sán chó, bệnh sán chó, dấu hiệu bị sán chó, dấu hiệu bệnh sán chó, sán dây, giun lươn, Toxocara, Toxoplasma

Ký sinh trùng, xét nghiệm ký sinh trùng, trị bệnh sán chó, bệnh giun đũa chó toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bệnh ký sinh trùng mèo toxoplasma gondii, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay

thời gian điều trị, dấu hiệu bệnh, các dấu hiệu, biểu hiện

Cung cấp thông tin miễn phí về bệnh giun sán, giới thiệu nơi xét nghiệm, khám và điều trị bệnh giun sán trong máu, và các bệnh dị ứng ngứa khác, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay, trị bệnh sán chó, bệnh toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bác sĩ chuyên ngành ký sinh trùng với nhiều năm kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân tại TP HCM và các tỉnh phía nam.

Bệnh Giun Đũa, Trị Bệnh Giun Đũa Ở Đâu Chuyên Khoa

  • 13/09/2019 - 08:52:08 AM
  • 11687

Giun đũa là loại giun có kích thước lớn nhất ký sinh trong ruột người, thân hình ống dài như chiếc đũa, màu trắng ngà hay hồng nhạt, được bao phủ bởi một lớp vỏ dày, hai đầu n thon nhọn hình chóp nón. Miệng có ba môi, trên mỗi bờ môi có một cặp gai cảm giác. Con cái dài 20 – 40 cm x 3-6mm, đuôi giun cái thẳng. 

Giun đũa gây đau đớn khó chịu cho bé tribenhgiunsan.com.vn

 

Bệnh giun đũa là gì?

Giun đũa thuộc Ascarididae, có tên khoa học là Ascaris lumbricoides. Đây là một trong những loại giun hình ống ký sinh đường ruột phổ biến nhất ở người, khoảng 1.400 triệu người nhiễm trên thế giới (23% dân số thế giới), với khoảng 60.000 – 100.000 người chết hang năm. Cần phân biệt với bệnh giun đũa chó hay còn gọi là bệnh sán chó.

Chu kỳ phát triển bệnh giun đũa

Giun trưởng thành đực và cái sống ký sinh trong lòng ruột non của người, thường ở phần ruột non, hấp thụ dưỡng trấp trong ruột non. Sự dinh dưỡng của giun cần đến protid, glucid và các loại vitamin A, C.

Giun cái đẻ trứng, trứng được thải ra ngoài theo phân và chỉ những trứng thụ tinh mới tiếp tục phát triển ở ngoại cảnh. Trứng giun đũa để kháng tốt với môi trường bên ngoài Trong đất xốp, ẩm và có bóng râm trứng lây nhiễm có thể tồn tại đến 7 năm.

Hóa chất ở các nồng độ thường dung *chlor 2%, formrmalin 2%, 50% dung dịch hydrochloric, nitric, acetic, và sulfuric acid…) không diệt được trứng giun đũa. Ở nhiệt độ 20-300C trong đất ẩm, có bóng râm hoặc trong nước, trứng thụ tinh cần ít nhất 10-15 ngày để phát triển thành trứng chứa ấu trùng giai đoạn lây nhiễm.

Chu kỳ phát triển của giun đũa

Người nhiễm giun đũa qua đường tiêu hóa, do nuốt phải trứng chứa ấu trùng giai đoạn lây nhiễm có trong rau, quả, nước uống, thức ăn có ruồi, gián đậu vào và bàn tay bẩn. Khi người nuốt phải trứng có ấu trùng, dưới tác dụng của chất dịch tiêu hóa ấu trùng thoát ra khỏi vỏ trứng ở tá tràng. Vỏ trứng bị phân hủy khi ở nhiệt độ 370C, ẩm, nồng độ CO­­­2 cao, khả năng oxy hóa-khử thấp và pH khoảng 7,0.

Ấu trùng có kích thước 0,2-0,3mm x 0,014mm và có thực quản ụ phình (rabditiform oesophagus) kéo dài đến ¼ chiều dài cơ thể xuyên qua thành ruột non, theo các tĩnh mạch mạc treo và hệ thống tĩnh mạch cửa đến gan, ra khỏi gan theo tĩnh mạch trên gan đến tim phải và lên phổi. Ấu trùng lột xác hai lần tại phổi (vào ngày 5-6 và ngày 10), dài µ,5-2mm và đường kính thân 0,02mm.

Trong khi đường kính mao quản phổi chỉ có 0,01mm nên ấu trùng giun làm vỡ mao quản phổi để thoát vào phế nang. Từ phế nang, ấu trùng đi ngược lên tiểu phế quản, khí quản, sau đó rơi xuống thực quản, dạ dày và khi đến ruột non lột xác lần cuối để thành giun trưởng thành.

Từ lúc trứng ấu trùng được nuốt vào cho đến khi giun cái trưởng thành đẻ trứng, trứng xuất hiện trong phân, chu trình mất khoảng 2-2,5 tháng. Tuổi thọ của giun trưởng thành khoảng 12 – 18 tháng.

Bằng chứng là những người chuyển đến sống ở vùng không phải dịch tễ của giun đũa trứng ngừng được thải ra trong vòng dưới 18 tháng. Trứng có thể tiếp tục được thải ra trong phân đến 7 ngày sau khi con trưởng thành được tống ra.

Hình thể giun đũa như thế nào?

Giun đũa trưởng thành

Giun đũa là loại giun có kích thước lớn nhất ký sinh trong ruột người, thân hình ống dài như chiếc đũa, màu trắng ngà hay hồng nhạt, được bao phủ bởi một lớp vỏ dày, hai đầu n thon nhọn hình chóp nón. Miệng có ba môi, trên mỗi bờ môi có một cặp gai cảm giác. Con cái dài 20 – 40 cm x 3-6mm, đuôi giun cái thẳng. Lỗ sinh dục nằm ở mặt bụng khoảng 1/3 trước của cơ thể. Trung bình mỗi ngày một con giun cái đẻ 200.000 trứng.

Con đực có kích thước nhỏ hơn con cái 15-30cm x 2-4mm, đuôi cong lại về phía bụng và có hai gai giao hợp gần như bằng nhau ở cuối đuôi (kích thước 2,0 – 3,5mm).

Trứng giun đũa

Trứng thụ tinh hay trứng chắc (fertilized egg)

Trứng thụ tinh có hình bầu dục hoặc đôi khi hơi tròn, cân đối, kích thước 45-70 µm x 35-50 µm.

Hình thể giun đũa trưởng thành

Vỏ dày gồm ba lớp:

Lớp ngoài cùng là lớp albumin thô, sần sùi, dạng thú, nhuộm màu vàng nâu do thấm muối mật. Lớp giữa nhẵn, dày và trong suốt, xếp lớp đồng tâm, được cấu tạo bởi glycogen. Lớp trong cùng là màng noãn hoàng cấu tạo bởi lipid. Bên trong trứng chứa phôi bào chắc, gọn thành một khối, chưa phân chia khi trứng mới sinh.

Trứng giun đũa thụ tinh có dạng một phôi bào khi thải ra trong phân, chưa có khả năng lây nhiễm; tuy nhiên trong mẫu phân quá 12 giờ, có thể thấy trứng với hai hoặc bốn phôi bào.

Trứng giun đũa không thụ tinh hay trứng lép (unfertilized egg)

Trứng lép được tìm thấy trong phân với tỉ lệ khoảng 15%, do giun đũa cái không thụ tinh với giun đũa đực nhưng vẫn đẻ trứng. Trứng giun đũa không thụ tinh có hình bầu dục, dài và hẹp hơn trứng thụ tinh, kích thước 85-95 µm x 35-45 µm.

Không có lớp màng noãn hoàng lipid, vỏ chỉ có hai lớp: lớp albumin và lớp glycogen mỏng hơn ở trứng thụ tinh. Bên trong trứng không có phôi bào, chứa đầy những hạt tròn kích thước không đều rất chiết quang. Trứng không thụ tinh không phát triển được và sẽ thoái hóa.

Trứng mất vỏ (decorticated egg)

Là trứng thụ tinh hoặc không thụ tinh bị tróc mất đi lớp albumin sần sùi bên ngoài, làm vỏ tinh hoặc không thụ tinh bị tróc mất đi lớp albumin sần sùi bên ngoài, làm vỏ trứng trở nên nhẵn, dễ nhầm lẫn với trứng của một vài loại giun sán khác.

Bệnh giun đũa thường gặp ơ đâu?

Bệnh giun đũa (Ascariasis, Ascariosis) gặp ở khắp nơi trên thế giới, nhưng phổ biến ở các xứ nhiệt đới, tỉ lệ nhiễm rất cao: 25% ở Brazil (Rio de Janeiro), 47% ở Ai Cập (Alexandria), 35% ở Ấn Độ (Hyderabad), 64% ở Malaysia (Kuala Lumpur), 55% ở Mexico (Coatzacoalcos), 68% ở Nigeria (Lagos) phổ biến ở các xứ nhiệt đới, tỉ lệ nhiễm rất cao: 25% ở Brazil (Rio de Janeiro), 47% ở Ai Cập (Alexandria), 35% ở Ấn Độ (Hyderabad), 64% ở Malaysia (Kuala Lumpur), 55% ở Mexico (Coatzacoalcos), 68% ở Nigeria (Lagos), 80% ở Philippines (Manila) và 43% ở Sierra Leone (Freetown)…

Điều này được giải thích do nhiệt độ và độ ẩm ở những vùng này thuận lợi cho sự phát triển của trứng. Ngoài ra, điều kiện môi trường, vệ sinh kém và sử dụng phân người trong nông nghiệp tạo thuận lợi cho sự lan truyền trứng giun đũa. Ở Việt Nam, các tỉnh phía Bắc có tỷ lệ nhiễm cao hơn các tỉnh phía Nam, đặc biệt các tỉnh trồng hoa màu, sử dụng phân người làm phân bón (night soil).

Nông thôn nhiễm nhiều hơn thành thị, trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao nhiễm do trẻ hay nghịch đất, ăn đất, mút tay. Trứng giun đũa cần được lưu giữ 10 – 12 tháng trong bể chứa tự hoại và hầm phân để đảm bảo tất cả trứng bị phá hủy.

Trứng sẽ không phát triển ở nhiệt độ dưới 180C nhưng vẫn có thể sống sót trong nhiều tuần ở nhiệt độ thấp hơn nhiều và tiếp tục phát triển khi nhiệt độ tăng lên. Sự thiếu thông khí hoàn toàn không làm chết trứng, trứng vẫn sống được nhiều tháng mà không có oxygen, mặc dù sự phát triển bị gián đoạn.

Các thử nghiệm của Nga cho thấy trứng giun đũa ở điều kiện thuận lợi có thể tồn tại trong đất đến 7 năm, nhưng trong hầu hết các môi trường sống tự nhiên chúng sẽ bị phá hủy bởi ánh nắng mặt trời nấm hoặc ve bét trong 2 – 6 tháng. Đất sét là loại đất thích hợp cho sự tồn tại trứng giun đũa vì chúng giữ nước tốt.

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa?

Mặc dù đa số các trường hợp nhiễm giun đũa không có triệu chứng (khoảng 85%) nhưng đôi khi chỉ cần nhiễm một con giun duy nhất cũng có khả năng gây nguy hiểm. các triệu chứng bệnh nhân gây ra bởi cả ấu trùng và giun trưởng thành. Giai đoạn ấu trùng di chuyển đến phổi: Ấu trùng di chuyển đến phổi gây ra hội chứng Loeffler:

+ Bệnh nhân có triệu chứng kích thích đường hô hấp, thường biểu hiện là ho khan, sau đó có thể ho có đàm nhầy máu (có thể chứa ấu trùng), sốt, khó thở, đau dưới xương ức;

+ X-quang có hình ảnh thâm nhiễm phổi, giống với lao phổi;

+ Xét nghiệm máu có bạch cầu ái toan tăng cao (tăng tối đa 40%), có thể tìm thấy tinh thể Charcot Leyden trong đàm;

+ Những triệu chứng này bắt đầu xuất hiện từ 5-6 ngày sau khi nhiễm, có tính chất nhất thời và tự biến mất sau 1 hay 2 tuần. 

Một mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng tùy thuộc vào số lượng ấu trùng  giun trong phổi và tiền sử niễm. Ở những người có cơ địa dị ứng, sự hiện diện của vài ấu trùng có thể gây ra mề đay và suyễn nặng.

Hình ảnh giun đũa nằm đè lên lưỡi gà khoang miệng được gặp nội soi từ dạ dày

Giai đoạn này xét nghiệm phân âm tính từ lúc bắt đầu xuất hiện hội chứng Loeffler sẽ tìm thấy trứng trong phân khoảng 2 – 2,5 tháng sau đó.

Giai đoạn giun trưởng thành trong ruột

Những triệu chứng thường gặp là rối loại tiêu hóa, buồn nôn, nôn, đau bụng giống viêm loét dạ dày hoặc đau quặn bụng từng cơn, chán ăn, kém hấp thu, tổng trạng thay đổi, tiêu chảy xen kẽ táo bón,trẻ ngủ không yên và nghiến răng.

Trẻ em nhiễm nhiều giun kéo dài sẽ đưa đến tình trạng suy dinh dưỡng do thiếu đạm (kwashiorkor). Ước tính rằng một trẻ có 25 con giun bị tước đoạt 1/10 tổng lượng protein tiêu thụ hằng ngày. Bệnh giun đũa ở trẻ có thể góp phần gây thiếu hụt vitamin A, C; và ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, cân nặng, khả năng nhận thức của trẻ 2 – 10 tuổi.

Giun  trưởng thành có thể gây ra nhiều biến chứng ngọai khoa nguy hiểm:

- Biến chứng ở ruột :

+ Tắc ruột non : Với số lượng nhiều trong ruột, giun đũa cuộn vào nhau tạo thành một nùi giun và gây ra tắc ruột tạo thành một nùi giun và gây ra tắc ruột; thường xảy ra ở trẻ nhỏ; tỷ lệ tử vong trong những trường hợp nhập viện là 9%.

+ Xoắn ruột, lồng ruột, thoát vị bẹn.

- Biến chứng ngoài ruột: Giun đũa trưởng thành có đặc tính “thích chu du”, chúng có thể di chuyển lạc chỗ đến những phần phụ của ống tiêu hóa hay phúc mạc, thân giun mang theo các loại vi khuẩn đường ruột sẽ gây nhiễm trùng phụ ở những nơi di chuyển đến.

+ Thường gặp nhất là tắc mật do giun chui vào và nằm tại ống mật chủ; viêm túi mật, sỏi mật do xác giun hoặc trứng giun làm nhân của sỏi.

+ Viêm tụy cấp do giun chui vào ống tuyến tụy, viêm ruột thừa, áp-xe gan, viêm phúc mạc…

Đôi  khi giun trưởng thành có thể đi ra ngoài qua nhiều lỗ tự nhiên khác nhau (miệng, mũi, hậu môn) trong sự kinh hãi của bệnh nhân.

 

Biến chứng nguy hiểm của giun đũa là giun chui ống mật gây cơn đau dữ dội

Chẩn đoán bệnh giun đũa như thế nào?

Các biểu hiện lâm sang ở phổi, đường tiêu hóa, cũng như các biến chứng gây ra do giun đũa tương tự với bệnh lý do các nguyên nhân khác, không phải là đặc điểm trưng của giun đũa. Do đó chẩn đoán lâm sàng của bệnh giun đũa không có ý nghĩa chẩn đoán xác định.

Trường hợp viêm phổi đi kèm với bạch cầu ái toan (BCTT) tăng cao là gợi ý của nhiễm giun đũa giai đoạn ấu trùng di chuyển, có thể làm xét nghiệm tìm tinh thể Charcot Leyden trong đàm.

Khi giun trưởng thành, bạch cầu toan tính (BCTT) giảm nhiều hoặc không tăng, nên ở giai đoạn giun trưởng thành BCTT tăng cao thì có thể nghĩ đến bị nhiễm phổi hợp với ký sinh trùng khác như ấu trùng giun đũa chó Toxocara spp; hoặc giun lươn. Chẩn đoán được xác định khi tìm thấy trứng hoặc giun trưởng thành;

Số lượng trứng giun đũa trong phân thường rất nhiều, do đó xét nghiệm phân để tìm trứng bằng phương pháp soi trực tiếp thường là đủ, sử dụng khoảng 2 mg phân. Tuy nhiên, có thể sử dụng các kỹ thuật tập trung Kato-Katz hay nước muối bão hòa nhằm tăng mật độ trứng giun trên một vi trưởng, tăng khả năng phát hiện trứng và giảm thiểu sự bỏ sót trong trường hợp  giun đẻ ít trứng.

Đôi khi giun trưởng thành thoát ra từ miệng, mũi, hậu môn của bệnh nhân. Trường hợp tắc nghẽn ruột hay đường mật do giun đũa thì phải có những phương tiện chẩn đoán thích hợp như chụp X-quang, siêu âm. Các xét nghiệm miễn dịch chẩn đoán không đặc hiệu vì phản ứng chéo với nhiều loại giun sán khác và không được sử dụng trong thực hành lâm sàng.

Trị bệnh giun đũa như thế nào?

Giai đoạn ấu trùng đi lên phổi: Thường tự khỏi và không cần điều trị, nên tẩy giun 2 tuần sau khi có triệu chứng ở phổi.

Giai đoạn giun trưởng thành ở ruột:

Các thuốc điều trị hiện nay có hiệu quả cao và thuận tiện cho người bệnh: Không cần phải nhưngịn ăn, không lệ thuộc vào giờ giấc, thuốc uống thường dùng liều duy nhất.

Mebendazole: 100mg x 2 lần/ngày x 3 ngày, hoặc 500mg liều duy nhất, hiệu quả 100%. Albendazole: trẻ em từ 2-5 tuổi, liều duy nhất 200mg; trẻ lớn hơn 5 tuổi và người lớn liều duy nhất 11mg/kg (tối đa 1g). Pyrantel pamoate: Liều duy nhất 11 mg/kg (tối đa  1g). Piperazine hexahydrate: Người lớn liều duy nhất 75 mg/kg (tối đa 3,5g), trẻ em liều duy nhất 50 mg/kg (tối đa 2,5g).

Levamisole : trẻ em liều duy nhất 2,5mg/kg; người lớn liều duy nhất 150 mg. Trong những trường hợp có biến chứng tắc ruột non, tắc ống dẫn mật,  cần phải xử lý ngọại khoa.

Phòng bệnh giun đũa bằng cách nào?

Để phòng ngừa nhiễm giun đũa phải phối hợp nhiều biện pháp, cắt đứt chu trình phát triển ở nhiều mắt xích. Quản lý và xử lý tốt nguồn phân. Xây dựng và sử dụng hố xí hợp vệ sinh:

Hố xí tự hoại, bán tự hoại, hố xí hai ngăn. Giáo dục, vận động loại bỏ những tập quán đi cầu bừa bãi, thiếu vệ sinh: Cầu tiêu ao cá, đi ngoài nhà, đồng ruộng. Không sử dụng phân tươi, phải ủ phân kỹ thuật khi bón cho hoa mau. Bảo đảm vệ sinh nguồn nước, thực phẩm và vệ sinh cá nhân.

+ Rửa rau thật kỹ dưới vòi nước chảy mạnh, và tốt hơn là nấu chín các loại rau.

+ Thanh trùng nước uống, uống nước đun  sôi.

+ Thức ăn phải được che đậy kỹ,tránh ruồi, gián.

+ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Giải quyết nguồn bệnh:

+ Phát hiện và điều trị những người mang mầm bệnh.

+ Trong vùng nội dịch, tẩy giun hàng loạt cho cộng đồng, đặc biệt là đối tượng học sinh ở các trường học.

- Lồng ghép chương trình chống giun sán vào những chương trình sức khỏe khác.

 

 

Tags: Bệnh sán chóTriệu chứng sán chóXét nghiệm sán chó, Giun đũa chó Toxocara

 

 

Giới thiệu

PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA CHUYÊN KHOA NỘI KÝ SINH TRÙNG CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN

ĐC: 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội ĐT: 0985294298 - Tổng đài: 02473001318

Sở Kế Hoạch Đầu Tư: 0312466011-001/SKHĐT-HNO

Mở cửa từ thứ 2 đến thứ 7,  từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều

Bài Viết Của Chúng Tôi Mang Tính Chất Tham Khảo, Không Thay Thế Cho Việc Chẩn Đoán Và Điều Trị.

 

 

2022 Copyright © Bản quyền thuộc PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI. Designed by Nina Co., Ltd
Mạng xã hội:
Liên kết 4Liên kết 3FBYoutube
Back to Top
Zalo
Zalo