10 Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà Nhanh Hiệu Quả
- 19/09/2019 - 10:33:31 AM
- 2802
Nguyên nhân gây nổi mề đay do dị ứng, côn trùng cắn, nhiễm khuẩn hay thậm chí là căng thẳng thần kinh stress. Biện pháp trị nổi mề đay tại nhà sẽ giúp bạn giảm bớt được những khó chịu gây nên bởi ngứa da nổi mề đây, ảnh hưởng đến đến cuộc sống hằng ngày
Nổi mề đay là gì?
Nổi mề đay là những vết mẩn ở da thường gây ngứa khó chịu, với những hình thái như : đỏ, sần và gồ lên mặt dan, có cảm giác nóng da. Trung bình có 20% số người từng bị nổi mề đay, thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ và trẻ em. Nổi mề đay gây khó chịu ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Vậy những biện pháp nào giúp cải thiện tình trạng nổi mề đay tại nhà hãy cùng bác sĩ Phòng khám Ánh Nga Chia sẻ cùng bạn.
1. Chữa nổi mề đay bằng tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ gây nổi mề đay bao gồm yếu tố vô trùng và yếu tố nhiễm trùng. Yếu tố vô trùng gồm các nguyên nhân gây nổi mề đay như mạt bụi trong nhà blomia tropicalis, nấm mốc, phấn hoa, bui cỏ khô, bụi vải, côn trùng, thức ăn, sữa, các thành phần của sữa
Phương pháp trị mề đay hiệu quả tại nhà là cần xác định những nguyên nhân có thể gây nguy cơ, vi dụ như con bạn ăn thịt bò, thịt gà thường bị ngứa nổi mề đay thì thay bằng thực phẩn khác như thịt heo, cá…Bạn và con bạn thường nổi mề đay vào buổi tối khi ngủ thì thay nệm, giặt chăn mền ngâm nước nóng phơi nắng đề diệt mạt bụi nhà cư trứ ở trong lớp nệm.
Bên cạnh đó một số yếu tố khác cũng gây nổi mề đay như:
Nổi mề đay do stress
Nổi mề đay nhiễm ký sinh trùng giun sán
Nổi mề đay do dùng ùng thuốc điều trị
Nổi mề đay do côn trùng cắn hoặc chích
Nổi mề đay nhiễm vi khuẩn, virus hoặc nấm
Phần lớn các trường hợp, nổi mề đay thường giảm dần và khỏi trong vòng 24 giờ.
Khi nào cần đến đến bệnh viện để trị nổi mề đay?
Nổi mề đay đến bệnh viện khi
Nổi mề đay kèm khó thở
Nổi mề đay kèm chóng mặt, nhức đầu
Nổi mề đay kèm sưng họng hoặc sưng mặt
Nổi mề đay kéo dài trên 2 ngày
Đó rất có thể là những triệu chứng cho thấy bạn bị nổi mề đay do phản ứng dị ứng nghiêm trọng và cần chăm sóc kịp thời.
2. Trị nổi mề đay bằng cách chườm đá lạnh
Trị mề đay bằng phương pháp chườm lạnh lên vùng da bị nổi mề đay giúp co mạch ngoại vi giảm các triệu chứng khó chịu. Dùng một khăn bọc đá lạnh sau đó chườm lên vùng da bị nổi mề đay trong 10 đến 15 phút, thực hiện lặp lại 3 đến 5 lần trong ngày.
3. Trị nổi mề đay tại nhà bằng bột yến mạch và baking soda
Nước tắm của bạn có thể pha một số nguyên liệu giúp giảm ngứa như bột yến mạch và baking soda… Đây là phương pháp trị nổi mề đay tại nhà dễ áp dụng lại giúp bạn cảm chịu hơn cho bạn. Lưu ý là bạn nên tắm nước mát vì nếu tắm nước ấm hoặc nước nóng thì có thể làm dãn mao mạch gây tình trạng ngứa và sưng trở nên trầm trọng hơn đấy.
4. Trị nổi mề đay tại nhà bằng thảo dược
Trị nổi mề đay tại nhà bằng tại nhà bằng cách sử dụng nước cây phỉ. Trong cây phỉ có chất tannin tự nhiên là loại thảo dược có thể giúp bạn trị nổi mề đay tại nhà an toàn hiệu quả.
Nên thực hiện theo hướng dẫn sau để trị bệnh nổi mề đay tại nhà bằng nước cây phỉ đúng cách:
Sử dụng 5 – 10g vỏ cây phỉ cho vào ly nước
Sau đó ghiền nát vỏ cây phỉ trong ly nước
Rồi bỏ hỗn hợpnày vào một cái nồi
Sau đó đun sôi rồi để nguội
Tiếp tục chúng ta lọc hỗn hợp này
Rồi để nguội trước khi sủ dụng
Bạn cũng có thể bôi nước cây phỉ lên vị trí da bị nổi mề đay 3 đến 4 lần trong ngày. Sau khi bôi nên để 20 phút sau đó mới rửa sạch.
5. Trị nổi mề đay tại nhà bằng cách giữ cho cơ thể luôn mát mẻ
Nhiệt độ cao khiến cho các triệu chứng ngứa nổi mề đay nặng hơn. Vậy nên hãy giữ cơ thể luôn ở nhiệt độ phòng phù hợp để giảm ngứa. Cách trị nổi mề đay này được áp dụng tại nhà khá đơn giản, bạn chỉ cần giữ nhiệt độ phòng làm việc cũng như phòng ngủ với nhiệt độ mát mẻ bạn sẽ cảm nhận được triệu chứng ngứa giảm đi rất nhiều.
6. Sử dụng khăn mềm, sữa tắm, xà bông phù hợp để trị nổi mề đay kích ứng
Hiện nay một số loại xà bông tắm có thể gây kích ứng da, khiến da khô và làm bạn bị ngứa và nổi mề đay. Không sử dụng xà bông chứa chất tạo mùi hương và các loại hóa chất khác. Nên chọn loại sản phẩm dịu nhẹ và được sản xuất dành riêng cho làn da nhạy cảm, bạn sẽ giảm nguy cơ bị bệnh nổi mề đay, cũng như là giảm các triệu chứng nổi mề đay nếu như bạn đang bị nổi mề đay.
7. Cách trị nổi mề đay tại nhà với bột nghệ
Bột nghệ có công dụng kháng viêm và chữa lành vết thương. Bạn có thể trị nổi mề đay tại nhà bằng cách bôi bột nghệ lên vùng da mề đay để cải thiện triệu chứng ngứa. Bênh cạnh đó nghệ cũng là gia vị tốt cho các món ăn và chữa bệnh bao tử, lưu ý là bạn chỉ nên sử dụng lượng vừa phải, vì sử dụng quá nhiều nghệ có thể khiến bạn bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn...
8. Sử dụng Nha Đam giúp giảm mề đay
Nha Đam là nguồn cung cấp vitamin E rất tốt cho da, đây là cách trị nổi mề đay tại nhà rất hiệu quả, giúp giảm ngứa da nổi mề đay. Nha Đam còn có đặc tính kháng viêm tự nhiên nên còn có tác dụng kháng khuẩn.
9. Cách trị nổi mề đay bằng cách bổ sung vitamin và dưỡng chất tại nhà
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung một số dưỡng chất sau có thể giúp bạn cải thiện tình trạng nổi mề đay rất tốt
Trị nổi mề đay tại nhà bằng cách sử dụng dầu cá
Trị nổi mề đay tại nhà bằng cách sử dụng thảo dược Quercetin
Trị nổi mề đay tại nhà bằng cách bổ sung Vitamin B12, C và D
Trước khi áp dụng phương pháp trị nổi mề đay tại nhà với vitamin và thảo dược, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn liều lượng sử dụng phù hợp, đặc biệt là những trường hợp nổi mề đay kéo dài, tái phát.
10. Trị nổi mề đay tại nhà bằng cách sử dụng thuốc kháng histamin
Các thuốc kháng Histamin hay còn gọi là thuốc chống dị ứng thường được sử dụng các trường hợp bị nổi mề đay dị ứng. Thuốc có tác dụng giảm ngứa nhanh và tương đối an toàn. Tuy nhiên một số thuốc kháng Histamin có thể gây buồn ngủ và đào thải qua sữa nên không dùng cho phụ nữ con bú và các bác tài.
Thuốc kháng histamine dùng để trị bệnh nổi mề đay tại nhà nên được các bác sĩ kê toa rồi mua thuốc về nhà sử dụng theo đúng liều lượng của bác sĩ. Các thuốc kháng Histamin thường được sử dụng hiện nay là:
Kem kháng Histamin bôi ngoài da calamine: giúp làm mịn da, mát da, giảm ngứa. Có thể bôi trực tiếp lên vùng da bị nổi mề đay bằng cách tẩm vào bông vô khuẩn rồi bôi lên vùng da bị nổi mề đay
Thuốc kháng Histamin benadryl: Đây là thuốc chống dị dạng uống có tác dụng giúp giảm mẩn ngứa và các triệu chứng nổi mề đay dị ứng ngứa. Thuốc Benadryl thường có tác dụng tốt trong vòng 1 giờ sau khi uống và bạn sẽ thấy cải thiện các triệu chứng nổi mề đay 24 giờ. Lưu ý là thuốc Benadryl sẽ gây buồn ngủ cho bạn, nên không sử dụng khi đang lái xe hoặc làm việc trên cao.
Thuốc kháng Histamin loratadine, fexofenadine, cetirizine: là những thuốc chống ngứa có tác dụng chữa nổi mề đay tại nhà, uống một liều có tác dụng trong vòng 24 giờ và cũng là thuốc ít gây buồn ngủ hơn so với thuốc Benadryl.
Trên đây là 10 cách trị nổi mề đay tại nhà an toàn và hiệu quả được áp dụng cho những trường hợp nhẹ và xuất phát từ nguyên nhân nổi mề đay do vô trùng. Những trường hợp nổi mề đay kéo dài trên 5 ngày, khám và điều trị da liễu bớt bệnh hết thuốc ngứa lại cần nghĩ đến nổi mề đay do nhiễm trùng.
Cần làm gì khi nổi mề đay kéo dài?
Các thuốc kháng Histamin cũng như các phương pháp trị nổi mề đay tại nhà chỉ có tác dụng chữa trị triệu chứng, thường đáp ứng tốt với các nguyên nhân nổi mề đay vô trùng. Trường hợp nổi mề đay kéo dài rất có thể nguyên nhân gây nên do nhiễm trùng, những nguyên nhân nổi mề đay do nhiễm trùng thường tái phát sau khi ngưng sử dụng các phương pháp chống dị ứng.
Những trường hợp nổi mề đay lâu ngày khám và điều trị da liễu không bớt hoặc bớt nhưng hết thuốc lại ngứa lại. Nên gặp bác sĩ để khám và chỉ định những nội dung xét nghiệm máu cần thiết để tìm nguyên nhân, đề phòng tình huống ấu trùng giun sán có thể lên não gây nguy hiểm. Xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh giun sán nên thực hiện ở trẻ em trên 2 tuổi và người lớn, trong đó thường gặp nhất là nhiễm bệnh sán chó Toxocara trong máu.
Phương pháp xét nghiệm máu nào được áp dụng để tìm nguyên nhân?
Hiện nay phương pháp xét nghiệm ELISA là phương pháp miễn dịch thử nghiệm trên mẫu máu của bệnh nhân để tích tìm nguyên nhân nổi mề đay trong máu như : Nhiễm các loại giun sán trong máu gồm, sán chó, gạo heo, lá gan lớn, giun lươn, giun đũa chó, giun móc chó, ký sinh trùng mèo, dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, dị ứng môi trường, mạt bụi, phấn hoa, bụi cỏ, nấm mốc.
Khi tìm nguyên nhân một số nhóm nguyên nhân có thể trị khỏi hoàn toàn và một số nhóm có thể được cải thiện rõ rệt do có kỹ năng phòng tránh. Nếu bạn bị nổi mề đay nghiêm trọng, dai dẳng và tái tái phát nhiều lần thì bạn nên đi xét nghiệm máu tìm nguyên nhân chứ không nên tự điều trị tại nhà.
Tags: Bệnh sán chó, Triệu chứng sán chó, Xét nghiệm sán chó, Giun đũa chó Toxocara
- Có thể bạn quan tâm
- Cùng Điểm Danh Những Bệnh Lý Thường Gặp Tại Cầu Thận
1212
- Cần Làm Gì Khi Nghi Ngờ Nhiễm Bệnh Sán Chó
3318
- Tại Sao Trị Bệnh Sán Chó Nhiều Năm Mà Không Hết Ngứa
10765