sán chó, bệnh sán chó, dấu hiệu bị sán chó, dấu hiệu bệnh sán chó, sán dây, giun lươn, Toxocara, Toxoplasma

Ký sinh trùng, xét nghiệm ký sinh trùng, trị bệnh sán chó, bệnh giun đũa chó toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bệnh ký sinh trùng mèo toxoplasma gondii, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay

thời gian điều trị, dấu hiệu bệnh, các dấu hiệu, biểu hiện

Cung cấp thông tin miễn phí về bệnh giun sán, giới thiệu nơi xét nghiệm, khám và điều trị bệnh giun sán trong máu, và các bệnh dị ứng ngứa khác, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay, trị bệnh sán chó, bệnh toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bác sĩ chuyên ngành ký sinh trùng với nhiều năm kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân tại TP HCM và các tỉnh phía nam.

Tại sao lại nhiễm bệnh giun móc

  • 25/12/2019 - 11:03:56 AM
  • 2391

Giun móc lây truyền qua da, qua niêm mạc: ấu trùng giun móc/giun mỏ giai đoạn III xâm nhập vào cơ thể người qua da, niêm mạc (kẽ ngón chân, cẳng chân...) theo tĩnh mạch về tim, phổi. Tại phổi, ấu trùng thay vỏ 2 lần thành ấu trùng giai đoạn IV và V.

Tại sao lại nhiễm bệnh giun móc

Nguồn truyền nhiễm giun móc.

Ổ chứa bệnh giun móc: là người, đặc biệt là người hay tiếp xúc với đất nhiễm phân.
Thời gian ủ bệnh giun móc: Thời gian từ khi ấu trùng xâm nhập vào cơ thể qua da, niêm mạc lên tim, phổi và bị nuốt trở lại vào dạ dày, ruột non đến khi thành giun trưởng thành khoảng 42 - 45 ngày.

Trường hợp ấu trùng xâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn, nước uống thì chúng không di chuyển qua phổi mà ký sinh trực tiếp tại tá tràng hoặc ruột non. Tuy nhiên, có một số ấu trùng giữ trạng thái tiềm tàng ở các tổ chức tới 8 tháng sau mới phát triển thành giun trưởng thành.

Thời kỳ lây truyền: là khoảng thời gian sống của giun cái trưởng thành từ khi được thụ tinh và đẻ trứng.

Một giun móc cái có thể đẻ từ 10.000-25.000 trứng/ngày, giun mỏ cái có thể đẻ từ 5.000-10.000 trứng/ngày. Đời sống của giun móc dài khoảng 4-5 năm và giun mỏ dài khoảng 10-15 năm nếu không được điều trị.

Tại sao lại nhiễm bệnh giun móc

Giun móc lây nhiễm qua da gây tổn thương da chân tribenhgiunsan.com.vn

Phương thức lây truyền bệnh giun móc.

Giun móc lây truyền qua da, qua niêm mạc: ấu trùng giun móc/giun mỏ giai đoạn III xâm nhập vào cơ thể người qua da, niêm mạc (kẽ ngón chân, cẳng chân...) theo tĩnh mạch về tim, phổi. Tại phổi, ấu trùng thay vỏ 2 lần thành ấu trùng giai đoạn IV và V, ấu trùng giai đoạn V lên họng hầu và được nuốt lại xuống ruột, ký sinh ở tá tràng và phát triển thành giun móc/giun mỏ trưởng thành.

Tại sao lại nhiễm bệnh giun móc

Nhiễm giun móc gây thiếu máu và thiếu chất 

Giun móc lây truyền qua đường ăn uống: thức ăn, nước có nhiễm ấu trùng. Giun móc không có lây truyền trực tiếp từ người sang người. Tính cảm nhiễm và miễn dịch: Tất cả mọi người đều có thể nhiễm giun móc/giun mỏ, đặc biệt là những người nông dân vùng trồng màu, cây công nghiệp, dân có tập quán sử dụng phân tươi trong canh tác nông nghiệp.

Điều trị bệnh giun móc như thế nào?

Chọn thuốc có tác dụng với nhiều loại giun, ít độc, dùng một liều duy nhất vẫn đạt hiệu quả cao.
+ Nhiễm nhẹ: albendazole (zentel, alzental,...) 400 mg liều duy nhất cho mọi lứa tuổi trên 2 tuổi hoặc Mebendazole (vermox, fugaca,...) liều duy nhất 500 mg hoặc Pyrantel pamoate (combantrin, embovin, helmex,...) liều duy nhất 10 mg/kg cân nặng.
+ Nhiễm nặng: albendazole 400 mg/ngày x 3 ngày hoặc Mebendazole (vermox, fugaca,...) liều 500 mg/ngày x 3 ngày hoặc Pyrantel pamoate (combantrin, embovin, helmex,...) liều 10 mg/kg/ngày x 3 ngày.

Lưu ý: albendazole và mebendazole chống chỉ định với trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc cho con bú, người có tiền sử mẫn cảm với Benzimidazol, người có tiền sử nhiễm độc tuỷ xương. Thận trọng khi điều trị cho người suy gan, suy thận.

Tại sao lại nhiễm bệnh giun móc

Giun móc có thể gây viêm nhiễm đường ruột

Biện pháp phòng bệnh giun móc

Tuyên truyền giáo dục: nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân và cộng đồng, bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân.

Vệ sinh phòng dịch: vệ sinh môi trường đặc biệt là khu vực gần nhà, trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em.

Xây dựng hố xí hợp vệ sinh. Xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt như rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch.

Không dùng phân tươi bón ruộng, vườn. Ở vùng hầm mỏ, hàng năm phải khám sức khoẻ và xét nghiệm ký sinh trùng giun móc/giun mỏ ít nhất 1 lần/năm và điều trị triệt để cho những người nhiễm giun móc/giun mỏ.

+ Thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân:  không bắt buộc.

+ Quản lý người lành mang trùng, người tiếp xúc:  không bắt buộc.

+ Dự phòng cho đối tượng nguy cơ cao: Tẩy giun định kỳ 2 lần/năm cách nhau 4-6 tháng. Sử dụng bảo hộ lao động trong lao động sản xuất khi tiếp xúc với đất, đặc biệt là đất nhiễm phân người.

+  Xử lý môi trường: phát động các chiến dịch dọn vệ sinh trong cộng đồng dân cư, xây dựng hệ thống cống rãnh, xử lý nước thải. Có thể xử lý phân bằng vôi bột 150 -200 g/1kg phân, trứng chết sau 30 phút đến 1 giờ.

(Theo Cục y tế dự phòng)

Tags: Bệnh sán chóTriệu chứng sán chóXét nghiệm sán chó, Giun đũa chó Toxocara

BÀI VIẾT LIÊN QUAN


Điều trị bệnh sán chó có tốn nhiều tiền không?


Cách phát hiện bệnh sán chó?


Xét nghiệm sán chó bao lâu có kết quả?


Lưu ý khi sử dụng thuốc trị bệnh sán chó


 

 

Giới thiệu

PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA CHUYÊN KHOA NỘI KÝ SINH TRÙNG CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN

ĐC: 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội ĐT: 0985294298 - Tổng đài: 02473001318

Sở Kế Hoạch Đầu Tư: 0312466011-001/SKHĐT-HNO

Mở cửa từ thứ 2 đến thứ 7,  từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều

Bài Viết Của Chúng Tôi Mang Tính Chất Tham Khảo, Không Thay Thế Cho Việc Chẩn Đoán Và Điều Trị.

 

 

2022 Copyright © Bản quyền thuộc PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI. Designed by Nina Co., Ltd
Mạng xã hội:
Liên kết 4Liên kết 3FBYoutube
Back to Top
Zalo
Zalo