sán chó, bệnh sán chó, dấu hiệu bị sán chó, dấu hiệu bệnh sán chó, sán dây, giun lươn, Toxocara, Toxoplasma

Ký sinh trùng, xét nghiệm ký sinh trùng, trị bệnh sán chó, bệnh giun đũa chó toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bệnh ký sinh trùng mèo toxoplasma gondii, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay

thời gian điều trị, dấu hiệu bệnh, các dấu hiệu, biểu hiện

Cung cấp thông tin miễn phí về bệnh giun sán, giới thiệu nơi xét nghiệm, khám và điều trị bệnh giun sán trong máu, và các bệnh dị ứng ngứa khác, bệnh viêm da dị ứng, chàm thể tạng, mẩn ngứa da dị ứng, mề đay, mày đay, trị bệnh sán chó, bệnh toxocara, bệnh giun sán khác, bệnh sán sơ mít, giun lươn, sán lá gan lớn, bác sĩ chuyên ngành ký sinh trùng với nhiều năm kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân tại TP HCM và các tỉnh phía nam.

Cách Trị Giun Kim: dấu hiệu nhận biết và cách trị bệnh giun kim

  • 20/02/2020 - 02:12:04 PM
  • 31799

Bé T. con chị H. năm nay được 3 tuổi. Bé phát triển bình thường, ăn uống tốt, tăng cân đều. Đột nhiên khoảng hai tuần nay, bé than đau vùng kín. Đôi khi chị thấy bé gãy vùng hậu môn, chị hỏi thì bé bảo ngứa và đau. Chị nghĩ cháu còn bé nên không bệnh vùng này được, chắc do vệ sinh không kỹ, do đó mấy ngày sau chị chú ý vệ sinh kỹ hơn cho bé.

Hôm sau vào buổi tối bé than đau vùng kín, chị xem thì tá hỏa vì thấy một con giun màu trắng đang cố gắng chui vào cửa mình của con chị. Chị lập tức bắt nó ra và cho bé đi khám bệnh. Bác sĩ cho biết là con chị bị nhiễm giun kim. Vậy giun kim là loại giun gì? Tác hại của giun kim như thế nào? Cách trị giun kim ra sao:

Bác sĩ. Nguyễn Phạm Diễm Kiều Phòng khám Chuyên khoa ký sinh trùng Ánh Nga chia sẻ với chị em về dấu hiệu nhận biết bệnh giun kim và cách trị giun kim cho các bé.

Cách trị giun kim hiệu quả là cần có kiến thức về bệnh và quan tâm đến dấu hiệu thầm kín của trẻ

Giun kim là một loài kí sinh trùng bắt buộc trong đường ruột của người, có tên khoa học là Enterobius vermicularis. Nguyên nhân được gọi là giun kim vì con cái có đuôi dài và nhọn. Người là kí chủ tự nhiên và duy nhất của giun kim. Bệnh giun kim rất thường gặp ở trẻ em, đặc biệt các bé ở lứa tuổi mẫu giáo. Cách trị giun kim hiệu quả là quan tâm đến cử chỉ và những khó chịu thầm kín của trẻ để sớm phát hiện và trị bệnh.

Cách phát hiện giun kim và trị giun kim qua dấu hiệu ngứa hậu môn

Giun kim cái đẻ trứng, trứng sẽ dính vào nếp gấp hậu môn hoặc rơi ra vật dụng xung quanh. Người nhiễm bệnh giun kim do nuốt phải trứng giun. Khi giun kim chui ra hậu môn để đẻ trứng sẽ kích thích gây ngứa hậu môn, làm người bệnh gãy, trứng giun sẽ dính vào tay, hoặc nằm trong kẽ móng tay.

Hình ảnh giun kim chui ra hậu môn, kích thích hậu môn gây viêm đỏ niêm mạc hậu môn

Nếu không rửa tay mà dùng tay bốc thức ăn, hoặc vô tình quẹt lên miệng, thì sẽ nuốt trứng giun vào cơ thể, gọi là quá trình tự nhiễm. Ngoài ra, các vật dụng xung quanh như mùng, mền, chiếu, gối, quần áo…dính trứng giun sẽ là nguồn lây nhiễm cho chính bản thân người bệnh và cho người khác.

Giun kim cần khoảng 2 tuần để trưởng thành, sống được khoảng 2 tháng. Giun kim trưởng thành sống ở ruột non, ruột thừa và đoạn đầu của ruột già. Giun kim bám lỏng lẻo vào thành ruột. Giun đực sau khi giao phối sẽ chết, giun cái di chuyển đến vùng hậu môn và đẻ trứng, sau khi đẻ hết trứng thì giun cái cũng chết. Ấu trùng trong trứng trưởng thành sau 6 giờ là đã có khả năng lây nhiễm. Sau khi trứng giun kim chui vào cơ thể, ấu trùng trong trứng sẽ thoát vỏ trong ruột non, phát triển thành giun trưởng thành trong ruột già.

Tác hại của giun kim

Giun kim gây nhiều tác hại, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Khi sống kí sinh trong ruột, giun kim kích thích niêm mạc ruột gây rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu chất dinh dưỡng, nặng có thể gây nên tình trạng viêm ruột mãn tính. Trên một số bệnh nhân, giun kim có thể gây tình trạng dị ứng làm người bệnh ngứa, nổi mề đay toàn thân, hoặc ngứa hậu môn khi giun cái chui ra ngoài hậu môn đẻ trứng.

Hình ảnh mẩn ngứa da hai cẳng tay ở bệnh nhân nhiễm giun kim

Ngứa hậu môn có thể làm trẻ em bị rối loạn giấc ngủ. Nếu trẻ bị bệnh giun kim không được chữa trị, bệnh kéo dài nhiều năm, sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự hấp thu chất dinh dưỡng, dẫn đến chậm phát triển tâm thần và vận động, suy dinh dưỡng.

Nếu bệnh nhân gãy khi ngứa, làm da trầy xướt, hoặc trầy xướt hậu môn, có thể gây nhiễm khuẩn thứ phát. Giun kim có thể chui vào ruột thừa gây viêm ruột thừa cấp. Đối với trẻ em nữ, giun kim có thể chui vào bộ phận sinh dục như âm hộ, âm đạo gây viêm âm hộ, viêm âm đạo, rối loạn kinh nguyệt.

Chẩn đoán và điều trị bệnh giun kim

Thấy hoặc bắt được giun kim là bằng chứng để chẩn đoán và điều trị. Giun thường được phát hiện vào buổi sáng, có thể ở trong phân hoặc vùng quanh hậu môn. Giun kim sẽ bám vào phần rìa bên ngoài phân. Trứng giun kim có thể phát hiện ở các nếp gấp hậu môn, thường phải lấy 3 mẫu ở 3 ngày liên tiếp. Thuốc diệt giun thông thường có thể dễ dàng diệt được giun kim.

Nhận biết giun kim qua tiêu bản lam soi kính hiển vi

Tuy nhiên, mỗi lần giun kim đẻ rất nhiều trứng, khoảng hơn 10.000 trứng nên thường xảy ra hiện tượng tự tái nhiễm. Do đó quá trình điều trị cần phải được nhắc lại để bảo đảm tiêu diệt giun hoàn toàn. Cách trị giun kim hiệu quả nhất là trị cho tất cả các thành viên trong gia đình để tránh lây nhiễm hoặc tái nhiễm cho nhau. Nếu bệnh nhân ngứa hậu môn thì có thể dùng thuốc bôi chống ngứa vùng hậu môn.

Cách phòng bệnh giun kim

Để phòng bệnh chủ yếu cần giữ vệ sinh, tắm gội hàng ngày, rửa hậu môn sạch sẽ. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cắt ngắn móng tay, không để trẻ có thói quen cắn móng tay hoặc mút tay. Không để bé không mặc quần hoặc mặc quần thủng đáy, vì ngoài giun kim bé còn dễ bị nhiễm nhiều loại vi sinh gây bệnh khác từ môi trường. Vật dụng như mùng mền chiếu gối và quần áo phải thường xuyên giặt giũ và phơi nắng. Nếu có bệnh cần phải được khám và điều trị đúng cách. Nên dùng thuốc tẩy giun mỗi 6 tháng cho tất cả thành viên trong gia đình.

Vệ sinh cho trẻ và hạn chế những thói quen không tốt giảm lây nhiễm bệnh giun kim

Phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga làm việc từ thứ 2 đến thứ 7, khám xét nghiệm và điều trị bệnh giun sán, thời gian trả kết quả trong ngày. Điều trị bệnh giun kim cho người lớn và trẻ em theo phác đồ cập nhật của Tổ chức Y tế thế giới và của Bộ Y tế. Các bác sĩ sẽ ưu tiên hướng dẫn cách trị giun kim và hướng dẫn cách phòng bệnh cho gia đình để phòng nhiễm bệnh giun kim cho tất cả các trường hợp điều trị bệnh giun kim tại phòng khám

 

 

 

Giới thiệu

PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA CHUYÊN KHOA NỘI KÝ SINH TRÙNG CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN

ĐC: 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội ĐT: 0985294298 - Tổng đài: 02473001318

Sở Kế Hoạch Đầu Tư: 0312466011-001/SKHĐT-HNO

Mở cửa từ thứ 2 đến thứ 7,  từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều

Bài Viết Của Chúng Tôi Mang Tính Chất Tham Khảo, Không Thay Thế Cho Việc Chẩn Đoán Và Điều Trị.

 

 

2022 Copyright © Bản quyền thuộc PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI. Designed by Nina Co., Ltd
Mạng xã hội:
Liên kết 4Liên kết 3FBYoutube
Back to Top
Zalo
Zalo