Bệnh giun đũa: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- 25/12/2019 - 09:54:11 AM
- 6390
Tất cả mọi người đều có thể nhiễm giun đũa, đặc biệt là trẻ nhỏ. Các biện pháp phòng bệnh giun đũa.Tuyên truyền giáo dục: nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân và cộng đồng, bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân.
Định nghĩa bệnh giun đũa
Dấu hiệu lâm sàng bệnh giun đũa: không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu. Đôi khi, giun sống bị thải ra theo phân hoặc chui ra theo đường miệng, mũi. Một số bệnh nhân có hội chứng Loffler ở phổi với các triệu chứng thở khò khè, ho, sốt, đau ngực dữ dội, tăng bạch cầu ưa a xít; X quang có nhiều nốt thâm nhiễm rải rác hai phổi; các triệu chứng trên hết sau 6-7 ngày. Hậu quả nặng do giun đũa là tắc ruột, tắc mật hoặc viêm ruột thừa do giun.
Ca bệnh xác định nhiễm giun đũa khi: có trứng giun trong phân hoặc thấy giun trưởng thành trong phân hoặc giun chui ra qua mũi, miệng.
Chẩn đoán phân biệt bệnh giun đũa:
Bệnh giun đũa không có biểu hiện lâm sàng đặc hiệu, ngoại trừ khi có biến chứng tắc ruột, tắc mật hoặc viêm ruột thừa do giun.
Hình thể giun đũa như thế nào?
Giun đũa là loại giun có kích thước lớn ký sinh ở ruột non của người. Giun cái trưởng thành dài khoảng 20-25cm, giun đực dài 15-17cm. Giun có màu trắng hồng, đầu và đuôi thon nhọn. Giun đũa cái đẻ trứng, trứng giun hình bầu dục dài 45-50 mm. Lớp ngoài cùng của trứng có lớp vỏ xù.
Giun đũa trưởng thành
Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài của giun đũa bao lâu?
Trứng giun đũa ra ngoại cảnh thâm nhập vào đất, gặp điều kiện thuận lợi ở nhiệt độ môi trường từ 24-250C sau 12-15 ngày, trứng phát triển thành ấu trùng có khả năng gây nhiễm cho người và giữ khả năng này trong nhiều tháng thậm chí một hai năm nếu gặp vùng đất thuận lợi.
Trứng giun tồn tại trong mùa hè được khoảng 3 tháng, ở nhiệt độ thấp hơn thì thời gian này kéo dài hơn. Trứng giun đũa có khả năng tồn tại ở nhiệt độ âm tới -120C.
Trứng giun sống được vài giây ở nhiệt độ 500C và bị diệt ở nhiệt độ 60oC. Độ ẩm trên 80% là thuận lợi nhất cho trứng phát triển. Trứng giun dễ bị diệt dưới ánh nắng mặt trời và khô hanh.
Đặc điểm dịch tễ học bệnh giun đũa:
Điều kiện quyết định sự lây truyền của giun đũa là khí hậu, tình trạng vệ sinh, các tập quán sinh hoạt và mức độ tiếp xúc với đất bẩn nhiễm phân người. Bệnh giun đũa phát triển ở các nước nhiệt đới và ôn đới, dân ở nông thôn nhiễm cao hơn dân ở thành thị. Trẻ em nhiễm giun đũa cao hơn người lớn.
Trứng giun đũa
Nguồn truyền bệnh giun đũa là gì?
Ổ chứa: là người đặc biệt là trẻ em; ổ chứa trứng giun là đất, nước nhiễm phân.
Thời gian ủ bệnh: không rõ ràng. Người nuốt phải trứng giun, khi đến ruột non trứng nở giải phóng ấu trùng, ấu trùng chui qua thành ruột vào máu, di chuyển đến phế nang phổi và phát triển lớn lên tại phổi, sau đó ấu trùng lên khí quản và được nuốt lại vào dạ dày.
Tại ruột non, ấu trùng phát triển thành giun đũa trưởng thành. Thời gian từ khi nuốt phải trứng có ấu trùng đến khi có các triệu chứng đầu tiên của nhiễm giun ở phổi từ 5-14 ngày. Thời gian từ khi người nuốt phải trứng có ấu trùng đến khi giun trưởng thành đẻ trứng khoảng 45 đến 60 ngày.
Giun đũa ký sinh trong ruột người nguy cơ tiềm gây giun chui ống mật
Thời kỳ lây truyền bệnh giun đũa bao lâu?
Là khoảng thời gian sống của giun cái trưởng thành từ khi được thụ tinh. Giun đũa cái có khả năng đẻ trên 200.000 trứng/ngày. Đời sống của giun đũa từ 13-15 tháng. Trứng giun chỉ phát triển và có khả năng lây nhiễm khi bị thải theo phân ra ngoài ngoại cảnh.
Phương thức lây truyền bệnh giun đũa:
Giun đũa lây truyền qua đường ăn uống: do nuốt phải trứng giun có trong đất bị nhiễm phân người. Giun đã không lây truyền trực tiếp từ người sang người.
Giun đũa có thể gây tắc ruột nếu số lượng quá nhiều trong đường ruột
Tính cảm nhiễm và miễn dịch bệnh giun đũa:
Tất cả mọi người đều có thể nhiễm giun đũa, đặc biệt là trẻ nhỏ. Các biện pháp phòng bệnh giun đũa.Tuyên truyền giáo dục: nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân và cộng đồng, bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân.
Xét nghiệm bệnh giun đũa ở đâu?
Xét nghiệm bệnh giun đũa tại phòng khám ký sinh trùng có hai loại mẫu là phân và máu
Loại mẫu bệnh phẩm là: phân
Phương pháp xét nghiệm: kỹ thuật Kato hoặc Kato-Katz.
Loại mẫu xét nghiệm là máu
Tác nhân gây bệnh giun đũa.
Tên khoa học: giun đũa (Ascaris lumbricoides).
Tham khảo xét nghiệm bệnh sán chó và giun sán khác tại đây
Điều trị bệnh giun đũa như thế nào?
Chọn thuốc có tác dụng với nhiều loại giun, ít độc, dùng một liều duy nhất vẫn đạt hiệu quả cao.
Điều trị nhiễm giun đũa đơn thuần: Albendazole 400 mg liều duy nhất hoặc Mebendazole 500mg liều duy nhất hoặc Pyrantel pamoate 10 mg/kg cân nặng.
Điều trị nhiễm giun đũa phối hợp giun móc, giun tóc: Albendazole 400 mg liều duy nhất hoặc 400 mg/ngày x 3 ngày. Hoặc dùng Mebendazole 500mg liều duy nhất hoặc 500 mg/ngày x 3 ngày, Hoặc sử dụng Pyrantel pamoate 10 mg/kg cân nặng hoặc 10 mg/kg cân nặng/ngày x 3 ngày.
Chú ý: Albendazole và Mebendazole chống chỉ định với trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc cho con bú, người có tiền sử mẫn cảm với Benzimidazol, người có tiền sử nhiễm độc tuỷ xương. Thận trọng khi điều trị cho người suy gan, suy thận.
Các biện pháp phòng bệnh giun đũa
Vệ sinh phòng dịch: vệ sinh môi trường đặc biệt là khu vực gần nhà, trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em. Xây dựng hố xí hợp vệ sinh, xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch.
Thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân: không bắt buộc.
Quản lý người lành mang trùng, người tiếp xúc: không bắt buộc.
Dự phòng cho đối tượng nguy cơ cao: Tẩy giun định kỳ 2 lần/năm cách nhau 4-6 tháng, đặc biệt là trẻ em từ 2-12 tuổi.
Xử lý môi trường: phát động các chiến dịch dọn vệ sinh trong cộng đồng dân cư, xây dựng hệ thống cống rãnh, xử lý nước thải. Có thể xử lý phân bằng vôi bột 150-200 gam/kg phân, trứng chết sau 30 phút-1 giờ.
(Theo Cục y tế dự phòng)
Tags: Bệnh sán chó, Triệu chứng sán chó, Xét nghiệm sán chó, Giun đũa chó Toxocara
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Điều trị bệnh sán chó có tốn nhiều tiền không?
Xét nghiệm sán chó bao lâu có kết quả?
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị bệnh sán chó
- Có thể bạn quan tâm
- Đại Cương Về Động Vật Chân Khớp Y Học
10417
- Viêm da do sán máng Schistosome
2223
- Triệu chứng lâm sàng bệnh ghẻ Sarcoptes Scabiei
3336
- Những dấu hiệu mắc phải bệnh ký sinh trùng Toxoplasma
2312
- Triệu chứng ngứa mu bàn chân do nhiễm ký sinh trùng
7143
- Thường xuyên bị chóng mặt là bệnh gì?
2857
- Tại sao lại nhiễm bệnh giun móc
2825
- Bệnh giun tóc
2470
- Phân vùng dịch tễ sốt rét và thực hành tại Việt Nam
5377
- Bệnh Ký Sinh Trùng Mèo Toxoplasma Gondii Có Nguy Hiểm Không
7141