sán chó, bệnh sán chó, dấu hiệu bị sán chó, dấu hiệu bệnh sán chó, sán dây, giun lươn, Toxocara, Toxoplasma

Ký sinh trùng, xét nghiệm ký sinh trùng, trị bệnh sán chó, bệnh giun đũa chó toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bệnh ký sinh trùng mèo toxoplasma gondii, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay

thời gian điều trị, dấu hiệu bệnh, các dấu hiệu, biểu hiện

Cung cấp thông tin miễn phí về bệnh giun sán, giới thiệu nơi xét nghiệm, khám và điều trị bệnh giun sán trong máu, và các bệnh dị ứng ngứa khác, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay, trị bệnh sán chó, bệnh toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bác sĩ chuyên ngành ký sinh trùng với nhiều năm kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân tại TP HCM và các tỉnh phía nam.

Bệnh giun đũa chó mèo và những câu hỏi thường gặp

  • 04/12/2019 - 03:20:42 PM
  • 2417

Trong những năm gần đây, tỉ lệ người mắc bệnh giun đũa chó mèo (Toxocara) ngày một tăng. Nhiều báo cáo cho thấy tỉ lệ mắc bệnh lên đến 52%, tuy nhiên số ca có biểu hiện lâm sàng điền hình của bệnh giun đũa chó mèo trong số ca dương tính thì lại rất ít, chỉ chiếm khoảng 1/10.

Trong nhiều năm qua Phòng khám Chuyên khoa ký sinh trùng Ánh Nga đã tiếp nhận và điều trị cho những bệnh nhân mắc Bệnh giun đũa chó mèo trong thời gian ngắn nhất và hiệu quả nhất. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp của các bệnh nhân khi đến khám và chữa bệnh Bệnh giun đũa chó mèo tại Phòng khám Chuyên khoa ký sinh trùng Ánh Nga

Dấu hiệu thường gặp của bệnh giun đũa chó mèo

Tôi sống ở vùng nông thôn, dạo gần dây xóm tôi có nhiều người mắc bệnh giun đũa chó, tôi nghe nói để lâu không điều trị nó sẽ lên não. Vậy xin bác sĩ tư vấn rõ hơn các dấu hiệu thường gặp của Bệnh giun đũa chó mèo cho tôi biết để có cách phát hiện kịp thời?

Bệnh giun đũa chó mèo (hay còn gọi là bệnh sán chó) có triệu chứng lâm sàng không rõ rệt. Tùy thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân mà bệnh biểu hiện khác nhau. Một số biểu hiện thường gặp như:

+ Ngứa da, nổi mẫn.

+ Sốt, gan to

+ Đau bụng, khó tiêu.

+ Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

+ Xét nghiệm công thức máu phát hiện tăng globulin máu, tăng bạch cầu ưa axit không thường xuyên.

+Kháng th anti-Toxocara spp. IgG dương tính bng xét nghim ELISA

Ăn tht chó có b bnh giun đũa chó mèo không?

Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói ăn thịt chó sẽ bị bệnh giun đũa chó mèo, cá nhân tôi không ăn thịt chó nhưng tôi vẫn bị nhiểm bệnh. Xin hỏi bác sĩ còn nguyên nhân nào khác không?

Nhiễm bệnh giun đũa chó mèo gồm nhiều nguyên nhân khác nhau: 

Người có thói ăn thịt chó, ăn đồ sống (susi, tôm cua sống) hoặc những món ăn chưa được nấu chín (thịt tái). Ăn rau sống chưa được sữa sạch, uống nước chưa được nấu chín (hàng quán ngoài lề đường, nước đá).  Nuôi chó trong nhà, chó chưa được sổ sán định kỳ 30 - 45 ngày/ 1 lần. Xung quanh nhà có mầm bệnh ( phân chó ở môi trường bên ngoài môi trường). Người làm vườn, người chơi thể thao tiếp xúc với đất, cát có thể lây nhiễm bệnh giun đũa chó qua da kẽ ngón chân, qua vết trầy xước trên da.

Đang cho con bú có điều trị bệnh giun đũa chó mèo được không?

Em vừa sinh em bé được 3 tháng, dạo gần dây em thường xuyên xuất hiện các triệu chứng ngứa da rất khó chịu. Em có đi xét nghiệm máu thì phát hiện bị Bệnh giun đũa chó mèo Toxocara. Vậy bây giờ em phải điều trị như thế nào thưa bác sĩ vì con em vẫn chưa cai sữa?

Trường hợp của bạn là một trong những trường hợp hay gặp của các bà mẹ sau sinh thường có những biểu hiện ngứa da do quá trình sinh em bé làm thay đổi một số hormon trong cơ thể. Tuy nhiên ít ai lại nghĩ là do bệnh giun đũa chó mèo Toxocara gây ra mà chỉ khi xét nghiệm máu thì mới biết.

Sau sinh em bé thường có biểu hiện ngứa da do thiếu kẽm, tuy nhiên nếu bạn bị bệnh giun đũa chó mèo Toxocara thì tỷ lệ bị ngứa da dị ứng sẽ nặng hơn, vì có mối liên hệ giũa việc bệnh giun đũa chó mèo sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng, mẩn ngứa.

Đối với dấu hiệu này, bạn nên trực tiếp đến gặp bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng tại Phòng khám Chuyên khoa ký sinh trùng Ánh Nga để bác sĩ thăm khám cụ thể, kỹ càng hơn và được nghe giải thích rõ hơn về bệnh cũng như là cách sử dụng thuốc trị sán chó sao cho hiệu quả nhất mà không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ (vì bạn còn đang cho con bú).

Thuốc sổ giun sán định kỳ có cần chỉ định của bác sĩ không?

Thưa bác sĩ, khi dùng thuốc giun sán định kỳ cần có chỉ định của bác sĩ hay là có thể tự mua thuốc ở các hiệu thuốc?

Về nguyên tắc tất cả các thuốc và các chế phẩm mang tính chất chữa bệnh nên có sự hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người bệnh.

Riêng đối với các thuốc sổ giun là các thuốc an toàn và ít độc tính, nên thuốc này không cần thiết phải có đơn bác sĩ, khi chúng ta hoặc con em chúng ta sử dụng thuốc để sổ định kỳ phải có sự hướng dẫn của dược sĩ hoặc thầy cô.

Mỗi loại giun sán sẽ có những thuốc sổ khác nhau, thuốc sổ sán khác, sổ giun khác, giun trong máu không thể uống thuốc sổ thông thường định kỳ là có thể khỏi bệnh. Do vậy, cho dù chúng ta có uống thuốc sổ giun định kỳ đầy đủ, cũng không thể phòng chống được tất cả các loại giun sán, đặc biệt là bệnh giun đũa chó mèo​ vì chúng nhiễm vào trong máu.

Nên xét nghiệm định kỳ bệnh giun sán cho tất cả các thành viên trong gia đình, sáu tháng đến một năm một lần để chẩn đoán và điều trị sớm bệnh giun sán nếu có.

Dấu hiệu nhiễm bệnh giun đũa chó mèo ở trẻ em là gì?

Thưa bác sĩ, tôi có một bé trai năm nay được 5 tuổi, tuy nhiên cháu rất gầy gò, cháu cũng ăn rất được tuy nhiên vẫn không thấy cháu lên cân, thể trạng kém hơn so với các bạn đồng trang lứa. Gần đây cháu có tình trạng đau bụng, bụng to. Vậy xin hỏi bác sĩ có phải cháu đang bị bệnh giun đũa chó mèo không?

Cảm ơn câu hỏi, đây chắc cũng là tình trạng chung mà các bậc phụ huynh thường gặp ở con em mình!

Đau bụng, bụng to rất có thể bé bị bệnh giun đũa chó mèo. Tuy nhiên với các dấu chứng và triệu chứng mà bạn mô tả trên cơ thể của con bạn sẽ có trên rất nhiều bệnh chứ không nhất thiết phải là bệnh giun sán mới có, chưa đủ cơ sở để chẩn đoán bệnh giun đũa chó mèo.

Bệnh giun đũa chó mèo ở người thường ít dấu hiệu triệu chứng lâm sàng. Do vậy, để biết con mình có thật sự nhiễm giun đũa chó mèo hay không, cần phải đi khám và xét nghiệm máu và xét nghiệm phân xem như thế nào, trước khi chúng ta quyết định điều trị và nâng cao thể trạng cho bé!

BS. Nguyễn Văn Đức

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI

CHUYÊN VỀ NGỨA DA VÀ GIUN SÁN

Mẩn ngứa da, dị ứng, mề đay do giun sán

ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội

 BS Tư Vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318

Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 20h. Nghỉ ngày CN

 

Giới thiệu

PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA CHUYÊN KHOA NỘI KÝ SINH TRÙNG CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN

ĐC: 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội ĐT: 0985294298 - Tổng đài: 02473001318

Sở Kế Hoạch Đầu Tư: 0312466011-001/SKHĐT-HNO

Mở cửa từ thứ 2 đến thứ 7,  từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều

Bài Viết Của Chúng Tôi Mang Tính Chất Tham Khảo, Không Thay Thế Cho Việc Chẩn Đoán Và Điều Trị.

 

 

2022 Copyright © Bản quyền thuộc PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI. Designed by Nina Co., Ltd
Mạng xã hội:
Liên kết 4Liên kết 3FBYoutube
Back to Top
Zalo
Zalo