sán chó, bệnh sán chó, dấu hiệu bị sán chó, dấu hiệu bệnh sán chó, sán dây, giun lươn, Toxocara, Toxoplasma

Ký sinh trùng, xét nghiệm ký sinh trùng, trị bệnh sán chó, bệnh giun đũa chó toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bệnh ký sinh trùng mèo toxoplasma gondii, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay

thời gian điều trị, dấu hiệu bệnh, các dấu hiệu, biểu hiện

Cung cấp thông tin miễn phí về bệnh giun sán, giới thiệu nơi xét nghiệm, khám và điều trị bệnh giun sán trong máu, và các bệnh dị ứng ngứa khác, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay, trị bệnh sán chó, bệnh toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bác sĩ chuyên ngành ký sinh trùng với nhiều năm kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân tại TP HCM và các tỉnh phía nam.

Chu trình phát triển và đặc điểm dịch tể của giun móc

  • 14/01/2021 - 03:28:22 PM
  • 9766

Chu trình phát triển và đặc điểm dịch tể của giun móc

Chu trình phát triển

Sau khi thụ tinh, giun cái thường đẻ trứng trong ruột non, trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thích hợp sẽ nở thành ấu trùng I trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 ngày. Ấu trùng I ăn vi trùng, các chất hữu cơ trong phân và phát triển thành ấu trùng giai đoạn II trong khoảng 5 đến 8 ngày. Trứng và ấu trùng giun móc phát triển tốt nhất ở điều kiện nóng ẩm, nơi có nhiều bóng râm. Ấu trùng II xâm nhập vào cơ thể ký chủ bằng cách xuyên qua da nhất là ở kẽ tay, kẽ chân. Sau khi xuyên qua da, ấu trùng sẽ theo tỉnh mạch nhỏ đến tim phải sau đó đến phổi vào phế nang. Ấu trùng đi ngược lên phế quản, khí quản qua thực quản rồi xuống dạ dày đến ruột non. Khi di chuyển đến ruột non, nó bám vào niêm mạc ruột non rồi trưởng thành. Con cái bắt đầu đẻ trứng sau khoảng thời gian 5 tháng.

Chu trình phát triển của giun móc

Ancylostoma dudenale có thể lây qua da lẫn theo đường tiêu hóa trong khi Necator americanus chỉ lây nhiễm bằng cách xuyên qua da.

Đặc điểm dịch tể

Giun móc phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Khí hậu nóng ẩm rất thích hợp cho sự phát triển của trứng và ấu trùng giun móc, đặc biệt là vào mùa mưa.

Ý thức vệ sinh kém như phóng uế, đi tiểu trên đồng ruộng, sông, suối, sử dụng phân tươi bón hoa màu làm đất bị ô nhiễm giun móc.

Ngoài ra, tập quán hay đi chân đất, tiếp xúc với đất nhưng không mang dụng cụ bảo hộ lao động, trẻ em thường nghịch đất cát tạo điều kiện tái nhiễm thường xuyên.

Ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm giun móc khác nhau tùy từng vùng:

Miền Bắc: vùng đồng bằng, không ngập nước, trồng hoa màu, cây ăn trái, sử dụng phân tươi bón hoa màu, tỷ lệ nhiễm có nơi đến 70 đến 80%. Tuy nhiên, tỷ lệ thấp ở vùng đồng bằng cấy lúa, nước ngập hay miền núi.

Miền Nam: tỷ lệ nhiễm thay đổi từ 10 đến 50%, khá cao ở vùng trồng rẫy hay vườn cao su.

Giới thiệu

PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA CHUYÊN KHOA NỘI KÝ SINH TRÙNG CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN

ĐC: 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội ĐT: 0985294298 - Tổng đài: 02473001318

Sở Kế Hoạch Đầu Tư: 0312466011-001/SKHĐT-HNO

Mở cửa từ thứ 2 đến thứ 7,  từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều

Bài Viết Của Chúng Tôi Mang Tính Chất Tham Khảo, Không Thay Thế Cho Việc Chẩn Đoán Và Điều Trị.

 

 

2022 Copyright © Bản quyền thuộc PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI. Designed by Nina Co., Ltd
Mạng xã hội:
Liên kết 4Liên kết 3FBYoutube
Back to Top
Zalo
Zalo