sán chó, bệnh sán chó, dấu hiệu bị sán chó, dấu hiệu bệnh sán chó, sán dây, giun lươn, Toxocara, Toxoplasma

Ký sinh trùng, xét nghiệm ký sinh trùng, trị bệnh sán chó, bệnh giun đũa chó toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bệnh ký sinh trùng mèo toxoplasma gondii, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay

thời gian điều trị, dấu hiệu bệnh, các dấu hiệu, biểu hiện

Cung cấp thông tin miễn phí về bệnh giun sán, giới thiệu nơi xét nghiệm, khám và điều trị bệnh giun sán trong máu, và các bệnh dị ứng ngứa khác, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay, trị bệnh sán chó, bệnh toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bác sĩ chuyên ngành ký sinh trùng với nhiều năm kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân tại TP HCM và các tỉnh phía nam.

Xét Nghiệm Ký Sinh Trùng Ở Đâu Bao Lâu Có Kết Quả

  • 10/09/2019 - 03:47:37 PM
  • 7860

Xét nghiệm ký sinh trùng ở đâu, bao lâu có kết quả. Nên xét nghiệm ký sinh trùng tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng, tại đây ngoài việc được trang bị đầy đủ các xét nghiệm cần thiết hỗ trợ chẩn đoán bệnh ký sinh trùng còn có đầy đủ cơ số thuốc chuyên ngành ký sinh trùng để chữa trị. 

Xét nghiệm ký sinh trùng tại phòng khám chuyên khoa cho kết quả chính xác và có đủ thuốc chuyên ngành để trị bệnh 

Xét nghiệm ký sinh trùng là gì?

Xét nghiệm ký sinh trùng hay xét nghiệm bệnh sán chó,... là phương pháp cận lâm sàng hỗ trợ cho bác sĩ chẩn chẩn đoán bệnh ký sinh trong cơ thể như giun sán trong máu, giun sán trong ruột, giun sán trong mô da, trong não. Đơn bào trong ruột, trong gan, trong mô, ký sinh trùng dưới da…

Xét nghiệm ký sinh trùng có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh, theo dõi điều trị một trường hợp cụ thể và có thể để điều tra dịch tễ.

Có bao nhiêu phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng?

Có rất nhiều phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh ký sinh trùng như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, soi da, soi trực tiếp giọt máu, xét nghiệm đàm, xét nghiệm nước tiểu, nước rửa phế quản, phế nang, chọc dò tủy xương hạch, sinh thiết.

Do nhiều xét nghiệm không thật sự cần thiết cũng như tốn kém, nên hiện nay chủ yếu là xét nghiệm ký sinh trùng bằng phương pháp xét nghiệm máu, xét nghiệm phân và soi da được triển khai rộng rãi tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng.

Khi nào nên xét nghiệm ký sinh trùng?

Hiện nay do ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm môi trường sống, ô nhiễm trong đất, ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người rất to lớn. Với bệnh ký sinh trùng cách tốt nhất là nên xét nghiệm định kỳ 6 tháng đến 1 năm một lần cho cả người lớn và trẻ em.

Các biểu hiện như ngứa da nổi mề đay dị ứng, đau nhức đầu, làm việc kém tập trung, hay quên, người mệt mỏi là báo hiệu nhiễm bệnh đã hơi nặng, cần xét nghiệm để chẩn đoán và trị bệnh ký sinh trùng nếu có

Những người mắc bệnh ký sinh trùng lâu ngày không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới các hậu quả khôn lường, ảnh hưởng tới sức khỏe, thể chất. Do đo khi có các dấu hiệu trên cũng nên đi xét nghiệm ký trùng

Những loại ký sinh trùng nào thường gặp?

Các xét nghiệm ký sinh trùng thường gặp là: Xét nghiệm ấu trùng giun đũa chó toxocara, xét nghiệm bệnh sán chó, ấu trùng sán gạo heo, giun lươn, sán lá gan lớn, ký sinh trùng mèo toxoplasma gondii, amib, giun đầu gai, giun móc chó, ký sinh demodex dưới da, sán dải bò...

Một số hình thái tổn thương da do nhiễm ký sinh trùng giun sán tribenhgiunsan.com.vn

Cần lưu ý gì khi xét nghiệm ký sinh trùng?

Cần tới xét nghiệm tại cơ sở triển khai cả xét nghiệm và điều trị bệnh ký sinh trùng để ngay sau khi có kết quả xét nghiệm thì được điều trị luôn không mất thời gian cầm kết quả đi tìm bác sĩ ký sinh trùng.

Nên xét nghiệm tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng để có kết quả xét nghiệm chính xác hơn tránh tình trạng chẩn đoán nhầm do phản ứng chéo, dương tính giả.

Bởi vì chúng ta chỉ có thể phát hiện được kháng thể kháng ký sinh trùng khi ký sinh trùng có tiếp xúc chặt chẽ với ký chủ, ví dụ như ký sinh trùng ở mô như amíp ở gan, Toxoplasma.

Mặc khác hiệu giá kháng thể sẽ cao đối với những ký sinh trùng kém thích nghi với người như  Fasciolo hepatica sán lá gan lơn và sẽ thấp khi ký sinh trùng quen thuộc với người như giun đũa (Ascaris lumbrcoides). Do đó cần có bác sĩ chuyên ngành ký sinh trùng họ mới rõ về điều này.

Kết quả âm tính chưa chắc đã không bị bệnh ký sinh trùng tại sao như vậy? 

Kết quả âm tính cũng không loại trừ hoàn toàn nhiễm ký sinh trùng, có thể do mới bị nhiễm, hoặc bị nhiễm quá lâu hoặc lượng ký sinh trùng quá ít để có kích thích được hệ miễn dịch. 

Trong trường hợp nghi ngờ lâm sàng nên làm lại thử nghiệm. Xét nghiệm vài lần để theo dõi biến động của kháng thể có giá trị hơn là xét nghiệm một lần. Nếu cần, cần phải kiểm tra lại bằng các kỹ thuật khác.

Cần có sự hợp tác giữa người thầy thuốc điều trị và người làm xét nghiệm. Các kỹ thuật miễn dịch cho kết quả gián tiếp, không có giá trị tuyệt đối, vì sự hiện diện của kháng thế không phải lúc nào cũng nói lên là bệnh đang tiến triển, mà có thể là bệnh đã qua.

Kết quả dương tính chưa chắc đã bị bệnh ký sinh trùng tại sao như vậy?

Đôi khi có dương tính giả do kháng nguyên của ký sinh trùng này kết hợp với kháng thể do ký sinh trùng khác kích thích có thể tạo ra, gây ra phản ứng chéo. Các phản ứng miễn dịch không thể thay thế hoàn toàn xét nghiệm trực tiếp, chỉ cần trong trường hợp không thể làm xét nghiệm trực tiếp hoặc để theo dõi kết quả điều trị.

Dù vậy, trong thời gian qua, các xét nghiệm miễn dịch học càng ngày càng được sử dụng rộng rãi do tính đặc hiệu và độ nhạy của chúng tăng lên. Mang lại độ chính xác cao, giúp các bác sĩ rất nhiều trong chẩn đoán và điều trị bệnh ký sinh trùng giun sán

Xét nghiệm ký sinh trùng ở đâu, bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm ký sinh trùng hay xét nghiệm sán chó ở đâu là câu hỏi của nhiều người muốn kiểm tra bệnh ký sinh trùng và giun sán hay gặp như sán chó. Nên xét nghiệm ký sinh trùng tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng, tại đây ngoài việc được trang bị đầy đủ các xét nghiệm cần thiết hỗ trợ chẩn đoán bệnh ký sinh trùng còn có đầy đủ cơ số thuốc chuyên ngành ký sinh trùng để chữa trị các bệnh ký sinh giun sán trong máu, trong mô, trong da. Tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng các kết quả xét nghiệm sẽ có sau 3h đến 5h làm việc./.

 

BS. Nguyễn Văn Đức

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI

CHUYÊN VỀ NGỨA DA VÀ GIUN SÁN

Mẩn ngứa da, dị ứng, mề đay do giun sán

ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội

 Điện Thoại: 0985294298 - Hotline: 02473001318

Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 20h. Nghỉ ngày CN

Tags: Bệnh sán chóTriệu chứng sán chóXét nghiệm sán chó, Giun đũa chó Toxocara

 

Giới thiệu

PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA CHUYÊN KHOA NỘI KÝ SINH TRÙNG CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN

ĐC: 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội ĐT: 0985294298 - Tổng đài: 02473001318

Sở Kế Hoạch Đầu Tư: 0312466011-001/SKHĐT-HNO

Mở cửa từ thứ 2 đến thứ 7,  từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều

Bài Viết Của Chúng Tôi Mang Tính Chất Tham Khảo, Không Thay Thế Cho Việc Chẩn Đoán Và Điều Trị.

 

 

2022 Copyright © Bản quyền thuộc PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI. Designed by Nina Co., Ltd
Mạng xã hội:
Liên kết 4Liên kết 3FBYoutube
Back to Top
Zalo
Zalo