Bệnh giun kim: Những điều cần biết về bệnh giun kim
- 10/01/2020 - 03:13:39 PM
- 11593
Mọi người đều có thể nhiễm bệnh giun kim, đặc biệt là ở trẻ em. Khi bị nhiễm giun kim trẻ thường ngứa và gãi hậu môn về đêm, trẻ quấy khóc về đêm, ban đêm khi soi đèn có thể thấy giun kim ở hậu môn của trẻ. Khi trẻ đại tiện phân táo bón có thể thấy giun kim cái bám ở rìa khuôn phân.
Tác nhân gây bệnh giun kim và hình thái giun kim
Tác nhân gây bệnh giun kim. Giun kim có tên khoa học là (Enterobius vermicularis). Giun kim có mầu trắng sữa, đầu hơi phình và vỏ có khía. Miệng có 3 môi, những môi này có thể thụt vào trong miệng. Giun kim đực dài khoảng 2-5mm, đuôi cong và có gai sinh dục dài khoảng 70 mm. Giun kim cái dài 9 - 12 mm, đuôi giun kim dài và nhọn, hậu môn của giun kim cái cách mút đuôi khoảng 2 mm.
Hình ảnh giun kim tribenhgiunsan.com.vn
Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài của giun kim như thế nào?
Ở nhiệt độ môi trường 300C và độ ẩm trên 70%, sau 6 - 8 giờ trứng đã phát triển thành trứng mang ấu trùng và có khả năng lây nhiễm bệnh giun kim cho người. Trứng giun kim không phát triển được ở nhiệt độ dưới 200C và trên 400C, ở nhiệt độ 600C trứng giun kim không tồn tại được trong vài phút. Trong môi trường nước, trứng giun kim sẽ chết sau vài tuần.
Trứng giun kim không bị tiêu diệt bởi hoá chất như sublime 0,1%, formalin 10%, xà phòng 2% và trướng giun kim sẽ chết trong trong cresyl 10% sau 5 phút, trong cồn là sau 1 giờ 40 phút.
Đặc điểm dịch tễ của bệnh giun kim
Giun kim cái chỉ đẻ trứng vào ban đêm ở các nếp nhăn của hậu môn vật chủ nên thường không thấy trứng giun trong phân. Trứng giun khi đẻ ra đã phát triển thành ấu trùng non. Tại các nếp nhăn hậu môn của vật chủ, trứng giun kim có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển thành ấu trùng cử động. Do vậy, người nhiễm bệnh giun kim dễ bị tái đi tái lại nếu dùng tay gãi hậu môn có trứng giun sau đó cầm thức ăn, uống, hoặc mút tay ở trẻ nhỏ.
Nguồn truyền nhiễm bệnh giun kim
Ở người, đặc biệt là trẻ em nhiễm bệnh giun kim là ổ chứa chính lây nhiễm cho cả gia đình.
Tác hại của bệnh giun kim
Ở trẻ nữ vị thành niên giun kim có thể chui vào âm đạo gây viêm âm đạo hoặc rối loạn kinh nguyệt. Giun kim có thể chui vào ruột thừa gây bội nhiễm sẽ gây viêm ruột thừa. Giun kim gây rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa dị ứng giống như bệnh da liễu.
Mẩn ngứa da ở trẻ nhỏ nhiễm giun kim
Thời gian ủ bệnh của gium kim bao lâu?
Thời giun ủ bệnh thường không rõ ràng. Sau khi nuốt phải trứng giun có ấu trùng vào dạ dày, ấu trùng thoát vỏ, di chuyển đến manh tràng và thành giun trưởng thành sau 2 - 4 tuần.
Thời kỳ lây truyền bao lâu?
Thời kỳ lây truyền là khoảng thời gian từ khi giun kim cái trưởng thành được thụ tinh và đẻ trứng. Giun kim đực sẽ bị chết sau khi thụ tinh cho giun kim cái. Giun kim cái đẻ khoảng 4.000 đến 16.000 trứng. Sau khi đẻ hết trứng, giun kim cái sẽ teo lại và chết. Đời sống của giun kim khoảng 1 đến 2 tháng.
Bệnh giun kim lây nhiễm cho người như thế nào?
Giun kim lây nhiễm cho người qua đường ăn uống: do dùng tay gãi hậu môn có trứng giun kim sau đó cầm thức ăn uống, hoặc do mút tay ở trẻ nhỏ.
Tuy nhiên giun kim còn có đường truyền nhiễm bất thường là chu kỳ ngược dòng: Trứng giun kim phát triển thành ấu trùng tại các nếp rãnh hậu môn và nở thành ấu trùng. Những ấu trùng này chui vào hậu môn và di chuyển ngược lên manh tràng để phát triển thành giun trưởng thành, thường hiếm gặp kiểu chu kỳ này.
Xét nghiệm bệnh giun kim
Xét nghiệm bằng phương pháp Scotch, lấy mẫu xét nghiệm vào buổi sáng trước khi bệnh nhân đi đại tiện, những kỹ thuật xét nghiệm phân thông thường sẽ không phát hiện được trứng giun kim.
Kỹ thuật thực hiện như sau: dùng giấy bóng kính thấm nước (cellophan) một mặt có phết hồ dán trong suốt và được cắt thành từng mảnh 22 x 32 cm.
Khi dùng, thấm một ít nước lên bề mặt giấy có phết hồ rồi chùi vào các nếp rìa hậu môn của trẻ, sau đó dán lên phiến kính sạch và soi dưới kính hiển vi. Trứng giun kim hình bầu dục không cân đối, vỏ nhẵn, kích thước 50 - 60 mm x 30 – 32 mm.
Chẩn đoán bệnh ký sinh trùng qua kính hiển vi
Điều trị bệnh giun kim
Sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng để điều trị bệnh giun kim: có loại dùng liều duy nhất cho cả người lớn và trẻ em, có loại điều trị 7 ngày rồi nghỉ 7 ngày sau đó uống tiếp 7 ngày cho trường hợp nhiễm giun kim nặng.
Cách trị giun kim hiệu quả là trị dứt từng cá thể kết hợp giải quyết ổ dịch, nguồn bệnh, nên trị cho cả gia đình khi trong gia đình có người bị nhiễm bệnh. Thuốc trị giun kim cho thành viên trong gia đình bạn có thể liên hệ tại phòng khám ký sinh trùng.
Phòng bệnh giun kim
Cắt ngắn móng tay, rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không để trẻ mặc quần hở đũng, rửa hậu môn cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng vào các buổi sáng sớm.
Tẩy giun định kỳ, đặc biệt là trẻ em từ 2 đến 12 tuổi tẩy giun 2 lần/năm cách nhau 4 - 6 tháng.
Xử lý môi trường bằng việc vệ sinh trong cộng đồng dân cư, xây dựng hệ thống cống rãnh, xử lý nguồn nước thải bẩn để phòng bệnh giun kim./.
Tags: Bệnh sán chó, Triệu chứng sán chó, Xét nghiệm sán chó, Giun đũa chó Toxocara
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI
CHUYÊN VỀ NGỨA DA VÀ GIUN SÁN
Mẩn ngứa da, dị ứng, mề đay do giun sán
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS Tư Vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 20h. Nghỉ ngày CN
- Có thể bạn quan tâm
- Dấu Hiệu Ngứa Da, Dị Ứng, Mề Đay Do Nhiễm Giun Đũa Chó Mèo
4576
- Triệu Chứng Giun Sán Chó Mèo
12098
- Dấu Hiệu Nào Cảnh Báo Mắt Bị Mờ Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán?
1135
- Điều Trị Bệnh Hôi Miệng Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán
1010
- Các triệu chứng nhiễm giun sán cần biết
3699
- Triệu chứng nhiễm giun tóc thường gặp ở trẻ em
3161
- Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh sán lá gan lớn gây ra
5953
- Các triệu chứng lâm sàng khi nhiễm Toxoplasma
2599
- Phác đồ điều trị bệnh sán chó nhanh tại phòng khám ký sinh trùng
23349
- Cách phòng bệnh giun sán cho trẻ em hiệu quả
2293