sán chó, bệnh sán chó, dấu hiệu bị sán chó, dấu hiệu bệnh sán chó, sán dây, giun lươn, Toxocara, Toxoplasma

Ký sinh trùng, xét nghiệm ký sinh trùng, trị bệnh sán chó, bệnh giun đũa chó toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bệnh ký sinh trùng mèo toxoplasma gondii, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay

thời gian điều trị, dấu hiệu bệnh, các dấu hiệu, biểu hiện

Cung cấp thông tin miễn phí về bệnh giun sán, giới thiệu nơi xét nghiệm, khám và điều trị bệnh giun sán trong máu, và các bệnh dị ứng ngứa khác, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay, trị bệnh sán chó, bệnh toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bác sĩ chuyên ngành ký sinh trùng với nhiều năm kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân tại TP HCM và các tỉnh phía nam.

Phân vùng dịch tễ sốt rét và thực hành tại Việt Nam

  • 19/10/2019 - 04:49:05 PM
  • 4800

Tại Việt Nam, để phòng chống sốt rét có hiệu quả cần phải phân vùng dịch tễ sốt rét và áp dụng cac biện pháp phòng chống thích hợp cho từng vùng (được gọi là phân vùng dịch tễ sốt rét và thực hành). Xã/phường được chọn làm đơn vị hành chính nhỏ nhất để phân vùng.

Bản đồ phân vùng sốt rét các năm 2003 và 2009 cho thấy một sự cải thiện đáng kể về tình hình bệnh sốt rét tại Việt Nam sau 6 năm áp dụng các biện pháp phòng chốngg sốt rét dựa vào vùng dịch tễ sốt rét và thực hành.

 

Mục đích của phân vùng dịch tễ sốt rét và thực hành để nắm được mức độ lưu hành và diễn biến dịch tễ của bệnh, từ đó có kế hoạch hành động củ thể tùy theo tình hình và mức độ sốt rét lưu hành cho từng giai đoạn và từng địa phương. Ngoài ra qua phân vùng, sẽ xác định được các đối tượng nguy cơ cao để tập trung nguồn lực, nâng cao hiệu quả của các biện pháp can thiệp. Phân vùng dịch tễ sốt rét và thực hành sẽ cho ra năm vùng sốt rét lưu hành: Vùng không có sốt rét, vùng nguy cơ sốt rét quay trở lại, vùng sốt rét lưu hành nhẹ, vùng sốt rét lưu hành vừa và vùng sốt rét lưu hành nặng.

Các chỉ số dùng để phân vùng dịch tễ sốt rét và thực hành.

Vùng địa lý (núi, đồi, cao nguyên, đồngg bằng, ven biển…)

Sinh cảnh (rừng rậm, rừng tái sinh, cây công nghiệp, ruộng lúa…).

- Độ cao.

- Chỉ số bệnh nhân sốt rét hàng năm/1.000 dân.

- Tỷ lệ Plasmodium falciparum (%) trên tổng số ký sinh trùng.

Tỷ lệ sốt rét ở trẻ em (điều tra các điểm đại diện)

Sự có mặt của ký sinh trùng sốt rét nội địa, ngọai lai trong vòng 5 năm trở về trước.

Chỉ số côn trùng: sự có mặt của các véc tơ chính.

Các biện pháp phòng chống cụ thể cho từng vùng dịch tễ sốt rét

Đặc điểm

Vùng không có sốt rét lưu hành :

* Địa lý : đồng bằng, đồng bằng ven biển, thị trấn, thị xã, thành phố. Núi cao >1.000m (miền Bắc). >1.500 (miền Nam).

* Sinh cảnh: ruộng trồng lúa, trồng màu, rừng phi lao, không có khe suối, núi cao có rừng và thác.

* Không có muỗi An.minimus, An.dirus, An.epiroticus.

* Không có ký sinh trùng sốt rét nội địa (không có sự lan truyền sốt rét).

Biện pháp cụ thể

* Phát hiện, chẩn đoán, điều trị ký sinh trùng, quản lý bệnh nhân sốt rét, đặc biệt người mang ký sinh trùng sốt rét từ nơi khác về.

* Quản lý dân di biến động đi và về từ vùng sốt rét lưu hành, cấp thuốc sốt rét và tấm màn cho người đi vào vùng sốt rét.

* Truyền thông/giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

Đặc điểm

Vùng nguy cơ sốt rét quay lại :

* Là các vùng sốt rét lưu hành cũ, không còn ký sinh trùng nội địa trong vòng 5 năm trở lại đây.

Biện pháp cụ thể

* Giám sát dịch tễ sốt rét thường xuyên.

*Có biện pháp phòng chống vecto thích hợp khi xuất hiện ký sinh trùng sốt rét nội địa.

* Phát hiện, dịch tễ sốt rét thường xuyên.

*Có biện pháp phòng chống vecto thích hợp khi xuất hiện ký sinh trùng sốt rét nội địa.

* Phát hiện, chẩn đoán, chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh nhân sốt rét.

* Quản lý dân di biến động di và về từ vùng sốt rét lưu hành, cấp thuốc sốt rét và tấm màn cho người đi vào vùng sốt rét.

Truyền thông/giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

Đặc điểm

Vùng sốt rét lưu hành nhẹ:

Địa lý : Đồi thấp nước chảy, cao nguyên 800-1.000m (miền Bắc), núi nhô ra biển (miền Nam), ven biển.

* Sinh cảnh : ruộng lúa, đồng màu, vườn cây công nghiệp, cây ăn quả, savan, trảng cỏ, cây bụi. Suối to, mương, lạch nước.

* Bắt đầu có muỗi An.minimus hoặc An.dirus hoặc An.epiroticus.

* Chỉ số bệnh nhân sốt rét 1-5/1.000 dân/năm.

Biện pháp cụ thể

*Phát hiện, chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh nhân sốt rét, người mang ký sinh trùng sốt rét.

* Vận động nhân dân nằm màn, chỉ tẩm màn ở những nơi giáp với các vùng sốt rét lưu hành vừa, nặng.

*Giám sát dịch tễ sốt rét thường xuyên.

*Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, quản lý y dược tư nhân.

*Quản lý di biến động dân cư đi và về từ các vùng không có hoặc có sốt rét lưu hành.

*Truyền thống/giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

Đặc điểm

Vùng sốt rét lưu hành :

*Địa lý : núi đồi nước chảy có nhiều khe suối. Ven biển nước lợ (miền Nam).

*Sinh cảnh : rừng thưa sen kẽ savan, cây bụi quanh rừng rậm, rừng cây công nghiệp.

*Muỗi An.minimus có điều kiện phát triển sinh sản tốt. Từ Thanh Hóa trở vào có An.dirus. Có An.epiroticus từ Bình Thuận trở vào.

* Có ký sinh trùng sốt rét nội địa.

*Chỉ số bệnh nhân sốt rét 5-10/1.000 dân/năm.

*Tỷ lệ Plasmodium falciparum <70%.

Biện pháp cụ thể

*Phát hiện, chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh nhân sốt rét, người mang ký sinh trùng sốt rét.

* vận động nhân dân nằm màn, tẩm màn hóa chất diệt ở nhà, khi đi rừng.

*Phun tồn lưu nơi dân không nằm màn hay tỷ lệ nằm màn<80%.

*Truyền thống/giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

*Giám sát dịch tễ sốt rét thường xuyên.

*Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, điểm kính hiển vi, quản lý y dược tư nhân.

*Phối hợp đa ngành, quân dân y.

Đặc điểm

Vùng sốt rét lưu hành nặng

*Địa lý :Núi rừng nước chảy, rừng bằng Nam Bộ.

* Sinh cảnh : Rừng rậm, bìa rừng, rừng tái sinh, rừng cây công nghiệp (cao su, cà phê…). Nhiều khe suối, vùng nước đọng.

* Muỗi An.minimus có điều kiện phát triển sinh sản tốt, trú cả trong và ngoài nhà. Từ Thanh Hóa trở vào có An.dirus có điều kiện sinh sản phát triển mạnh.

*Có ký sinh trùng sốt rét nội địa. Chỉ số bệnh nhân sốt rét 10/1.000 dân/năm.

*Tỷ lệ Plasmodium falciparum >70%

Biện pháp cụ thể

*Xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét, chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh nhân sốt rét, người mang ký sinh trùng sốt rét (ưu tiên thuốc hiệu lực cao).

* vận động nhân dân nằm màn, tẩm màn hóa chất diệt ở nhà, trong rừng.

*Ưu tiên phun vùng có điểm nóng (nguy cơ xảy ra dịch).

*Giám sát dịch tễ sốt rét thường xuyên.

*Truyền thống/giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

*Củng cố y tế cơ sở, điểm kinh hiền vi, quản lý y dược tư nhân.

*Sớm phát hiện và có biện pháp bảo vệ dân vùng không có sốt rét lưu hành đến.

*Cấp thuốc sốt rét cho những đối tượng đi rừng, ngủ rẫy.

*Phối hợp đa ngành, quân dân y.

 Các chỉ định sử dụng thuốc điều trị bệnh sốt rét

  • Điều trị bệnh nhân sốt rét : Bao gồm điều trị bệnh nhân xác định là mắc bệnh sốt rét lâm sàng.
  • Điều trị mở rộng : Cho các đối tượng có sốt trong vùng xảy ra dịch sốt rét. Trung tâm phòng chống Sốt rét/Y tế Dự phòng tỉnh quyết định phạm vi điều trị mở rộng.
  • Cấp thuốc tự điều trị : Tuyến xã trở lên cấp cho đối tượng đi vào vùng sốt rét lưu hành nặng trên 1 tuần. Thuốc cấp tự điều trị là DHA – PIP (dihydroartemisinin phối hợp với piperaquin, tên thương mại là Arterakin*, CV-Artecan*) liều theo tuổi trong 3 ngày, có hướng dẫn và theo dõi.

Lựa chọn thuốc sốt rét theo nhóm bệnh nhân và loài ký sinh trùng sốt rét.

Nhóm bệnh nhân

Sốt rét lâm sàng

Sốt rét do P.falciparum

Sốt rét do P.vivax

Sốt rét nhiễm phối hợp

Dưới 3 tuổi

DHA – PIP

DHA – PIP

Chloroquin

DHA – PIP

Từ 3 tuổi trở lên

DHA – PIP

DHA – PIP + primaquin

Choloroquin + primaquin

DHA – PIP + primaquin

Phụ nữ có thai <3 tháng

Quinine clindamycin

Quinine clindamycin

Choloroquin

Quinine clindamycin

Phụ nữ có thai ≥ 3 tháng

DHA – PIP

DHA – PIP

Chloroquin

DHA – PIP

Ghi chú : primaquin dùng trong 1 ngày đối với P.falciparum và trong 14 ngày đối với P.vivax và sốt rét nhiễm phối hợp P.falciparum + P.vivax.

Các biện pháp phòng chống vecto sốt rét theo từng vùng từng dịch tễ

  • Vùng không có sốt rét lưu hành : Tẩm màn với hóa chất diệt muỗi cho người đi vào vùng sốt rét lưu hành.
  • Vùng nguy cơ sốt rét quay lại : Tẩm màn với hóa chất diệt muỗi cho người đi vào vùng sốt rét lưu hành. Khi có ký sinh trùng sốt rét nội địa: tẩm màn (nếu tỷ lệ ngủ màn >80%); phun tổn lưu (nếu tỷ lệ ngủ màn thấp).
  • Vùng sốt rét lưu hành nhẹ: Chỉ tẩm màn ở những nơi giáp ranh với vùng sốt rét lưu hành vừa và nặng.
  • Vùng sốt rét lưu hành vừa : Tẩm màn với hóa chất diệt muỗi. Phun tồn lưu nơi dân không nằm màn hay tỷ lệ nằm màn <80%.
  • Vùng sốt rét lưu hành nặng : Tẩm màn với hóa chất diệt muỗi. Phun tồn lưu ở những điểm nóng, nơi dân không nằm màn hay tỷ lệ nằm màn <80%.

Số lần phun, tẩm trong năm là 1 lần/năm. Đối với các vùng sốt rét lưu hành nặng, “trọng điểm”: mức độ lan truyền sốt rét cao; có mặt cả An.minimus và An.dirus, vùng sâu vùng xa nơi giam sát dịch tể sốt rét và quản lý bệnh nhân khó khăn, mạng lưới y tế cơ sở thiếu và yếu thì phun, tẩm 2 lần/năm. Hóa chất diệt côn trùng dùng để phun và tẩm hiện nay là các chất pyrethroid.

 

Tags: Bệnh sán chóTriệu chứng sán chóXét nghiệm sán chó, Giun đũa chó Toxocara

 

 

 

Giới thiệu

PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA CHUYÊN KHOA NỘI KÝ SINH TRÙNG CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN

ĐC: 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội ĐT: 0985294298 - Tổng đài: 02473001318

Sở Kế Hoạch Đầu Tư: 0312466011-001/SKHĐT-HNO

Mở cửa từ thứ 2 đến thứ 7,  từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều

Bài Viết Của Chúng Tôi Mang Tính Chất Tham Khảo, Không Thay Thế Cho Việc Chẩn Đoán Và Điều Trị.

 

 

2022 Copyright © Bản quyền thuộc PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI. Designed by Nina Co., Ltd
Mạng xã hội:
Liên kết 4Liên kết 3FBYoutube
Back to Top
Zalo
Zalo