sán chó, bệnh sán chó, dấu hiệu bị sán chó, dấu hiệu bệnh sán chó, sán dây, giun lươn, Toxocara, Toxoplasma

Ký sinh trùng, xét nghiệm ký sinh trùng, trị bệnh sán chó, bệnh giun đũa chó toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bệnh ký sinh trùng mèo toxoplasma gondii, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay

thời gian điều trị, dấu hiệu bệnh, các dấu hiệu, biểu hiện

Cung cấp thông tin miễn phí về bệnh giun sán, giới thiệu nơi xét nghiệm, khám và điều trị bệnh giun sán trong máu, và các bệnh dị ứng ngứa khác, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay, trị bệnh sán chó, bệnh toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bác sĩ chuyên ngành ký sinh trùng với nhiều năm kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân tại TP HCM và các tỉnh phía nam.

Bệnh Giun Tóc Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Trị Bệnh Giun Tóc

  • 17/09/2019 - 11:15:15 AM
  • 18035

Tỉ lệ nhiễm giun tóc ở trẻ em cao hơn người lớn, tình trạng nhiễm nặng thường gặp ở trẻ nhỏ do thói quen cơi nghịch đất bị nhiễm. Nghiên cứu của tỉnh Thừa Thiên Huế điều tra tình hình nhiễm giun ở trẻ em lứa tuổi học sinh mẫu giáo

Bệnh giun tóc là gì?

Giun tóc được Linnaeus mô tả vào đầu tiên vào năm 1771. Trên thế giới, giun tóc trưởng thành còn d mô tả giống như roi da dung để đánh ngựa do phần đầu nhỏ, dài chứa thực quản giống roi da, trong khi đó phần đuôi phình to chứa cơ quan sinh dục và ruột giống chỗ tay cầm roi. Nhiễm giun tóc phổ biến ở các nước khí hậu nóng ẩm và điều kiện vệ sinh kém.

Hình thể giun tóc như thế nào?

Giun tóc trưởng thành

Giun tóc trưởng thành phần đầu dài và mảnh như sợi tóc chiếm 3/5 cơ thể, cắm sâu vào niêm mạc ruột già chứa thực quản. Phần đuôi phình to chứa cơ quan sinh dục và ruột, treo lơ lửng trong lòng ruột. Con đực dài 30 – 45 mm, đuôi cuộn tròn, có gai giao hợp. con cái dài 35 – 50mm, đuôi thẳng.

Hình thể giun tóc tribenhgiunsan.com.vn

 

Trứng giun tóc

Trứng giun tóc có kích thước 50-54 µm x 22-23 µm, hình thòi dài, giống như trái cau. Trứng giun tóc có vỏ dài, nhẵn, ở hai đầu có nhầy trong. Trứng giun tóc mới đẻ ra chỉ có một đám tế bào, chưa có khả năng lây nhiễm.

Chu kỳ phát triển bệnh giun tóc diễn ra như thế nào?

Giun tóc trưởng thành ký sinh ở ruột già người thường ở manh tràng, dinh dưỡng chủ yếu là máu. Sau khi giao phối, giun tóc cái đẻ trứng, mỗi ngày giun cái đẻ khoảng 3.000 – 10.000 trứng. Trứng lúc này chỉ là một đám tế bào, trứng giun tóc theo phân ra ngoài. Ra ngọai cảnh, điều kiện khí hậu và đất ẩm, có bóng râm, trứng tiếp tục phát triển trứng có ấu trùng trong khoảng 3 tuần, đầy là giai đoạn có khả năng lây nhiễm bệnh giun tóc.

Khi người nuốt phải trứng giun tóc chứa ấu trùng trong thực ăn hay nước uống, vào đến  dạ dày, dịch vị và men tiêu hóa sẽ làm tiêu vỏ trứng, phóng thích ấu trùng, ấu trùng di chuyển xuống ruột non. Khác với giun đũa, ấu trùng giun tóc không có giai đoạn chu du qua gan, tim, phổi.

Chu kỳ phát triển của giun tóc

 

Sau đó ấu trùng di chuyển đến manh tràng và đại tràng phát triển thành con giun tóc trưởng thành bám vào niêm mạc ruột. Từ lúc người nuốt phải trứng cho đến khi giun tóc trưởng thành khoảng 30 - 90 ngày và giun tóc có thể sống trong cơ thể người 4 - 6 năm.

Đặc điểm dịch tễ bệnh giun tóc

Nhiễm giun tóc phổ biến khắp nơi trên thế giới, chủ yếu ở các nước nhiệt đới. Một số nước nhiệt đới tỉ lệ nhiễ giun tóc có thể 80%. Ở Việt Nam, tỉ lệ nhiễm giun tóc ở miền Bắc 52% cao hơn ở miền Nam 3% - 5%.

Tỉ lệ nhiễm giun tóc ở trẻ em cao hơn người lớn, tình trạng nhiễm nặng thường gặp ở trẻ nhỏ do thói quen cơi nghịch đất bị nhiễm. Nghiên cứu của tỉnh Thừa Thiên Huế điều tra tình hình nhiễm giun ở trẻ em lứa tuổi học sinh mẫu giáo năm 2008 ở năm trườngmẫu giáo miền núi, nông thôn cho tỷ lệ nhiễm giun chung chiếm 35,22%.

Trong đó nhiễm giun đũa (Ascaris lumbricoides) chiếm 16,98%, nhiễm giun tóc (trichuris trichiura) chiếm 10,06% và nhiễm giun móc (Ancylostoma duodenale) chiếm 15,09%. Phương thức lây nhiễm trực tiếp do nuốt trứng có ấu trừng đưa vào miệng bằng tay bẩn hay có trong thức ăn, nước uống bị nhiễm.

Trứng giun tóc khi ra ngoài môi trường, cần những điều kiện thích hợp để có thể phát triển tiếp: mưa nhiều, độ ẩm cao, nhiều bóng râm. Trứng giun tóc đề kháng với ngoại cảnh tốt, tuy nhiên sự đề kháng với điều kiện khô, nóng hay lạnh kém hơn giun đũa. Do sinh thái gần giống giun đũa nên bệnh nhân nhiễm giun tóc thường kết hợp nhiễm giun đũa.

Phát hiện trứng giun tóc qua soi phân dưới kính hiển vi

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun tóc?

Nhiễm giun tóc thường không có biểu hiện lâm sàng, thường chỉ được phát hiện khi xét nghiệm phân thường quy. Trẻ em nhiễm >30.000 trứng/gram phân thì mới xuất hiện các triệu chứng nhiễm giun tóc. Nhiễm giun tóc nặng (>200 giun trưởng thành), mạn tính thường giun sẽ lan tràn từ manh tràng đến đại tràng và có các biểu hiện sau :

Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy…

Hội chứng lỵ : đi cầu nhiều lần trong ngày, phân nhầy đàm máu, đau bụng. do sự kích thích ruột, tiêu chảy nhiều lần và bệnh nhân phải rặn khi đi tiêu nên có thể gây biến chứng sa trực tràng với niêm mạc trực tràng bị lộn ra ngoài và nhiều giun tóc bám trên niêm mạc. Thiếu máu : thường gây thiếu máu nhược sắc và thiếu máu nặng cũng có thể xảy ra Hemoglobin < 6 g/dl.

Bệnh nhân bị mất máu khoảng 0,005 ml mỗi ngày. Thiếu máu có thể được gây ra bởi tiêu thụ máu nhiều trong tình trạng nhiễm giun tóc nặng hay tổn thương đại tràng gây chảy máu giun tóc (hội chứng lỵ). Một nghiên cứu đánh giá mất máu ấn ở người nhiễm T. trichiura tìm thấy rằng giun tóc không dẫn đến cháy máu đường tiêu hóa có ý nghĩa nếu không bị hội chứng lỵ do giun tóc.

Da xanh xao kèm theo chướng bụng ở trẻ nhỏ do nhiễm giun sán

Bên cạnh đó, nhiễm giun tóc thường đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng, nhiễm kết hợp giun móc hay amip Entamoeba histolytia nên đánh giá tình trạng thiếu máu do giun tóc đôi khi khó khan.

- Sụt cân.

- Chậm phát triển tâm thần vận động.

Xét nghiệm gì chẩn đoán bệnh giun tóc?

Tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng xét nghiệm phân tìm trứng giun tóc: Phương pháp soi trực tiếp hay tập trung; Kato-Katz được khuyến cáo nên thực hiện do đơn giản, tin cậy và định lượng được để đánh giá mức độ nhiễm. Nếu nhiễm < 1.000 trứng/gram phân và nhiễm nhưngẹ, nếu nhiễm > 10.000 trứng/gram phân có thể có biểu hiện lâm sàng.

Tham khảo xét nghiệm bệnh sán chó và giun sán khác tại đây

Thỉnh thoảng có thể tìm thấy bạch cầu ái toan hay tinh thể Charcot – Leyden trong phân ở bệnh nhân bị lỵ. Nội soi đại trực tràng : có thể thấy nhiều giun tóc đang cắm trên niêm mạc.

Cần chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân gây ra hội chứng lỵ (lỵ amip, lỵ trực tràng), viêm ruột, thiếu máu (giun móc).

Điều trị bệnh giun tóc ở đâu bao lâu dứt bệnh?

Tại phòng khám ký sinh trùng Mebendazole và Albedazole là thuốc được lựa chọn để điều trị nhiễm giun tóc. Đơn liều (uống 1 liều duy nhất) Mebendazole 500mg và Albendazole 400mg có kết quả tốt đối với trường hợp nhiễm nhẹ.

Tuy nhiên tăng khả năng xổ giun hoàn toàn ra ngoài thì phải tăng thời gian tiếp xúc với thuốc, do đó để hiệu quả cao hơn khuyến cáo nên tới phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng để điều trị.

Sự xổ giun tiếp theo tùy thuộc vào điều trị lâm sàng, tuy nhiên nếu trong môi trường sống không thay đổi thì khả năng tái nhiễm rất cao, do đó điều trị lại sau mỗi 3 tháng và ít nhất là một lần/năm.

Dự phòng bệnh giun tóc như thế nào?

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn, uống nước và ăn thức ăn nấu chin, rử rau sạch sưới vòi nước.

- Sử dụng hố xí hợp lý.

- Ủ phân kỹ trước khi bón cho hoa màu, tránh sử dụng phân tươi.

- Phát hiện và điều trị người bị nhiễm giun tóc.

- Hướng dẫn và giáo dục trẻ em vệ sinh cá nhân.

 

Tags: Bệnh sán chóTriệu chứng sán chóXét nghiệm sán chó, Giun đũa chó Toxocara

 

 

Giới thiệu

PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA CHUYÊN KHOA NỘI KÝ SINH TRÙNG CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN

ĐC: 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội ĐT: 0985294298 - Tổng đài: 02473001318

Sở Kế Hoạch Đầu Tư: 0312466011-001/SKHĐT-HNO

Mở cửa từ thứ 2 đến thứ 7,  từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều

Bài Viết Của Chúng Tôi Mang Tính Chất Tham Khảo, Không Thay Thế Cho Việc Chẩn Đoán Và Điều Trị.

 

 

2022 Copyright © Bản quyền thuộc PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI. Designed by Nina Co., Ltd
Mạng xã hội:
Liên kết 4Liên kết 3FBYoutube
Back to Top
Zalo
Zalo