sán chó, bệnh sán chó, dấu hiệu bị sán chó, dấu hiệu bệnh sán chó, sán dây, giun lươn, Toxocara, Toxoplasma

Ký sinh trùng, xét nghiệm ký sinh trùng, trị bệnh sán chó, bệnh giun đũa chó toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bệnh ký sinh trùng mèo toxoplasma gondii, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay

thời gian điều trị, dấu hiệu bệnh, các dấu hiệu, biểu hiện

Cung cấp thông tin miễn phí về bệnh giun sán, giới thiệu nơi xét nghiệm, khám và điều trị bệnh giun sán trong máu, và các bệnh dị ứng ngứa khác, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay, trị bệnh sán chó, bệnh toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bác sĩ chuyên ngành ký sinh trùng với nhiều năm kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân tại TP HCM và các tỉnh phía nam.

Những dấu hiệu mắc phải bệnh ký sinh trùng Toxoplasma

  • 15/10/2020 - 03:04:44 PM
  • 1884

Những dấu hiệu mắc phải bệnh ký sinh trùng Toxoplasma

Nuốt phải nang trong mô (nang giả)

Ăn thịt: bất kì thịt nào từ các thú vật và chim chóc máu nóng đều có thể là nguồn lây nhiễm bệnh. Nang trong mô vẫn có thể lây nhiễm được khi bảo quản ở 1 đến 6oC trong ba tuần. Tuy nhiên, biện pháp đông sâu ở âm 12oC trong ít nhất ba ngày có thể vô hiệu hóa các nang trong mô dù vẫn tùy thuộc vào độ dày của miếng thịt. Nang trong mô có thể bị diệt tức thời ở 67oC; nếu nấu ở nhiệt độ 60oC trong 4 phút, hay 50oC trong khoảng 10 phút thì nang trong mô vẫn sống được.

Do ghép nội tạng đặc: có thể tìm thấy nang trong mô (nang giả) ở bất kì nội tạng nào vì thể hoạt động (tachyzoite) xâm nhập tất cả các tế bào nào có nhân. Do đó bệnh do Toxoplasma có thể xảy ra cho người nhận nếu người cho tạng nhiễm ký sinh trùng. Mô cơ thường có nang trong mô (nang giả) nhiều nhất cho nên việc ghép tim có nguy cơ lây bệnh nhiều hơn là ghép gan, phổi hay thận.

Hình ảnh triệu chứng nhiễm ký sinh trùng mèo

Nuốt phải trứng nang

Sự tồn tại của trứng nang trong ngoại cảnh: ẩm độ làm tăng khả năng sống sót của trứng nang khi thời tiết nóng. Các trứng nang cần 1 đến 5 ngày để trưởng thành và từ đó lây nhiễm cho kí chủ. Điều này giải thích tại sao việc tiếp xúc trực tiếp với mèo không phải là yếu tố nguy cơ cao cho bệnh. Một khi đã hóa bào tử nang, trứng nang đề kháng được với các điều kiện khắc nghiệt và có thể sống đến hơn một năm trong môi trường ẩm. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, trứng nang đã hóa bào tử nang có thể sống được trong 54 tháng và ở 4oC. Chúng sống sót được với nhiệt độ âm 10oC trong 106 ngày, 35oC trong 32 ngày và 40oC trong 9 ngày. Tuy nhiên, trứng nang sẽ chết trong vòng 1đến 2 phút ở nhiệt độ 55 đến 60oC, là nhiệt độ khi nấu rau cải. Vách của trứng nang rất không thấm nước do đó đề kháng được với các chất sát trùng.

Nguồn nước bị ô nhiễm: trứng nang có thể sống được rất lâu trong nước và đề kháng được với sự đông lạnh và đề kháng tương đối với nước nóng. Chúng không bị tiêu diệt bởi các biện pháp hóa học và cơ học trong xữ lý nước, kể cả việc clo hóa hay xữ lý với ozone. Nước ô nhiễm và đất có thể là vật chuyên chở các trứng nang để nhiễm vào rau cải hay trái cây mà con người ăn vào.

Nhiễm thễ hoạt động (tachyzoite)

Nhiễm qua ăn uống: khi ra ngoài tế bào kí chủ, thể hoạt động rất dể bị tiêu diệt bởi các men tiêu hóa (chỉ sống được 10 phút trong pepsin-HCL) cũng như bởi các điều kiện trong môi trường. Do đó đường lây truyền qua thể hoạt động có lẽ không quan trọng về mặt dịch tể. Tuy nhiên, qua khảo sát dịch tễ học việc uống sữa dê chưa được pasteur hóa là một yếu tố nguy cơ cao, cho thế thể hoạt động có thể đi vào cơ thể ký chủ bằng cách xâm nhập niêm mạc của mô.

Nhiễm bẩm sinh: khi một phụ nữ có thai nhiễm Toxoplasma lần đầu, các thể hoạt động có thể định cư tại nhau thai trong quá trình phát tán bệnh, và từ đấy có thể xâm nhập bào thai trong khoảng 30% các trường hợp. Việc lây truyền từ người mẹ gia tăng theo tuổi của thai lúc người mẹ mắc bệnh. Vào giai đoạn đầu của thai kì việc các thể hoạt động xâm nhập vào bào thai là hiếm, nhưng nếu có thì hậu quả sẽ nghiêm trọng.

Nhiễm qua tiêm chích: đã có 14 báo cáo trường hợp lây nhiễm tại phòng thí nghiệm, đa số các trường hợp là do thương tích bởi kim tiêm hay trầy xước trong khi thao tác với các thể hoạt động. Do đó về lý thuyết, nguy cơ lây nhiễm qua truyền máu là có thể nếu người cho máu gần đây có nhiễm Toxoplasma và ký sinh trùng có trong máu khi lấy mẫu.

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI

CHUYÊN VỀ NGỨA DA VÀ GIUN SÁN

Mẩn ngứa da, dị ứng, mề đay do giun sán

ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội

 Điện Thoại: 0985294298 - Hotline: 02473001318

Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 20h. Nghỉ ngày CN

 

Giới thiệu

PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA CHUYÊN KHOA NỘI KÝ SINH TRÙNG CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN

ĐC: 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội ĐT: 0985294298 - Tổng đài: 02473001318

Sở Kế Hoạch Đầu Tư: 0312466011-001/SKHĐT-HNO

Mở cửa từ thứ 2 đến thứ 7,  từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều

Bài Viết Của Chúng Tôi Mang Tính Chất Tham Khảo, Không Thay Thế Cho Việc Chẩn Đoán Và Điều Trị.

 

 

2022 Copyright © Bản quyền thuộc PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI. Designed by Nina Co., Ltd
Mạng xã hội:
Liên kết 4Liên kết 3FBYoutube
Back to Top
Zalo
Zalo