sán chó, bệnh sán chó, dấu hiệu bị sán chó, dấu hiệu bệnh sán chó, sán dây, giun lươn, Toxocara, Toxoplasma

Ký sinh trùng, xét nghiệm ký sinh trùng, trị bệnh sán chó, bệnh giun đũa chó toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bệnh ký sinh trùng mèo toxoplasma gondii, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay

thời gian điều trị, dấu hiệu bệnh, các dấu hiệu, biểu hiện

Cung cấp thông tin miễn phí về bệnh giun sán, giới thiệu nơi xét nghiệm, khám và điều trị bệnh giun sán trong máu, và các bệnh dị ứng ngứa khác, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay, trị bệnh sán chó, bệnh toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bác sĩ chuyên ngành ký sinh trùng với nhiều năm kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân tại TP HCM và các tỉnh phía nam.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh giun kim

  • 24/11/2020 - 03:13:39 PM
  • 3057

Triệu chứng lâm sàng của bệnh giun kim

Hiện nay có khoảng 1/3 trường hợp nhiễm giun kim (Enterobius Vermicularis) không có triệu chứng, số còn lại với những biểu hiện không đáng kể, trừ những trường hợp nhiễm nặng có thể dẫn đến một số những hậu quả nghiêm trọng.

Nguyên nhân để nhận biết nhiễm giun kim

Nhiễm giun kim (Enterobius Vermicularis) thường có tính chất lành tính song cũng ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ như ăn không ngon, buồn nôn, đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy. Dấu hiệu chính của bệnh là việc ngứa hậu môn vào buổi tối, lúc bệnh nhân ngủ, tương ứng với thời gian giun kim (Enterobius Vermicularis) cái đẻ trứng, vì vậy có thể dễ dàng tìm thấy giun cái ở vùng quanh hậu môn vào thời điểm này. Sự kích thích từ việc các chất bài tiết và cử động co thắt của giun khi đẻ sẽ gây ra những cảm giác ngứa, đôi khi dữ dội dẫn đến mất ngủ, bứt rứt. Sự mất ngủ và khó chịu như vậy có thể dẫn đến sụt cân, khóc đêm và những phản xạ thần kinh bất thường như nghiến răng, tiểu dầm, cắn móng tay, ngoái mũi,... Nhiễm lâu dài có thể gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí tuệ, tâm thần vận động.

Hình ảnh trứng giun kim soi dưới kính hiển vi

Nhiễm giun kim (Enterobius Vermicularis) có thể dẫn đến nhiều biến chứng như chàm hóa do ngứa gãi, nhiễm trùng, viêm da vùng quanh hậu môn. Khi kí sinh trong ruột, giun kim (Enterobius Vermicularis) có thể di chuyển vào ruột thừa gây viêm. Năm 2006 tại Mỹ, Falebita tiến hành khảo sát ổ bụng của 155 bệnh nhân đã phát hiện 14.1% trường hợp có giun kim (Enterobius Vermicularis) trong lòng ruột thừa nhưng không kèm phản ứng viêm. Điều này cho thấy giun kim (Enterobius Vermicularis) gây viêm ruột thừa chủ yếu do tình trạng tắt nghẽn hơn là viêm thực sự. Một số hiếm các trường hợp thủng ruột do giun kim (Enterobius Vermicularis) xâm lấn sâu vào thành ruột đã được báo cáo. Các trường hợp giun kim (Enterobius Vermicularis) lạc vào niệu đạo, bàng quang, tiền liệt tuyến cũng được ghi nhận. Ngoài ra, do cấu tạo cơ quan sinh dục của nữ rất gần với vùng rìa hậu môn, nơi giun kim (Enterobius Vermicularis) cái đẻ trứng, nên giun trưởng thành hoặc trứng giun kim (Enterobius Vermicularis) có thể lạc chỗ gây viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm vòi trứng và viêm phúc mạc toàn bộ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe sinh sản.

Giới thiệu

PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA CHUYÊN KHOA NỘI KÝ SINH TRÙNG CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN

ĐC: 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội ĐT: 0985294298 - Tổng đài: 02473001318

Sở Kế Hoạch Đầu Tư: 0312466011-001/SKHĐT-HNO

Mở cửa từ thứ 2 đến thứ 7,  từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều

Bài Viết Của Chúng Tôi Mang Tính Chất Tham Khảo, Không Thay Thế Cho Việc Chẩn Đoán Và Điều Trị.

 

 

2022 Copyright © Bản quyền thuộc PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI. Designed by Nina Co., Ltd
Mạng xã hội:
Liên kết 4Liên kết 3FBYoutube
Back to Top
Zalo
Zalo