acanthamoeba.
Chẩn đoán bệnh Amip bằng cách nào?
Chẩn đoán bằng cách tìm thấy thể nang và thể tư dưỡng Amip dưới kính hiển vi quang học. Gần đây dùng kỹ thuật Real-time PCR để chẩn đoán bệnh Amip. Xét nghiệm máu bằng phương pháp ELISA chẩn đoán bệnh Amip. Nên thực việc khám và sử dụng các phương pháp chẩn đoán bệnh ký sinh trùng tại phòng khám chuyên khoa uy tín. Phương pháp này cũng được sử dụng để xét nghiệm chẩn đoán bệnh sán chó Toxocara và một số bệnh giun sán trong máu khác.
Dự phòng ký sinh trùng Amip ở mắt bằng cách nào?
Nếu cần thiết dùng kính áp tròng phải giữ vệ sinh trong khi bảo quản và khi mang kính, luôn rửa tay sạch trước khi mang kính. Ngay khi tháo kính ra cần phải rửa kính bằng dung dịch rửa kính. Không để kính áp tròng trong các loại nước khác ngoài nước ngâm rửa kính, nên ngâm và rửa kính áp tròng trong dung dịch khử trùng mỗi ngày.
Không nên dùng nước kém vệ sinh để rửa mặt. Hạn chế mang kính áp tròng khi bơi, khi xông hơi hoặc khi tắm. Nên tháo kính áp tròng trước khi đi ngủ. Không nên sử dụng các loại kính áp tròng rẻ tiền, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, có chất lượng kém. Tuyệt đối không được đeo kính áp tròng khi mắt đang bị viêm nhiễm./.
Tags: Bệnh sán chó, Triệu chứng sán chó, Xét nghiệm sán chó, Giun đũa chó Toxocara
- Có thể bạn quan tâm
- Đại Cương Về Động Vật Chân Khớp Y Học6226
- Viêm da do sán máng Schistosome 1476
- Sưng môi sưng mắt do ký sinh trùng lạ2702
- Chẩn đoán và điều trị bệnh giun móc3513
- Triệu chứng lâm sàng bệnh ghẻ Sarcoptes Scabiei2732
- Những dấu hiệu mắc phải bệnh ký sinh trùng Toxoplasma1721
- Triệu chứng ngứa mu bàn chân do nhiễm ký sinh trùng6191
- Thường xuyên bị chóng mặt là bệnh gì?2212
- Bệnh giun móc: tác nhân gây bệnh giun móc là gì6485
- Tại sao lại nhiễm bệnh giun móc2168