sán chó, bệnh sán chó, dấu hiệu bị sán chó, dấu hiệu bệnh sán chó, sán dây, giun lươn, Toxocara, Toxoplasma

Ký sinh trùng, xét nghiệm ký sinh trùng, trị bệnh sán chó, bệnh giun đũa chó toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bệnh ký sinh trùng mèo toxoplasma gondii, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay

thời gian điều trị, dấu hiệu bệnh, các dấu hiệu, biểu hiện

Cung cấp thông tin miễn phí về bệnh giun sán, giới thiệu nơi xét nghiệm, khám và điều trị bệnh giun sán trong máu, và các bệnh dị ứng ngứa khác, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay, trị bệnh sán chó, bệnh toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bác sĩ chuyên ngành ký sinh trùng với nhiều năm kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân tại TP HCM và các tỉnh phía nam.

Bệnh Sán Dải Heo Điều Tri Ở Đâu Bao Lâu Dứt Bệnh

  • 16/09/2019 - 04:27:48 PM
  • 3007

Sán trưởng thành ký sinh trong hỗng tràng, đầu bám chặt vào niêm mạc ruột và hấp thụ dưỡng chất để phát triển. Các đốt già tách khỏi dây sán dưới dạng những chuỗi ngắn 4 – 6 đốt. Chúng ít di động nên được thải ra theo phân. 

Sán dải heo là gì?

Sán dải heo Taenia solium có thể gây bệnh cho người ở giai đoạn trưởng thành và ấu trùng. Sán trưởng thành phát triển trong ruột người sau khi ăn thịt heo chứa nang ấu trùng không nấu chín và bệnh lý thường người nguy hiểm. Ngược lại, nhiễm nang ấu trùng do nuốt trứng trong rau sống, nước uống, có khả năng gây các tổn thương nghiêm trọng ở nhiều cơ quan… Kiểm soát bệnh dựa vào vệ sinh cá nhân, xử lý phân thải, vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch thịt heo.

Hình thể sán dải heo như thế nào?

Hình sán dải heo trưởng thành: Đầu sán rất nhỏ, đường kính khoảng 1mm, gồm bốn giác hút và một chủy mô cao chứa 25 – 30 móc xếp thành 2 hàng lớn, nhỏ xen kẽ nhau. Dây sán hình thành từ <1.000 đốt sán, dài 2 – 4m. Vùng cổ mảnh khảnh, chiếm 5 – 10mm. Đốt trưởng thành hình chữ nhật nằm ngang (12mm x 10mm) nhưng dần dần trở thành hình chữ nhật đứng, các đốt già chiều dài sẽ gấp đôi chiều rộng (12mm x 6mm) với tử cung đầy trứng chia thành 7 – 13 nhánh ở mỗi bên.

Bệnh Sán Dải Heo Điều Tri Ở Đâu Bao Lâu Dứt Bệnh

Hình ảnh hai con sán dải heo trưởng thành gồm đầu, cổ và đốt sán

Trứng sán dải heo như thế nào?

Rất giống trứng sán dải bò. Nang ấu trùng (Cysticercus cellulosae). Nang ấu trùng hình bầu dục, kích thước khoảng 10mm x 5mm, dễ thấy bằng mắt thường. Mỗi nang là một túi đầy dịch với một đầu sán nguyên thủy lộn vào trong. Đầu sán non  có bốn giác hút và hai hàng móc. Trên mẫu mô cắt ngang, quán sát được các hạt vôi hóa là hình ảnh rất đặc trưng của nang ấu trùng sán dải.

Chu kỳ phát của sán dải heo 

Sán trưởng thành ký sinh trong hỗng tràng, đầu bám chặt vào niêm mạc ruột và hấp thụ dưỡng chất để phát triển. Các đốt già tách khỏi dây sán dưới dạng những chuỗi ngắn 4 – 6 đốt. Chúng ít di động nên được thải ra theo phân. Ngoài ra, đốt sán heo dễ vỡ trong lòng ruột, vì vậy nhiễm sán dải heo thường tìm thấy trứng trong phân. Đốt hoặc trứng sán phát tán rộng rãi trong môi trường khi bệnh nhân đi tiêu bừa bãi hoặc dùng phân người bón hoa màu. Mỗi đốt sán chứa khoảng 50.000 trứng.

Heo nuốt đốt sán hoặc trứng có trong đất, rau, bèo… sẽ bị nhiễm bệnh. Vào dạ dày, phôi sáu móc được phóng thích, xuyên qua vách ruột theo hệ tuần hoàn đến ký sinh trong các mô cơ quan. Ấu trùng sán dải heo (Cysticercus cellulosae) hình thành 60-75 ngày sau khi nhiễm, thường khu trú ở cơ tim (80%), cơ hoành (50%), lưỡi (40%), gan thận não, mắt…

Bệnh Sán Dải Heo Điều Tri Ở Đâu Bao Lâu Dứt Bệnh

Chu kỳ phát triển bệnh sán dải heo tribenhgiunsan.com.vn

Người nhiễm sán trưởng thành khi ăn thịt heo chứa nang ấu trùng không nấu chín như nem chua, mắm thái, thịt heo ngâm chua… Dưới tác dụng của dịch vị, vỏ nang bị bào mòn giúp đầu sán lộn ra ngoài, di chuyển dần xuống dưới, bám vào niêm mạc hỗng tràng và trưởng thành sau 8 – 12 tuần. Sán trưởng thành có thể tồn tại 25 năm

Ngoài heo, người có thể bị nhiễm nang ấu trùng khi ăn rau sống, uống nước sống bị nhiễm trứng hoặc do nhiễm ngược các đốt già từ ruột lên dạ dày, nhất là khi nôn ói.

Đặc điểm dịch tễ của sán dải heo như thế nào?

Nhìn chung, bệnh do Taenia solium, trưởng thành hoặc ấu trùng, phổ biến khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, tỉ lệ nhiễm sán trưởng thành thấp hơn nhiều so với sán dải bò vì người ít ăn thịt heo tái hơn và không gặp ở cộng đồng hồi giáo hoặc Do Thái giao. Tần suất nhiễm ấu trùng sán dải heo ở người có thể cao hơn nhiễm sán trưởng thành như Indonesia: >17% và 7,1%, Trung Quốc: 0,7%  và 0,3%, Cambodia: >6% và 2,2%. Ở Việt Nam, đa số trường hợp bệnh tập trung ở miền núi và những vùng dân tộc nuôi heo ngay bên dưới nhà sàn (6%).

Thiếu vệ sinh về phân là cơ hội chính để phát tán mầm bệnh vào ngọại cảnh như sử dụng hố xí không hợp vệ sinh, đi tiêu bừa bãi ngoài đồng ruộng, trên sông lạch, bón hoa màu bằng phân người không ủ đúng qui cách… Trứng sán dải heo có khả năng sống sót nhiều tuần trong đất, trong rau cỏ, vì vậy heo thả rong hoặc heo được nuôi bằng rau, bèo sống rất sễ bị nhiễm bệnh.

Đối với người, ăn rau sống không rửa kỹ, thói quen uống nước sống, không rửa tay trước khi ăn hoặc sau khi đi tiêu là yếu tố thuận lợi chính cho sự nhiễm trứng, từ đó phát triển bệnh ấu trùng sán dải heo. Những người nhiễm sán trưởng thành có thể tự nhiễm trứng từ các đốt sán trào ngược lên dạ dày.

Miếng thịt heo nhiễm ấu trùng sán gạo heo, gặp trường hợp này nên bỏ miếng thịt đi

Thời gian nang ấu trùng phát triển ở heo không được xác định, có thể tồn tại trong suốt đời sống của heo vì rất hiếm khi tìm thấy các nang thoái hóa. Chúng bị tiêu diệt trong 30 phút – 1 giờ ở 45 – 50oC, 4 ngày ở -5oC nhưng không bị tác dụng khi ngâm chua, ướp muối. Ở nhiệt độ 0oC, chúng vẫn sống được 70 ngày, hoặc 4 tuần trong xác chết của ký chủ ở 18 – 20oC. Vì vậy ăn thịt heo không nấu chín có nhiều nguy cơ nhiễm sán trưởng thành.

Tóm tại, người vừa là ký chủ vĩnh viễn duy nhất, vừa là ký chủ trung gian của T.solium.

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh sán dải heo 

Nhiễm sán trưởng thành

Tương tự bệnh sán dải bò, giai đoạn trưởng thành của sán dải heo gây ra các biểu hiện không rõ rang như đau vùng bụng lúc đói, ăn không tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón, sụt cân, suy nhược. Độc tố của sán có thể dẫn đến các rối loạn tâm thần, tăng bạch cầu ái toan nhẹ (10% - 13%). Tắc ruột, thủng ruột đôi khi xảy ra nhưng rất hiếm gây tử vong.

Nhiễm ấu trùng sán dải heo (cystiercosis)

Nang ấu trùng xâm nhập mô, hình thành các tổn thương có kích thước thay đổi tùy theo mức độ trưởng thành của nang và độ lỏng lẻo của mô liên kết chung quanh. Giai đoạn đầu, mô chung quanh phản ứng nhẹ do chèn ép cơ học của nang sán. Khi nang sắp chết hoặc thoái hóa, phản ứng viêm tại chỗ trở nên trầm trọng với sự thâm nhiễm nhiều tế bào. Sau đó tiến triển dần thành u hạt. Cuối cùng, tổn thương hóa xơ và vôi hóa.

Bệnh cảnh đa dạng, tùy thuộc và vị trí ký sinh của các nang sán. Khoảng 25% bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán dải heo phối hợp với nhiễm sán trưởng thành. Vì vậy, giả thuyết tự nhiễm do trào ngược đốt sán lên dạ dày được y văn công nhận và bệnh nhân thường có tiền sử xuất hiện đốt sán trong phân. Phối hợp với các dấu hiệu lâm sàng, tăng bạch cầu ái toan cũng là dấu hiệu gợi ý quan trọng.

Các thể sán dải heo ở não diễn ra như thế nào?

Cysticercosis thể não chiếm 60% - 96% sticercosis thể não chiếm 60% - 96% các trường hợp ấu trùng sán dải heo và là nguyên nhân thường gặp nhất trong các bệnh ký sinh trùng ở hệ thần kinh. Thời gian ủ bệnh rất thay đổi, trung bình 4 – 5 năm, có thể 15 năm. Trong thời gian, nang còn sống thường gây những phản ứng viêm không đáng kể, chưa đủ để hình thành các triệu chứng. Khi nang đang thoái hóa, sự mất điều hòa thẩm thấu làm các nang trứng nở nhanh chóng, chèn ép vào mô não chung quanh dẫn đến các dấu hiệu lâm sàng.

Mặt khác, kháng nguyên thoát ra từ những nang sẽ kích thích phản ứng viêm gây phù nề não. Sự tắc nghẽn trong hệ thống não thất và các lỗ thông cũng là nguyên nhân các biểu hiện bệnh lý khi nang hóa vôi. tắc nghẽn này có thể xảy ra ở những nang đang hoạt động, đặc biệt khi nang có dạng chùm hoa (racemose form, là những nang bất thường, không chứa đầu sán nhưng phát triển liên tục tạo thành nhiều thùy với nhiều nếp gấp).

Bệnh Sán Dải Heo Điều Tri Ở Đâu Bao Lâu Dứt Bệnh

Trong hình vuông mầu đỏ là hình ấu trùng sán gạo heo làm tổ trong não bé trai hay uống nước khe suối

Mức độ bệnh phụ thuộc nhiều yếu tố: số lượng, vị trí ký sinh của nang (màng não, nhu mô, não thất, khoang dưới nhện,hỗn hợp), tình trạng nang (hỗn hợp), tình trạng nang (còn sống hay hoại tử, u hạt hay u xơ vôi hóa) và khả năng vôi hóa) và khả năng đáp ứng miễn dịch của ký chủ.

Các biểu hiện khi tổn thương nằm trong nhu mô não có thể là co giật kiểu động kinh, liệt nửa người, rối loạn cảm giác – vận động, liệt các dây thần kinh sọ não, rối loạn tâm thần. Hội chứng Parkinson có khả năng phục hồi xuất hiện ở những bệnh nhân bị tổn thương não giữa. Tăng áp lực nội sọ, não úng thủy thường là hậu quả của các nang ở não thất (chủ yếu là não thất IV) hoặc màng não. Trường hợp mạch máu bị viêm tắc nghẽn do nang ấu trùng có thể dận đến nhồi máu não. Đôi khi nang ấu trùng chèn ép các rễ thần kinh, gây tổn thương dây thần kinh V hoặc xâm nhập vào tủy sống gây liệt 2 chi dưới ở nhiều mứ độ khác nhau nhưng đa số trường hợp đều phục hồi sau phẫu thuật.

Xét nghiệm dịch não tủy cho thấy áp lực tăng, protein tăng, glucose giảm, tăng bạch cầu ái toan trong 16% - 40% trường hợp vàlymphocyte.

Thể sán dải heo ở mắt

C.cellulosae ở mắt chiếm 13% - 46% các trường hợp bệnh ấu trùng sán dải heo và thường gặp nhất trong các bệnh giun sán ở mắt. Các nang ấu trùng sán thường định vị dưới võng mạc (35%), trong pha lê dịch (22%), ở kết mạc (22%), tiền phòng (5%)… Các biểu hiện lâm sàng có thể là đau quanh nhãn cầu, chóa mắt, giảm hoặc mất thị lực. Tăng nhãn áp xảy ra khi tắc nghẽn hoặc teo vòng mạc, Tăng nhãn áp xảy ra khi tắc nghẽn hoặc teo vòng mạc, đục thủy tinh thể, thủy tinh thể, sẹo hắc võng mạc.

Thể sán dải heo trong cơ

Nang ấu trùng có thể xâm nhập mô cơ nhưng thường diễn tiến âm thầm thành những nốt vôi hóa. Đôi khi bệnh bộc phát với viêm cơ, sốt, tăng bạch cầu ái toan. Một vài trường hợp có biểu hiện giả thì đại cơ sau đó tiến triển dần đến teo và xơ hóa cơ.

Thể sán dải heo dưới da

Tổn thương là những u nhỏ hoặc nhú gai, đường kính 1-2cm, tròn, không đau, đàn hồi hoặc chắc như u sợi thần kkinh, có thể hóa calci hoặc bã đậu.

Các vị trí khác

Nang ấu trùng còn được tìm thấy ở nhiều cơ quan khác như cơ, tim, phổi, thận… nhưng với tần suất thấp và được phát hiện chủ yếu khi tử thiết.

Hình ảnh sán gạo heo trong đường ruột có nguy cơ ấu trùng lên não

Diễn biến bệnh sán dải heo như thế nào?

Giai đoạn đầu, các mô chỉ bị sơ hóa nhẹ do chèn ép cơ học của ác nang ấu trùng. Kích thước nang thay đổi tùy theo mức độ trưởng thành của nang và độ lỏng lẻo của mô liên kết chung quanh. Khi nang sắp chết hoặc thoái hóa, phản ứng viêm tại chỗ trở nên trầm trọng với sự thâm nhiễm tế bào (bạch cầu đa nhân, tế bào lympho, tương bào, mô bào và một ít bạch cầu ái toan). Các mô bào,tế bào dạng biểu mô, tế bào khổng lồ dần dần hình thành u hạt. Cuối cùng, tồn thương xơ và vôi hóa.

Bệnh ấu trùng sán dải heo ở não được chia thành thể màng não, thể não thất, thể nhu và thể hỗn hợp. Trong thể màng não, sự kết dính màng nhện, tắc nghẽn lỗ Luschka và Magendie dẫn đến viêm tắc ống Sylvius hoặc não thất IV, nguyên nhân của não úng thủy hoặc tụt não. Thể nhu mô xảy ra khi ký sinh trùng xâm nhập đại não, tiểu não, cuống não hoặc tủy sống; thường ở chất xám hơn là chất trắng. Vì vậy, không thấy các nang ấu trùng trên bề mặt não.

Tổn thương trong thể não thất là những u hạt nằm bên dưới lớp lót màng não thất, dính với vách não thất bằng một cuống nhỏ. Chúng được hình thành từ phản ứng viêm tại chỗ với sự thâm nhiễm các tế bào tròn, tế bào thần kinh đệm, phù nề.

Phương pháp chẩn đoán bệnh sán dải heo là gì?

Chẩn đoán nhiễm sán dải heo trưởng thành

Đốt sán hiện diện trong phân thường là lý do chính để bệnh nhân đến khám và được yêu cầu bảo quan trong cồn 700 để gửi đi xét nghiệm. Khác với đốt sán bò, đốt sán heo xuất hiện từng chuỗi ngắn 5 – 6 đốt, ít di động và có < 13 nhánh tử cung. Ngoài ra quan sát trực tiếp mẫu phân tìm trứng gúp chẩn đoán nhiễm sán dải Taenia sp. nhưng không cho phép phân biệt T.solium hay T.saginata.

Chẩn đoán nhiễm ấu trùng sán dải heo

Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh rất hữu ích trong định hướng bệnh X-quang cho phép quan sát các tổn thương hóa vôi nhất là khi muốn phát hiện bệnh nang ấu trùng trong cơ. Ngày nay, kỹ thuật chụp điện toán cắt lớp (CT = computerized tomography) và chụp cộng hưởng từ (MRI = magnetic resonance imaging) rất có giá trị trong việc xác định vị trí, số lượng, mức độ phát triển và lan rộng của tổn thương. Tuy nhiên, MRI không giúp phát hiện các nang đã hóa vôi.

Sinh thiết mô bệnh.

Trường hợp nang ấu trùng ký sinh trong nhãn cầu, soi đáy mắt sẽ thấy hạt trắng trong hơi mờ, co dãn phập phồng.

Xét nghiệm máu chẩn đoán ấu trùng sán dải heo

Chẩn đoán miễn dịch tìm kháng nguyên hoặc kháng thể trong huyết thanh, dịch não tủy cũng rất hữu hiệu. Phổ biến nhất hiện nay là ELISA OD, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong việc tìm kháng thể (75% - 90% và 89% - 93%), nhưng độ nhạy chỉ còn 55% - 75% khi phát hiện kháng nguyên.

Tham khảo xét nghiệm bệnh sán chó và giun sán khác tại đây

Xét nghiệm dịch não tủy chẩn đoán bệnh sán dải heo

Người ta nhận thấy hiệu giá trong dịch não tủy rút từ cột sống cao hơn dịch rút trong não thất. Kỹ thuật enzyme-linked immunoelectrotransfer blot assay (immunoblot method) của CDC (Centers for Desease Control and Prevention) đặc hiệu hơn ELISA, có thể phân biệt những đoạn đặc hiệu (glycoprotein bands) với các kết quả do phản ứng chéo.

Quan sát bằng mắt thường

Chẩn đoán xác định khi quan sát được nang ấu trùng từ tổn thương dựa vào đặc điểm: một đầu sán nguyên thủy với hai hàng móc, vách nang gồm ba lớp và rải rác nhiều tiểu thể canxi. Nếu chỉ thấy những đoạn vách nang, cần phân biệt cysticercus, spargana và coenuri vì vách của cả ba loại này đều cấu tạo bởi ba lớp giống nhau.

Xét nghiệm máu bằng phương pháp ELISA OD thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh sán gạo heo thay cho các phương pháp còn lại vì tính tiện lợi và độ chính xác cao

Điều trị bệnh sán dải heo ở đâu bao lâu dứt bệnh?

Điều trị sán dải heo trưởng thành

Hóa trị liệu có thể gây nôn ói tạo nguy cơ phát triển bệnh ấu trùng sán dải heo, vì vậy nên dùng thuốc chống nôn và thuốc sổ muối sau khi điều trị đặc hiệu.

Điều trị bệnh sán dây lợn bằng cách sử dụng thuốc Niclosamide (Yomesan, Trédemine), Praziquantel (Biltricid, Distocid), thuốc sổ và các thuốc điều trị triệu chứng khác nếu có

Việc điều trị phải có sự chỉ định cụ thể và theo dõi của thầy thuốc để tránh những hiệu ứng phụ của thuốc gây ra.

Phòng khám chuyên khoa nội Ký sinh trùng Ánh Nga hiện áp dụng điều trị sán dây cho bệnh nhân bằng phương pháp sổ sán bắt nguyên con điều trị trong ngày, an toàn, tiết kiệm thời gian và kinh tế cho bệnh nhân và đem lại hiệu quả điều trị triệt để.

Điều trị bệnh ấu trùng sán dải heo

Sử dụng các thuốc

- Albendazole

- Praziquantel

- Corticosteroid có thể cần thiết để giảm phản ứng viêm khi điều trị đặc hiệu. Vì nhiều trường hợp, nhất là trong thể mô, triệu chứng lâm sàng chỉ bắt đầu xuất hiện hoặc trở nên trầm trọng sau khi uống thuốc diệt sán do nang ấu trùng chết gây phản ứng viêm cấp tính. Tuy nhiên, không nên dùng trong các trường hợp nhiễm nhẹ, chỉ vài nang, hoặc não thất không bị tổn thương cũng như khi nhiễm nang ấu trùng trong nhãn cầu.

- Can thiệp phẫu thuật trong các trường hợp tổn thương ở não thất, đặc biệt khi nang có dạng chum. Đặt dẫn lưu (shunt) não thất nếu có biểu hiện não úng thủy. Phẫu thuật hoặc chiếu tia laser là chỉ định bắt buộc đối với bệnh nang ấu trùng sán dải heo ở mặt.

Phòng bệnh sán dải heo như thế nào?

Để khống chế bệnh do sán dải heo, cần đảm bảo các biện pháp liên quan đến:

- Vệ sinh cá nhân : Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu…

Vệ sinh thực phẩm : Rửa rau sống đúng qui cách, uống nước chín, ăn thịt heo nấu chín. 

- Quản lý phân : Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi ngoài đồng ruộng, trên sông lạch, không bón hoa màu bằng phân người khi chưa ủ đúng qui định.

- Kiểm dịch chặt chẽ các lò mổ heo.

 

Giới thiệu

PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA CHUYÊN KHOA NỘI KÝ SINH TRÙNG CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN

ĐC: 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội ĐT: 0985294298 - Tổng đài: 02473001318

Sở Kế Hoạch Đầu Tư: 0312466011-001/SKHĐT-HNO

Mở cửa từ thứ 2 đến thứ 7,  từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều

Bài Viết Của Chúng Tôi Mang Tính Chất Tham Khảo, Không Thay Thế Cho Việc Chẩn Đoán Và Điều Trị.

 

 

2022 Copyright © Bản quyền thuộc PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI. Designed by Nina Co., Ltd
Mạng xã hội:
Liên kết 4Liên kết 3FBYoutube
Back to Top
Zalo
Zalo